Friday, February 27, 2009
Tây Đức: Frankfurt biểu tình chống Trung Cộng, 08.08.2008
Thứ Sáu, ngày 8 tháng 8 năm 2008
Tây Đức: Frankfurt biểu tình chống Trung Cộng, 08.08.2008 • Trương Nhân tường trình từ Frankfurt am Main 08.08.2008
Tây Đức: Frankfurt biểu tình chống Trung Cộng, 08.08.2008
• Trương Nhân tường trình từ Frankfurt am Main 08.08.2008
Đồng loạt với Paris (Trocadero Place) và sau Bỉ (Biểu Tình trước toà đại sứ Trung Cộng tại Brussels, 06.08.2008), sau Đêm Thắp Nến tại Berlin (thủ đô của CHLB Đức), 07.08.2008 và Đêm Thắp Nến tại Paris 07.08.2008 cùng một số nơi khác trên Thế Giới, ngày hôm nay - Thứ Sáu 08.08.2008, đúng ngay vào ngày Khai Mạc Thế Vận Hội Bắc Kinh 2008, khoảng 100 người Tây Tạng lưu vong cùng với các Thân Hữu người Đức và Người Việt Quốc Gia tại Frankfurt am Main & Vùng Phụ Cận đã biểu tình trước Lãnh Sự Quán của Trung Cộng ở Frankfurt am Main, Mainzer Landstrasse 175, 60326 Frankfurt a.M., West Germany.
Sau Nghi Thức Khai Mạc trang nghiêm, Chào Cờ và hát Quốc Ca Tây Tạng Tự Do vào lúc 12 giờ trưa, đoàn Biểu Tình đã hô to các Khẩu Hiệu đả đảo Trung Cộng, đòi Tự Do, Độc Lập cho Tây Tạng bằng Anh ngữ và Đức ngữ:
Free Tibet !
One World, One Dream, Free Tibet ! Free Tibet !
UNO ! We want justice !
China lies, people die !
Hu Jintao, stop lying !
Longest living Dalai Lama !
No Freedom, No Olympic !
UNO ! Wake up !!
China, stop killing in Tibet !
We want freedom !
Tibet belongs to Tibetans !
China gets out of Tibet !
People of Frankfurt, support us !
People of Germany, support us !
Frankfurt - Tibet !
UNO, we want Freedom !
No Olympic in China !
v.v...
Đến 13 giờ 30 đoàn Biểu Tình đã tuần hành trên các đường phố chính của Frankfurt với một rừng Cờ Tây Tạng Tự Do (có hình 2 con sư tử tuyết / snow lions), đặc biệt nhiều Cờ Vàng 3 Sọc Đỏ cũng phất phới tung bay rực rỡ trong đoàn Biểu Tình.
Các Khẩu Hiệu chống Trung Cộng, chống Thế Vận Hội Bắc Kinh, tranh đấu giành Độc Lập cho Tây Tạng, v.v... lại được hô vang bằng tiếng Anh và tiếng Đức trên nhiều đại lộ của Frankfurt. Nhiều công chúng đứng xem 2 bên lề đường đã vỗ tay tán thưởng đoàn Biểu Tình, hoặc giơ 2 ngón tay hình chữ V (Victory) hay ngón tay cái lên trời (Number One) để ủng hộ đoàn Biểu Tình.
Sau một đoạn đường dài, đoàn Biểu Tình đến Hauptwache (trung tâm thành phố Frankfurt) ; tại đây, những người Tây Tạng lưu vong đã diễn một hoạt cảnh ngắn, mô tả lại những cảnh đàn áp giểt chóc man rợ, dã man của bè lũ bành trướng Bắc Kinh ở Tây Tạng ngày 10.03.2008, với nội dung "Gold for 1.2 millions killed Tibetans" [ Huy Chương Vàng (Thế Vận Hội) cho Trung Cộng với "thành tích" giết 1 triệu 200 ngàn người Tây Tạng (từ 1959) ].
Cuộc Biểu Tình chấm dứt lúc 14 giờ 30 cùng ngày trong cơn mưa rào nặng hạt và với thành công lớn, tạo được sự chú ý lan rộng của dân bản xứ ; đặc biệt nhiều người Tây Tạng lưu vong (và các Thân Hữu người Đức) đều choàng / khoác Cờ Tây Tạng Tự Do trên người, hay là mặc áo thun (T-Shirt) Free Tibet, dù (umbrella) cũng "Free Tibet", hoặc mang khẩu hiệu FREE TIBET trên trán, kể cả các em bé Tây Tạng được Cha Mẹ dẫn theo đi biểu tình chống Trung Cộng.
Những hình ảnh dân chúng và các nhà sư Tây Tạng bị Trung Cộng bắn giết tàn bạo ở Tibet (do du khách ngoại quốc chụp được và gởi lén ra ngoài) cũng đã tạo nhiều xúc động nơi công chúng Đức đứng xem triển lãm các tội ác của bọn cộng sản Bắc Kinh.
Trương Nhân
tường trình từ Frankfurt am Main
08.08.2008
http://www.vietvungvinh.com/Portal.asp?goto=VietNam/2008/20080808_03.htm
---
Thursday, February 19, 2009
Từ Cứu Mù, Nhà May Mắn Tim Rebeaud đến… Bệnh Xá Lưu Động Vietnam Clinic. - NQ36: Mạng lưới nuôi cái vòi ngàn dặm từ Việt Nam sang Tiểu Sài Gòn
Từ Cứu Mù, Nhà May Mắn Tim Rebeaud đến… Bệnh Xá Lưu Động Vietnam Clinic.
