Tuesday, August 19, 2008

Independent GDMV-AFA: Washington State Xin Tuyên Bố


Washington State

Aug. 18th 2008

Kính gởi quý Anh Chị Em/ACE Lai Gia Đình Mỹ Việt – Amerasian Fellowship Association, cùng toàn thể quý ACE Lai khắp nơi, quý cơ quan truyền thông, quý hội đoàn, đoàn thể cộng đồng người Việt hải ngoại khắp nơi.

Từ ngày 14 tháng 7 năm 2007, ACE Lai tại thành phố Dallas tiểu bang Texas đã cùng nhau thành lập một Gia Đình Mỹ Việt cho anh chị em Lai tại đây dưới tên Amerasian Dream Come True. Và trong thời gian này, ACE gia đình Dallas đã nhóm lên ánh lửa cho các ACE Lai khắp nơi noi theo tinh thần đoàn kết, để cùng ý hướng giúp cho các ACE Lai còn kẹt tại Việt Nam.

Với lời kêu gọi trên, rất nhiều ACE Lai khắp nơi cũng như Nhật Tùng đáp theo lời kêu gọi từ con tim, đã cùng với toàn thể ACE Lai kết hợp lại để thành lập ra một đại Gia Đình Mỹ Việt cho toàn quốc với cái tên gọi bằng Anh ngữ ban đầu là Amerasian Family, mà sau Nhật Tùng đã góp ý với anh Trần Ngọc Ký và anh Nguyễn Hoàng Huy Đức rằng nên đổi lại thành Amerasian Fellowship Association cho có ý nghĩa sâu sắc hơn cho tổ chức. Từ đó tên Amerasian Fellowship Association đã được ra đời và dùng cho đến ngày hôm nay, thường được gọi tắt là AFA hay GĐMV-AFA.

Tên Amerasian Fellowship Association lần đầu tiên được dùng trước công chúng vào ngày 10 tháng 11 năm 2007 tại Washington DC trong ngày diễn hành tưởng niệm 25 năm ngày Bức Tường Đen, nơi mà tên của hơn 58,000 quân nhân Hoa Kỳ đã tử nạn trong chiến tranh Việt Nam đã được khắc ghi. Đó cũng là một ngày lịch sử, vì lần đầu tiên chính những người Lai mang hai dòng máu Mỹ-Việt bị bỏ rơi sau chiến tranh đã đi diễn hành vinh danh những người Cha, người Chú mà họ chưa bao giờ biết mặt.

Gia Đình Mỹ Việt – AFA là một tổ chức hoạt động độc lập, dân chủ, mở rộng vòng tay cho tất cả ACE Lai, không nằm trong một bộ phận, hay đứng dưới bất kỳ một ô dù nào, và đương nhiên sẽ do chính ACE Lai cùng nhau lãnh đạo cho cái đại gia đình của mình.

Tuy nhiên, để vận động cho khoảng hơn 500 ACE Lai hiện còn kẹt tại Việt Nam, trong buổi họp tiền đại hội toàn quốc tối ngày 21/9/2007, tại nhà anh Trần Ngọc Ký, ACE đã có mời một số vị làm cố vấn cho GĐMV trong những bước đầu, mà đặc biệt có hai vị cố vấn được mời với nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực di dân, di trú. Người thứ nhất là bà Khúc Minh Thơ, là người có kinh nghiệm vận động cho các cựu tù nhân chính trị cộng sản được sang Hoa Kỳ (còn được gọi tắt là diện H.O), người thứ hai là nam ca nhạc sĩ Nam Lộc, cũng là người có dày dạn kinh nghiệm trong hơn 30 năm làm việc cho tổ chức USCC, chuyên trách sắp xếp cho những người tị nạn nhập cư vào Hoa Kỳ.

Thưa quý ACE Lai, quý Hội Đoàn,

Sau ngày đại hội toàn quốc lần thứ nhất vào ngày 22/9/2007 tại thành phố Arlington, Texas, chúng tôi đã cùng đồng ý thành lập một ban đại diện tạm thời cho GĐMV toàn quốc, còn được gọi là Ban Điều Hợp Lâm Thời, để các ACE khắp nơi có cơ hội cùng nhau góp một bàn tay và khả năng của mình trong thời gian chuyển tiếp từ “tạm thời” qua “chính thức”. Trong thời gian này chúng ta sẽ tìm ra những người năng nổ, có lòng nhiệt huyết, đức độ để cùng nhau thành lập một ban đại diện chính thức đứng ra lãnh nhận trọng trách, để hướng dẫn tổ chức Gia Đình Mỹ Việt trong những ước mơ, mà toàn thể ACE Lai khắp nơi hằng mơ ước bấy lâu là có một mái ấm gia đình cho chính ACE Lai. Một gia đình được thành lập vì ACE Lai, cho ACE Lai và do chính ACE Lai đứng ra lãnh đạo!!!