Báo Người Việt Tây Bắc, Seattle tuần qua 13-2-2009 loan một tin sinh hoạt cộng đồng có vẻ bí hiểm, ẩn giấu một âm mưu lớn của một nhóm người ẩn danh, quảng cáo buổi tiệc vào cuối tuần nầy để gây quỹ cho cái gọi là “Bệnh xá lưu động Vietnam Clinic” KHÁM BỆNH miễn phí cho khỏang 1500 người nghèo khó ở miền quê hẻo lánh… Việt Nam. Điều đáng chú ý là buổi tiệc gây quỹ… từ thiện cho VC với giá 60 đô/người gồm 7 món, có phụ diễn ca nhạc, thời trang cũng lại được diễn ra tại Tea Palace, một nhà hàng Tàu lớn mới cất bên Renton của Tập đoàn kinh tài Tàu-Việt Cộng Trần Đức Viet-Wah!
Theo sự tiết lộ của một nhân vật nổi danh địa phương, đàng sau "Bệnh xá lưu động Vietnam Clinic" nầy là một nhóm người trẻ Việt Nam thuộc University of Washington, (nghe nói có con gái của Chủ nhân Lam’s Seafood Market), giựt dây bởi.. cha chú, ông bà của chúng trong cộng đồng, chưa kể một số người Mỹ phản chiến thân Cộng!
Vietnam Clinic là tên gọi mới toanh của một tổ chức… bí mật vì cho tới giờ nầy, chẳng ai biết do ai cầm đầu, trụ sở ở đâu… nhưng rõ ràng có dính líu đến quan thái thú Tàu Trần Đức qua cái tiệc tại Tea Palace như lần trước gây quỹ cho Nhà May Mắn ở Việt Nam của nữ cán bộ từ thiện VC Tim Rebeaud, hợp tác tổ chức cùng Băng đảng mafia Việt Tân!
Chăm lo sức khỏe, bệnh tật cho 85 triệu dân Việt trong nước là bổn phận bắt buộc phải làm của CSVN, 1500 người nghèo khó miền quê Việt Nam có thấm gì so với hàng mấy chục triệu đồng bào dốt nát, bệnh tật, nghèo đói đang sống lây lất ở khắp miền đất nước từ rừng núi xuống đồng bằng, từ miền quê hẻo lánh đến tận hang cùng ngõ hẻm của các thành phố trên toàn cõi Việt Nam. Giúp khám bệnh miễn phí cho 1500 người có giải quyết tận gốc bệnh tật của họ hay chỉ là bước đầu thử nghiệm cho cái gọi là “Bênh xá lưu động Vietnam Clinic” để moi đô la và làm “công quả” cho bọn tu bản đỏ Việt Cộng, thi hành bởi tư bản đỏ Tàu Cộng kiêm quan thái thú Trần Đức?
Bề mặt làm từ thiện cho VC, đám người Mỹ gốc Tàu cấu kết với một số Việt gian đang âm mưu đô hộ 80 ngàn dân Việt ở Tiểu bang Washington qua việc vận động một cựu lính kiểng BĐQ/VNCH người Mỹ gốc Tàu nói rành tiếng Việt, lên làm Chủ tịch Cộng Đồng NVQG T/b Washington!
Tại sao quan thái thú Trần Đức, viên cảnh sát hợp đồng người Mỹ gốc Miên là Thạch L. lại sốt sắng đưa cựu lính kiểng BĐQ Nghiêm H. gốc Tàu (nói được tiếng Quảng, Tiều, Phổ Thông) lên làm Chủ tịch Cộng Đồng của người Việt? Theo nhận định của người hiểu chuyện, ngoài lý do chính trị chuẩn bị lập công với CSVN khi hình thành Lãnh Sự Quán VC tại Seattle , còn che giấu lý do liên quan tiền bạc!
Số là quan thái thú Tàu Trần Đức của Tập đoàn kinh tài Viet-Wah đã bị hố nặng khi mở chợ Viet-Wah ở tận bên Renton rất xa nơi cư ngụ của đa số dân Việt và Tàu, lại đèo thêm một nhà hàng lớn Tea Palace bên cạnh nên doanh thu không bù chi phí!. (Một chiến hữu từng công khai than phiền ngay tại chợ Viet-Wah rằng chợ này đã bày bán bánh mứt cũ tồn kho từ …Tết Mậu Tý năm ngoái. Thế là ngày hôm sau, chưa hết Tết Kỷ Sửu 2009, Viet-Wah dẹp hết các loại bánh mứt quá date nầy!) .
Để san bằng khiếm hụt lợi nhuận của hệ thống chợ và nhà hàng, quan thái thú Trần Đức liền tung tiền và đàn em xông pha len lỏi vào các tổ chức hội đoàn NVQG địa phưong, kể cả cấu kết với Băng đảng Mafia Việt Tân lấy cảm tình, tạo ân nghĩa để Tea Palace sẽ dần dần loại dần các nhà hàng của người Việt (thí dụ Jumbo), giành độc quyền (THẦU) tổ chức các buổi tiệc lớn nhỏ của cộng đồng Việt, tiện thể giải quyết các loại thực phẩm ế ẩm của chợ Viet-Wah bên cạnh!
Tiến mạnh hơn nữa, là một khi Chủ tịch Cộng Đồng NVQG Tb/Washington là người Tàu dưới sự nhiếp chính của quan thái thú Tàu Trần Đức thì hy vọng sự buôn bán, làm ăn của Tập đoàn kinh tài cho Tàu và Việt Cộng Viet-Wah sẽ phát triển mạnh! Đồng thời, viên chức cảnh sát hợp đồng người Mỹ gốc Miên Thạch L. cũng sẽ giữ vững job thơm của ông ta! Tàu, Miên lưỡng lợi còn Việt mình lãnh đủ!