Nhưng kể từ sau ngày 22/9/2007, dưới sự lãnh đạo của “Ban Điều Hợp Lâm Thời”, mà anh Trần Ngoc Ký tại thành phố Arlington thuộc tiểu bang Texas hiện tạm thời làm chủ tịch (President) đã có những hành vi sai phạm nghiêm trọng như sau:

1. Xét rằng:

Anh Trần Ngọc Ký đã thiếu trách nhiệm của một người lãnh đạo chân chính, anh đã không tạo được sự đoàn kết và hướng dẫn cái đại gia đình này dựa theo những gì mà ACE đã trông chờ nơi anh. Ngược lại, anh đã có những hành vi cố tình gây chia rẽ bè phái, thiếu sự hợp tác làm việc cùng với các ACE trong ủy ban hội đồng GĐMV-AFA.

2. Xét rằng:

Anh Trần Ngọc Ký đã gạt bỏ ngoài tai tất cả những tiếng nói và ý kiến khác biệt trong tinh thần xây dựng tổ chức mà chỉ dùng những người nào mà anh cho là có cùng quan điểm với anh. Để củng cố cái vị trí của anh sau này, anh đã sử dụng họ như một con cờ cho anh đạt cái mục tiêu của mình để bịt miệng, thậm chí muốn dùng họ để loại trừ bất cứ thành viên nào dám chỉ trích những hành vi sai trái của anh.

3. Xét rằng:

Anh Trần Ngọc Ký, với cương vị là một chủ tịch tạm thời trong Gia Đình Mỹ Việt toàn quốc, là một người đứng đầu tổ chức, nhưng đã có những hành vi thiếu trung thực, không minh bạch trong vấn đề tài chính, gây tai tiếng lan khắp nơi. Anh đã tạo nên rất nhiều quan ngại cho ACE Lai trong tổ chức về sự lãnh đạo của anh sẽ gây ảnh hưởng đến uy tín đối với cả một tập thể.

4. Xét rằng;

Anh Trần Ngọc Ký, với cương vị là một chủ tịch tạm thời trong Gia Đình Mỹ Việt toàn quốc, mà khi anh nói chuyện với những người có những ý kiến khác với anh, anh đã dùng những từ ngữ không đẹp “ĐM” với họ. Kể cả những người anh em lớn tuổi hơn mình, mà người thứ nhất là anh Raymond tại Georgia (chính anh Raymond kể lại cho Nhật Tùng), người thứ hai là anh Huy Đức mà Nhật Tùng chính tai nghe.

5. Xét rằng:

Anh Trần Ngọc Ký, trong vấn đề thông tin liên lạc, anh đã không sử dụng thư từ hoặc email để thường xuyên trao đổi những thông tin qua lại với nhau, mà chỉ xử dụng phone để liên lạc từng cá nhân vì anh lo sợ bị “paper trail” dính dáng đến tên của anh sau này. Nếu là những thông tin liên quan đến cách thức làm việc đúng đắn, thì anh có cần gì phải lo sợ!?

6. Xét rằng:

Anh Trần Ngọc Ký, qua những lần Nhật Tùng trao đổi qua phone với anh bàn về những vấn đề liên quan đến hiện tình nội bộ để góp ý với anh, thì anh đã có những thái độ bất lịch sự lồng lộn, áp đảo lời nói không muốn nghe người đang nói, thậm chí thốt ra những lời thô tục đến người đang đối thoại có ý kiến khác với mình, thay vì một người nói thì một người phải lắng nghe và ngược lại.

7. Xét rằng:

Qua thời gian Nhật Tùng làm việc với anh Trần Ngọc Ký, Nhật Tùng nhận ra một điều, qua sự lãnh đạo của anh Ký, anh thật sự là một người đạo đức giả, anh chỉ muốn người khác tin mình, nhưng ngược lại anh lại không muốn tin tưởng bất cứ ai. Anh đã gom giữ hết tất cả những hồ sơ của những ACE Lai bên VN (mà Nhật Tùng trước đây cũng đã tin tưởng anh Ký và khuyên ACE khắp nơi có hồ sơ bên VN nên gom về một chỗ bên anh Ký. Sau đó khi chú Nam Lộc lên tiếng hỏi sao chưa có hồ sơ gởi qua cho Chú, Nhật Tùng đã sốt ruột hỏi anh Ký, nếu không có thời gian làm thì kêu gọi thêm những anh em Lai khác cùng đến giúp một tay, anh Ký đã nói rằng không tin anh em lai và sợ anh em lai lấy cắp hồ sơ đó mang đi làm chuyện gì!? Đã có lần Nhật Tùng giận và nói với anh rằng: ”mấy cái hồ sơ đó anh mang cho tôi, tôi còn không thèm chứ đừng nói gì đến phải lo sợ bị mất cắp” ) và anh Ký đã dùng nó như một thứ để khống chế ACE Lai trong GĐMV, như miếng mồi để tất cả ACE Lai phải lệ thuộc và đi theo cái hướng đi mà anh đặt ra. Nhưng thực chất, cái “hướng đi” ấy của anh cũng đã được người cố vấn là bà Khúc Minh Thơ đặt ra cho anh đi, và anh đang hướng dẫn ACE đi theo một cách mù quáng. Theo Nhật Tùng, anh Trần Ngọc Ký đã và đang hướng dẫn cái tổ chức GĐMV-AFA này mất đi cái tính tự chủ của nó như lời kêu gọi ban đầu, và anh chỉ là một con rối chính do người cố vấn này chọn ra, để rồi đứng sau giựt dây không hơn không kém, và cũng chính anh đã làm cái bia và gián tiếp giựt dây cho những ACE trong GĐMV làm con rối múa theo sau.