Với bản chất Ba Tàu, ở nơi nào cũng là ba Tàu, từ Nhà May Mắn đến Bệnh xá lưu động Vietnam Clinic, thật sự nhóm người Mỹ gốc Tàu nói rành tiếng Việt chẳng hề có lòng từ thiện gì dành cho người Việt! Đó chẳng qua, họ xem cộng đồng người Việt ở Tiểu bang Washington là một nguồn sữa béo bở tha hồ vắt, đồng thời là môi trường chính trị thuận lợi để họ khống chế trước khi CSVN lập Lãnh Sự Quán tại Seattle !
Là người dân Việt tại Tiểu bang Washington, chẳng lẽ chúng ta không còn một ai rặt giống nòi Việt xung phong ra gánh vác cộng đồng, để cho đám người Tàu thao túng chúng ta như một hình thức đô hộ Bắc thuộc tái diễn hay sao?
Chúng ta hãy suy ngẫm lời kêu gọi sau đây của một nhà ái quốc Việt Nam từ hơn nửa thế kỷ trước:
… Than ít tiếng gọi hồn chủng loại,
Việt Nam ! người Việt Nam mau trở lại!
Yêu giống nòi có phải hơn không ?
Dầu sao cũng giống Lạc Hồng!
(Lấy chồng Chệt, thơ Đức Huỳnh Giáo Chủ PGHH năm 1946).
Tuấn Phan
(Cư dân Seattle, WA State)
http://lyhuong.net/viet/index.php?option=com_content&view=article&id=744:744&catid=37:bandoc&Itemid=56
---
Báo Người Việt Tây Bắc, Seattle tuần qua 13-2-2009 loan một tin sinh hoạt cộng đồng có vẻ bí hiểm, ẩn giấu một âm mưu lớn của một nhóm người ẩn danh, quảng cáo buổi tiệc vào cuối tuần nầy để gây quỹ cho cái gọi là “Bệnh xá lưu động Vietnam Clinic” KHÁM BỆNH miễn phí cho khỏang 1500 người nghèo khó ở miền quê hẻo lánh… Việt Nam. Điều đáng chú ý là buổi tiệc gây quỹ… từ thiện cho VC với giá 60 đô/người gồm 7 món, có phụ diễn ca nhạc, thời trang cũng lại được diễn ra tại Tea Palace, một nhà hàng Tàu lớn mới cất bên Renton của Tập đoàn kinh tài Tàu-Việt Cộng Trần Đức Viet-Wah!
Theo sự tiết lộ của một nhân vật nổi danh địa phương, đàng sau "Bệnh xá lưu động Vietnam Clinic" nầy là một nhóm người trẻ Việt Nam thuộc University of Washington, (nghe nói có con gái của Chủ nhân Lam’s Seafood Market), giựt dây bởi.. cha chú, ông bà của chúng trong cộng đồng, chưa kể một số người Mỹ phản chiến thân Cộng!
Vietnam Clinic là tên gọi mới toanh của một tổ chức… bí mật vì cho tới giờ nầy, chẳng ai biết do ai cầm đầu, trụ sở ở đâu… nhưng rõ ràng có dính líu đến quan thái thú Tàu Trần Đức qua cái tiệc tại Tea Palace như lần trước gây quỹ cho Nhà May Mắn ở Việt Nam của nữ cán bộ từ thiện VC Tim Rebeaud, hợp tác tổ chức cùng Băng đảng mafia Việt Tân!
Chăm lo sức khỏe, bệnh tật cho 85 triệu dân Việt trong nước là bổn phận bắt buộc phải làm của CSVN, 1500 người nghèo khó miền quê Việt Nam có thấm gì so với hàng mấy chục triệu đồng bào dốt nát, bệnh tật, nghèo đói đang sống lây lất ở khắp miền đất nước từ rừng núi xuống đồng bằng, từ miền quê hẻo lánh đến tận hang cùng ngõ hẻm của các thành phố trên toàn cõi Việt Nam. Giúp khám bệnh miễn phí cho 1500 người có giải quyết tận gốc bệnh tật của họ hay chỉ là bước đầu thử nghiệm cho cái gọi là “Bênh xá lưu động Vietnam Clinic” để moi đô la và làm “công quả” cho bọn tu bản đỏ Việt Cộng, thi hành bởi tư bản đỏ Tàu Cộng kiêm quan thái thú Trần Đức?
Bề mặt làm từ thiện cho VC, đám người Mỹ gốc Tàu cấu kết với một số Việt gian đang âm mưu đô hộ 80 ngàn dân Việt ở Tiểu bang Washington qua việc vận động một cựu lính kiểng BĐQ/VNCH người Mỹ gốc Tàu nói rành tiếng Việt, lên làm Chủ tịch Cộng Đồng NVQG T/b Washington!
Tại sao quan thái thú Trần Đức, viên cảnh sát hợp đồng người Mỹ gốc Miên là Thạch L. lại sốt sắng đưa cựu lính kiểng BĐQ Nghiêm H. gốc Tàu (nói được tiếng Quảng, Tiều, Phổ Thông) lên làm Chủ tịch Cộng Đồng của người Việt? Theo nhận định của người hiểu chuyện, ngoài lý do chính trị chuẩn bị lập công với CSVN khi hình thành Lãnh Sự Quán VC tại Seattle , còn che giấu lý do liên quan tiền bạc!
Số là quan thái thú Tàu Trần Đức của Tập đoàn kinh tài Viet-Wah đã bị hố nặng khi mở chợ Viet-Wah ở tận bên Renton rất xa nơi cư ngụ của đa số dân Việt và Tàu, lại đèo thêm một nhà hàng lớn Tea Palace bên cạnh nên doanh thu không bù chi phí!. (Một chiến hữu từng công khai than phiền ngay tại chợ Viet-Wah rằng chợ này đã bày bán bánh mứt cũ tồn kho từ …Tết Mậu Tý năm ngoái. Thế là ngày hôm sau, chưa hết Tết Kỷ Sửu 2009, Viet-Wah dẹp hết các loại bánh mứt quá date nầy!) .
Để san bằng khiếm hụt lợi nhuận của hệ thống chợ và nhà hàng, quan thái thú Trần Đức liền tung tiền và đàn em xông pha len lỏi vào các tổ chức hội đoàn NVQG địa phưong, kể cả cấu kết với Băng đảng Mafia Việt Tân lấy cảm tình, tạo ân nghĩa để Tea Palace sẽ dần dần loại dần các nhà hàng của người Việt (thí dụ Jumbo), giành độc quyền (THẦU) tổ chức các buổi tiệc lớn nhỏ của cộng đồng Việt, tiện thể giải quyết các loại thực phẩm ế ẩm của chợ Viet-Wah bên cạnh!
Tiến mạnh hơn nữa, là một khi Chủ tịch Cộng Đồng NVQG Tb/Washington là người Tàu dưới sự nhiếp chính của quan thái thú Tàu Trần Đức thì hy vọng sự buôn bán, làm ăn của Tập đoàn kinh tài cho Tàu và Việt Cộng Viet-Wah sẽ phát triển mạnh! Đồng thời, viên chức cảnh sát hợp đồng người Mỹ gốc Miên Thạch L. cũng sẽ giữ vững job thơm của ông ta! Tàu, Miên lưỡng lợi còn Việt mình lãnh đủ!
Với bản chất Ba Tàu, ở nơi nào cũng là ba Tàu, từ Nhà May Mắn đến Bệnh xá lưu động Vietnam Clinic, thật sự nhóm người Mỹ gốc Tàu nói rành tiếng Việt chẳng hề có lòng từ thiện gì dành cho người Việt! Đó chẳng qua, họ xem cộng đồng người Việt ở Tiểu bang Washington là một nguồn sữa béo bở tha hồ vắt, đồng thời là môi trường chính trị thuận lợi để họ khống chế trước khi CSVN lập Lãnh Sự Quán tại Seattle !
Là người dân Việt tại Tiểu bang Washington, chẳng lẽ chúng ta không còn một ai rặt giống nòi Việt xung phong ra gánh vác cộng đồng, để cho đám người Tàu thao túng chúng ta như một hình thức đô hộ Bắc thuộc tái diễn hay sao?
Chúng ta hãy suy ngẫm lời kêu gọi sau đây của một nhà ái quốc Việt Nam từ hơn nửa thế kỷ trước:
… Than ít tiếng gọi hồn chủng loại,
Việt Nam ! người Việt Nam mau trở lại!
Yêu giống nòi có phải hơn không ?
Dầu sao cũng giống Lạc Hồng!
(Lấy chồng Chệt, thơ Đức Huỳnh Giáo Chủ PGHH năm 1946).
Tuấn Phan
(Cư dân Seattle, WA State)
http://lyhuong.net/viet/index.php?option=com_content&view=article&id=744:744&catid=37:bandoc&Itemid=56
---
Thursday, February 12, 2009
Tạp ghi: Mậu Thân, Anh còn nhớ hay anh đã quên – Huy Phương
Tạp Ghi: Mậu Thân, Anh Còn Nhớ Hay Anh Đã Quên HUY PHƯƠNG . Việt Báo Chủ Nhật, 2/8/2009, 12:02:00 AM
Tạp ghi: Mậu Thân, Anh còn nhớ hay anh đã quên – Huy Phương
Vào dịp Tết Mậu Thân năm 1968, Phan Văn Tuấn là một thiếu niên ở tuổi 16, đang là học sinh lớp Đệ Tam, trường tư thục Nguyễn Du, Gia Hội Huế, nhà ở khu Chợ Xép, sát cửa Đông Ba. Rạng sáng ngày mồng hai Tết, anh cũng như toàn thể dân chúng thành phố Huế nghe nhiều tiếng nổ chát chúa liên hồi, tiếng đạn pháo kích vào thành phố và tiếng súng giao tranh càng lúc càng nhiều. Lúc đầu, họ chợt choàng tỉnh dậy, và tưởng như nghe tiếng pháo mừng xuân của ai đó chợt nổ giữa khuya, nhưng sau đó vài phút, trưởng thành trong chiến tranh, người dân đều biết rằng thành phố đang bị tấn công và những cuộc giao tranh đang xẩy ra, bây giờ đang ở ngay trong thành phố. Tất cả đều xuống hầm trú ẩn hoặc ẩn nấp sát dưới sàn nhà, được che chở bởi những chiếc giường hay những chiếc “phản ngựa” bằng gỗ, và lo lắng theo dõi động tĩnh, từ đó cho đến sáng với niềm lo âu, giữa tiếng súng lớn nhỏ khi dồn dập khi thưa thớt trải dài trong đêm tối, giữa một đêm Huế mùa Xuân khá lạnh. Việt Cộng phản bội lệnh hưu chiến để đem quân tấn công nhiều thành phố và thị trấn miền Nam.
Vào tờ mờ sáng, từng đoàn dân chúng từ phía ngoài hớt hải chạy vào thành nội theo ngõ cửa Đông Ba và loan tin Việt Cộng đã về thành phố, ít lâu sau những toán Việt Cộng khác đã hiện diện trong vùng của Phan Văn Tuấn. Việt Cộng có hai thành phần, theo trang bị, cán bộ với dép râu, nón cối, quần dài màu olive, áo sơ mi trắng, đeo xắc cột và mang K.54., đứng tuổi, binh lính Việt Cộng với đầu trần hay nón tai bèo, dép râu, hầu hết mặc quần ngắn, áo đủ loại, mang ba lô, trang bị AK 47, lựu đạn, bộc phá. Ngay trưa mồng hai Tết, Phan Văn Tuấn chạy theo đám trẻ, chứng kiến cảnh xử bắn năm người dân tại ngay cửa Đông Ba, nạn nhân bị trói tay, đứng dựa lưng vào vách thành. Trong số thường dân này, có người đang mặc áo quần ngủ, có người còn đi chân đất, Phan Văn Tuấn chỉ nhận ra một người quen, đó là một viên chức cảnh sát trong thành phố đã về hưu. Chỉ huy toán võ trang và ban lệnh hành quyết năm người dân này là ông thầy dạy Việt Văn trước đây tại trường Nguyễn Du của Phan Văn Tuấn: Tôn Thất Dương Tiềm. Năm người bị bắn phơi xác giữa trời nắng, đầy kiến, ruồi và mãi mấy hôm sau gia đình mới lén lút mang về chôn cất.
Ba ngày sau, khi phi cơ của VNCH và Đồng Minh bắt đầu can thiệp bắn vào các mục tiêu của Cộng Sản, thì gia đình Phan Văn Tuấn quyết định chạy về phía đồn Mang Cá tức là bộ Tư Lệnh SĐ1BB. Họ tránh đi theo các con đường lớn và đi băng qua những khu vườn nhà dân, nhưng đến giữa đường thì bị Việt Cộng chặn lại, Phan Văn Tuấn bị tách khỏi gia đình và bị bắt dẫn đi cùng với một toán thiếu niên khác khoảng 10 người trở lại vùng chiếm đóng của Việt Cộng tại chùa Diệu Đế, Gia Hội. Toán thiếu niên này, dưới sự canh gác cẩn mật của những tên lính Việt Cộng, tuổi cũng còn rất nhỏ, được dùng trong việc khiêng vác những nhu yếu phẩm như gạo, nước mắm, mì gói từ các hiệu buôn trong thành phố về bộ chỉ huy. Năm ngày sau, toán dân công thiếu niên của Phan Văn Tuấn, vào mỗi đêm, được lệnh mang cuốc đi đào những giao thông hào trong vùng Gia Hội. Toán thiếu niên này đứng theo chiều dọc, đào những chiếc hố bề ngang khoảng hai thước, bề sâu một thước.
Thoạt đầu Phan Văn Tuấn nghĩ đây chỉ là những công sự cho bộ đội Việt Cộng tránh bom đạn trong thời gian VNCH bắt đầu phản công chiếm lại Huế, nhưng đến đêm giữa ánh đèn chập chờn, Việt Cộng bắt đầu dẫn ở đâu về từng toán người, cũng như năm người bị giết trong những ngày đầu tại cửa Đông Ba, đều mặc thường phục, có người mang dép, có người đi chân đất. Tất cả đều bị trói tay quặt ra sau lưng và được cột nối liền với nhau như những xâu người bằng những sợi giây điện thoại, giây kẽm hay lạt tre. Phan Văn Tuấn bắt đầu kinh hoàng khi thấy bọn lính Việt Cộng, giọng miền Bắc, ra lệnh cho hàng người đứng sát và xoay lưng về phía giao thông hào. Một tên cán bộ bắt đầu đọc bản án tử hình, đại khái cho rằng những người này là “phản bội tổ quốc, phản bội nhân dân”. Sau một cái khoát tay, một tràng AK chát chúa nổ, nhưng Việt Cộng chỉ nhắm bắn vào người đứng ở đầu hàng, trước sức mạnh của loạt đạn bắn gần, ông già bị hất ngửa ra, chới với trong mấy giây và lăn xuống hố. Sức nặng kéo theo người bên cạnh, người tiếp theo cũng đổ nhào, và cứ như thế kéo theo những người khác, tất cả đều ngã xuống giao thông hào. Giữa tiếng la khóc, van xin, não lòng vang cả một góc trời, bọn Việt Cộng bắt đầu thúc giục đám dân công của Phan Văn Tuấn: “Nấp, nấp nhanh lên, nhanh lên! Địt mẹ, nhanh lên!” Tiếng báng súng AK dọng vào vai, vào đầu, khi toán đào hố ngần ngừ, chậm tay. Phan Văn Tuấn sững sờ, một lưỡi lê đâm sát vào sườn, máu chảy đầm vạt áo. “Nấp đất đi mày”. Tiếng khóc la, những cái đầu muốn ngẩng cao hơn, những cái miệng đầy đất cát, nhưng đôi mắt trợn trừng, tức giận, tuyệt vọng, u uất. Những cú nện vào đầu nạn nhân đang vùng vẫy dưới hố, những tiếng chửi rủa tục tằn, thêm một tràng AK tiếp theo. “Nấp nhanh lên”. Tiếng ồn ào, kêu gào than khóc. Rồi tất cả trở lại im lặng như địa ngục. Hố sâu đã trở thành mặt bằng, nhưng đất còn cựa quậy, có nơi bỗng sụp xuống. Những người dân Huế dưới hầm mộ kia chưa chết hẳn, trừ ông già xếp hàng đầu, "may mắn" hưởng tràng AK đầu tiên.
Những lần sau, có lúc sợ ánh sáng từ họng súng khai hỏa sẽ bị phi cơ trinh sát phát giác, không cần dùng đến một viên đạn, tên lính Việt Cộng chỉ cần trở cán cuốc lại, đánh thẳng vào đầu nạn nhân đứng đầu hàng, người này ngã ngửa ra đằng sau, cứ tuần tự như thế, bị chôn sống từng hố từng hố một. Dưới áp lực của lưỡi lê, báng súng và sự canh gác cẩn mật, Phan Văn Tuấn và bạn bè đã trải qua những giây phút kinh hoàng, đào hố, lấp đất chôn đồng bào ruột thịt của mình.
Đó là nỗi đau đớn mà Phan Văn Tuấn phải chịu đựng, mục kích trong hơn chục lần trên mười hố chôn sống người như thế trong vùng đất quê hương hiền lành của Tuấn. Cuối cùng, Phan Văn Tuấn và hai người bạn đồng lứa khác đã trốn thoát được, chạy về phía phòng tuyến quốc gia, ôm chặt lấy người lính đầu tiên mà khóc nức nở. Sau khi quân đội VNCH chiếm lại Huế, Phan Văn Tuấn và hai người bạn đã đi tìm lại những giao thông hào mà VC đã chôn người, cho chính quyền địa phương cải táng. Tất cả những người khác trong toán “dân công” cùng với Phan Văn Tuấn đều đã bị bị Việt Cộng thủ tiêu trước khi rút ra khỏi thành phố.
Phan Văn Tuấn lớn lên, vào trường Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức và trở thành một sĩ quan Pháo Binh, năm 1975, bị tập trung trong trại Cộng Sản và cuối cùng vượt biển sang Úc. Nhưng từ những ngày xẩy ra vụ thảm sát Mậu Thân, anh không bao giờ muốn trở lại Huế, quê hương của mình, không muốn nhìn lại cảnh Huế, nghe tiếng Huế, thưởng thức một dòng nhạc Huế với nỗi ám ảnh và mặc cảm khôn nguôi. Có ai lại ghê sợ chính với quê hương mình. Phan Văn Tuấn giấu cả với vợ con của anh những gì đã xẩy ra tại vùng Gia Hội trong những ngày tết Mậu Thân tại Huế. Anh muốn quên đi nhưng cơn ác mộng vẫn vò xé tâm hồn anh qua nhiều năm tháng, anh nhớ lại những cái đầu cọ quậy, những cái miệng đầy đất cát, những đôi mắt trợn trừng, van xin hay tuyệt vọng của đồng bào anh.
Năm ngoái, nhân dịp nhớ lại vụ thảm sát Mậu Thân tại Huế, sau gần 40 năm im lặng, Phan Văn Tuấn đã dành cho nhà văn Nam Dao trong chương trình phát thanh “Tiếng Dân Tôi” ở Adelaide, Úc một cuộc phỏng vấn mà qua đó, không những Phan Văn Tuấn đã xúc động vì hồi tưởng, khóc nức nở, mà chính người phỏng vấn cũng nghẹn ngào khóc theo. Nhắc lại vụ chôn người ở Huế, Phan Văn Tuấn như bị đưa vào một trạng thái mê sảng, điên cuồng, đau đớn như đang ở trong chính cơn ác mộng. Anh hứa rằng anh sẽ không bao giờ nhắc lại câu chuyện này một lần nữa với bất cứ ai, vì không chịu đựng nỗi đau đớn, dày vò đang hành hạ tâm hồn anh khi phải vận dụng trí não để hồi tưởng những câu chuyện cũ.
Không, anh Phan Văn Tuấn ơi, anh phải can đảm để sống và nhớ lại những gì anh đã trải qua, không phải riêng để cho những bà con xứ Huế, cho đồng bào mình, mà cả nhân loại cần có những nhân chứng như anh, để nói lên sự độc ác của con người, trong đó có sự độc ác từ bản chất, không thể tha thứ được của những con người Cộng Sản, mà ngày nay chế độ này đang còn ngự trị, làm tình làm tội cả dân tộc của chúng ta. Những con người này không còn lương tri, sống trong dối trá, nên Huế ngày nay mới có những con đường tủi nhục mang tên Mậu Thân, 68, để chúng cười cợt như lũ quỷ đói trên những linh hồn oan khuất của hàng nghìn đồng bào Huế vô tội của chúng ta.
Xin đừng bao giờ quên vụ thảm sát Mậu Thân!
(Cuối năm Mậu Tý 2008)
HUY PHƯƠNG
http://www.vietbao.com/?ppid=75&pid=11&nid=140638
---
Tạp ghi: Mậu Thân, Anh còn nhớ hay anh đã quên – Huy Phương
Vào dịp Tết Mậu Thân năm 1968, Phan Văn Tuấn là một thiếu niên ở tuổi 16, đang là học sinh lớp Đệ Tam, trường tư thục Nguyễn Du, Gia Hội Huế, nhà ở khu Chợ Xép, sát cửa Đông Ba. Rạng sáng ngày mồng hai Tết, anh cũng như toàn thể dân chúng thành phố Huế nghe nhiều tiếng nổ chát chúa liên hồi, tiếng đạn pháo kích vào thành phố và tiếng súng giao tranh càng lúc càng nhiều. Lúc đầu, họ chợt choàng tỉnh dậy, và tưởng như nghe tiếng pháo mừng xuân của ai đó chợt nổ giữa khuya, nhưng sau đó vài phút, trưởng thành trong chiến tranh, người dân đều biết rằng thành phố đang bị tấn công và những cuộc giao tranh đang xẩy ra, bây giờ đang ở ngay trong thành phố. Tất cả đều xuống hầm trú ẩn hoặc ẩn nấp sát dưới sàn nhà, được che chở bởi những chiếc giường hay những chiếc “phản ngựa” bằng gỗ, và lo lắng theo dõi động tĩnh, từ đó cho đến sáng với niềm lo âu, giữa tiếng súng lớn nhỏ khi dồn dập khi thưa thớt trải dài trong đêm tối, giữa một đêm Huế mùa Xuân khá lạnh. Việt Cộng phản bội lệnh hưu chiến để đem quân tấn công nhiều thành phố và thị trấn miền Nam.
Vào tờ mờ sáng, từng đoàn dân chúng từ phía ngoài hớt hải chạy vào thành nội theo ngõ cửa Đông Ba và loan tin Việt Cộng đã về thành phố, ít lâu sau những toán Việt Cộng khác đã hiện diện trong vùng của Phan Văn Tuấn. Việt Cộng có hai thành phần, theo trang bị, cán bộ với dép râu, nón cối, quần dài màu olive, áo sơ mi trắng, đeo xắc cột và mang K.54., đứng tuổi, binh lính Việt Cộng với đầu trần hay nón tai bèo, dép râu, hầu hết mặc quần ngắn, áo đủ loại, mang ba lô, trang bị AK 47, lựu đạn, bộc phá. Ngay trưa mồng hai Tết, Phan Văn Tuấn chạy theo đám trẻ, chứng kiến cảnh xử bắn năm người dân tại ngay cửa Đông Ba, nạn nhân bị trói tay, đứng dựa lưng vào vách thành. Trong số thường dân này, có người đang mặc áo quần ngủ, có người còn đi chân đất, Phan Văn Tuấn chỉ nhận ra một người quen, đó là một viên chức cảnh sát trong thành phố đã về hưu. Chỉ huy toán võ trang và ban lệnh hành quyết năm người dân này là ông thầy dạy Việt Văn trước đây tại trường Nguyễn Du của Phan Văn Tuấn: Tôn Thất Dương Tiềm. Năm người bị bắn phơi xác giữa trời nắng, đầy kiến, ruồi và mãi mấy hôm sau gia đình mới lén lút mang về chôn cất.
Ba ngày sau, khi phi cơ của VNCH và Đồng Minh bắt đầu can thiệp bắn vào các mục tiêu của Cộng Sản, thì gia đình Phan Văn Tuấn quyết định chạy về phía đồn Mang Cá tức là bộ Tư Lệnh SĐ1BB. Họ tránh đi theo các con đường lớn và đi băng qua những khu vườn nhà dân, nhưng đến giữa đường thì bị Việt Cộng chặn lại, Phan Văn Tuấn bị tách khỏi gia đình và bị bắt dẫn đi cùng với một toán thiếu niên khác khoảng 10 người trở lại vùng chiếm đóng của Việt Cộng tại chùa Diệu Đế, Gia Hội. Toán thiếu niên này, dưới sự canh gác cẩn mật của những tên lính Việt Cộng, tuổi cũng còn rất nhỏ, được dùng trong việc khiêng vác những nhu yếu phẩm như gạo, nước mắm, mì gói từ các hiệu buôn trong thành phố về bộ chỉ huy. Năm ngày sau, toán dân công thiếu niên của Phan Văn Tuấn, vào mỗi đêm, được lệnh mang cuốc đi đào những giao thông hào trong vùng Gia Hội. Toán thiếu niên này đứng theo chiều dọc, đào những chiếc hố bề ngang khoảng hai thước, bề sâu một thước.
Thoạt đầu Phan Văn Tuấn nghĩ đây chỉ là những công sự cho bộ đội Việt Cộng tránh bom đạn trong thời gian VNCH bắt đầu phản công chiếm lại Huế, nhưng đến đêm giữa ánh đèn chập chờn, Việt Cộng bắt đầu dẫn ở đâu về từng toán người, cũng như năm người bị giết trong những ngày đầu tại cửa Đông Ba, đều mặc thường phục, có người mang dép, có người đi chân đất. Tất cả đều bị trói tay quặt ra sau lưng và được cột nối liền với nhau như những xâu người bằng những sợi giây điện thoại, giây kẽm hay lạt tre. Phan Văn Tuấn bắt đầu kinh hoàng khi thấy bọn lính Việt Cộng, giọng miền Bắc, ra lệnh cho hàng người đứng sát và xoay lưng về phía giao thông hào. Một tên cán bộ bắt đầu đọc bản án tử hình, đại khái cho rằng những người này là “phản bội tổ quốc, phản bội nhân dân”. Sau một cái khoát tay, một tràng AK chát chúa nổ, nhưng Việt Cộng chỉ nhắm bắn vào người đứng ở đầu hàng, trước sức mạnh của loạt đạn bắn gần, ông già bị hất ngửa ra, chới với trong mấy giây và lăn xuống hố. Sức nặng kéo theo người bên cạnh, người tiếp theo cũng đổ nhào, và cứ như thế kéo theo những người khác, tất cả đều ngã xuống giao thông hào. Giữa tiếng la khóc, van xin, não lòng vang cả một góc trời, bọn Việt Cộng bắt đầu thúc giục đám dân công của Phan Văn Tuấn: “Nấp, nấp nhanh lên, nhanh lên! Địt mẹ, nhanh lên!” Tiếng báng súng AK dọng vào vai, vào đầu, khi toán đào hố ngần ngừ, chậm tay. Phan Văn Tuấn sững sờ, một lưỡi lê đâm sát vào sườn, máu chảy đầm vạt áo. “Nấp đất đi mày”. Tiếng khóc la, những cái đầu muốn ngẩng cao hơn, những cái miệng đầy đất cát, nhưng đôi mắt trợn trừng, tức giận, tuyệt vọng, u uất. Những cú nện vào đầu nạn nhân đang vùng vẫy dưới hố, những tiếng chửi rủa tục tằn, thêm một tràng AK tiếp theo. “Nấp nhanh lên”. Tiếng ồn ào, kêu gào than khóc. Rồi tất cả trở lại im lặng như địa ngục. Hố sâu đã trở thành mặt bằng, nhưng đất còn cựa quậy, có nơi bỗng sụp xuống. Những người dân Huế dưới hầm mộ kia chưa chết hẳn, trừ ông già xếp hàng đầu, "may mắn" hưởng tràng AK đầu tiên.
Những lần sau, có lúc sợ ánh sáng từ họng súng khai hỏa sẽ bị phi cơ trinh sát phát giác, không cần dùng đến một viên đạn, tên lính Việt Cộng chỉ cần trở cán cuốc lại, đánh thẳng vào đầu nạn nhân đứng đầu hàng, người này ngã ngửa ra đằng sau, cứ tuần tự như thế, bị chôn sống từng hố từng hố một. Dưới áp lực của lưỡi lê, báng súng và sự canh gác cẩn mật, Phan Văn Tuấn và bạn bè đã trải qua những giây phút kinh hoàng, đào hố, lấp đất chôn đồng bào ruột thịt của mình.
Đó là nỗi đau đớn mà Phan Văn Tuấn phải chịu đựng, mục kích trong hơn chục lần trên mười hố chôn sống người như thế trong vùng đất quê hương hiền lành của Tuấn. Cuối cùng, Phan Văn Tuấn và hai người bạn đồng lứa khác đã trốn thoát được, chạy về phía phòng tuyến quốc gia, ôm chặt lấy người lính đầu tiên mà khóc nức nở. Sau khi quân đội VNCH chiếm lại Huế, Phan Văn Tuấn và hai người bạn đã đi tìm lại những giao thông hào mà VC đã chôn người, cho chính quyền địa phương cải táng. Tất cả những người khác trong toán “dân công” cùng với Phan Văn Tuấn đều đã bị bị Việt Cộng thủ tiêu trước khi rút ra khỏi thành phố.
Phan Văn Tuấn lớn lên, vào trường Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức và trở thành một sĩ quan Pháo Binh, năm 1975, bị tập trung trong trại Cộng Sản và cuối cùng vượt biển sang Úc. Nhưng từ những ngày xẩy ra vụ thảm sát Mậu Thân, anh không bao giờ muốn trở lại Huế, quê hương của mình, không muốn nhìn lại cảnh Huế, nghe tiếng Huế, thưởng thức một dòng nhạc Huế với nỗi ám ảnh và mặc cảm khôn nguôi. Có ai lại ghê sợ chính với quê hương mình. Phan Văn Tuấn giấu cả với vợ con của anh những gì đã xẩy ra tại vùng Gia Hội trong những ngày tết Mậu Thân tại Huế. Anh muốn quên đi nhưng cơn ác mộng vẫn vò xé tâm hồn anh qua nhiều năm tháng, anh nhớ lại những cái đầu cọ quậy, những cái miệng đầy đất cát, những đôi mắt trợn trừng, van xin hay tuyệt vọng của đồng bào anh.
Năm ngoái, nhân dịp nhớ lại vụ thảm sát Mậu Thân tại Huế, sau gần 40 năm im lặng, Phan Văn Tuấn đã dành cho nhà văn Nam Dao trong chương trình phát thanh “Tiếng Dân Tôi” ở Adelaide, Úc một cuộc phỏng vấn mà qua đó, không những Phan Văn Tuấn đã xúc động vì hồi tưởng, khóc nức nở, mà chính người phỏng vấn cũng nghẹn ngào khóc theo. Nhắc lại vụ chôn người ở Huế, Phan Văn Tuấn như bị đưa vào một trạng thái mê sảng, điên cuồng, đau đớn như đang ở trong chính cơn ác mộng. Anh hứa rằng anh sẽ không bao giờ nhắc lại câu chuyện này một lần nữa với bất cứ ai, vì không chịu đựng nỗi đau đớn, dày vò đang hành hạ tâm hồn anh khi phải vận dụng trí não để hồi tưởng những câu chuyện cũ.
Không, anh Phan Văn Tuấn ơi, anh phải can đảm để sống và nhớ lại những gì anh đã trải qua, không phải riêng để cho những bà con xứ Huế, cho đồng bào mình, mà cả nhân loại cần có những nhân chứng như anh, để nói lên sự độc ác của con người, trong đó có sự độc ác từ bản chất, không thể tha thứ được của những con người Cộng Sản, mà ngày nay chế độ này đang còn ngự trị, làm tình làm tội cả dân tộc của chúng ta. Những con người này không còn lương tri, sống trong dối trá, nên Huế ngày nay mới có những con đường tủi nhục mang tên Mậu Thân, 68, để chúng cười cợt như lũ quỷ đói trên những linh hồn oan khuất của hàng nghìn đồng bào Huế vô tội của chúng ta.
Xin đừng bao giờ quên vụ thảm sát Mậu Thân!
(Cuối năm Mậu Tý 2008)
HUY PHƯƠNG
http://www.vietbao.com/?ppid=75&pid=11&nid=140638
---
Subscribe to:
Posts (Atom)