Thưa quý ACE Lai và toàn thể quý vị, để trả lời câu hỏi cho lý do vì sao Nhật Tùng dám khẳng định là Gia Đình Mỹ Việt mình đã vô hình chung trở thành con rối cho người khác giựt dây!

Kể từ ngày 22/9/2007, anh Phú Nguyễn (lúc đó gia đình tại Orlando, tiểu bang Florida chưa được thành lập) đã lên tiếng muốn tổ chức đại hội toàn quốc cho năm 2008. Tất cả ACE trong ban đại diện lâm thời đã hoàn toàn đồng ý và hỗ trợ cho dự định này của anh. Nhưng sau khi gia đình Orlando ra mắt vào tháng Tư năm 2008, với sự có mặt của bà Khúc Minh Thơ, ông Nguyễn Nam Lộc và chị Thanh Trúc đài ACTD, chúng tôi được anh Phú nói lại là "Mẹ Khúc Minh Thơ nói hãy dời lại vào năm 2009 để khi dự luật H.R 4007 thành công, rồi về làm đại hội luôn!?" Và sau đó Orlando đã hủy bỏ dự định làm đại hội!

Sau khi tìm hiểu được sự việc là đại hội đã bị âm thầm hủy bỏ, mà không ai lên tiếng bàn đến sẽ tổ chức đại hội ở đâu, và khi biết được ACE gia đình Denver, tiểu bang Colorado đã chọn ngày ra mắt cho gia đình vào ngày 25/10/2008. Nhật Tùng đã liên lạc qua phone với những anh em nòng cốt như Trần Ngọc Ký và Huy Đức, đưa ý kiến rằng mình nên hỏi ACE Denver giúp tổ chức đại hội luôn, vì mình đã không còn thời gian, dù tổ chức lớn hay nhỏ mình phải có đại hội hàng năm. Sau khi hội ý, đã có sự đồng thuận là phải có đại hội, Nhật Tùng đã liên lạc với bên Denver để đưa ý kiến, ACE bên Denver họp lại và quyết định giúp làm đại hội toàn quốc. Sau đó, cũng do chính bà Khúc Minh Thơ đã liên lạc qua phone với sis Đông Sương (là President của gia đình Denver) nói là không nên tổ chức đại hội toàn quốc tại Denver vì lý do chưa có By-Law, nào là muốn tổ chức phải có $30,000, nào là chưa có gia đình thì không nên tổ chức đại hội, nào là nếu con muốn tổ chức ra mắt gia đình địa phương thì Mẹ về, còn nếu con tổ chức đại hội toàn quốc thì Mẹ không về, v.v... (toàn là những lời lẽ “cố vấn” làm cho tinh thần của anh chị em tại Denver suy sụp).

Chính vì lý do đó và cũng để rõ ràng sự việc, Nhật Tùng đã yêu cầu Đông Sương đại diện ACE gia đình Denver có một lá thư chính thức gởi cho ban điều hợp toàn quốc, để khi ace khắp nơi kéo về Dallas phụ giúp bà Khúc Minh Thơ làm chương trình “Góp Một Bàn Tay” ngày 7 tháng 6, và mừng kỷ niệm một năm ngày GĐMV Dallas, thì sẽ mang lá thư ra bàn thảo luôn khi có mặt mọi người. Lá thư này đã được trao cho anh Trần Ngọc Ký vào đêm 7/6/2008. Nhưng đến sáng ngày 8/6 họp tại nhà của Lan, có mặt đông đủ ACE, anh Ký đã không đưa lá thư ra bàn với ACE và Nhật Tùng cũng vô ý quên không nhắc đến khi có mặt mọi người.

Tối ngày 8/6/2008, tại hội trường nhà thờ St. Peter để kỷ niệm một năm Gia Đình Dallas, Nhật Tùng đã gặp Nguyệt (Denver) và nhớ đến lá thư, Nhật Tùng có hỏi Nguyệt về vấn đề này, thì Nguyệt báo là đã trao cho anh Ký từ tối hôm qua! Bộ anh Ký không nói gì sao!? Và vì đã trễ không liên lạc được với anh Trần Ngọc Ký (anh không có mặt trong ngày kỷ niệm một năm Anniversary tròn một tuổi của gia đình Dallas, mặc dù anh là một huynh trưởng của gia đình Dallas, President của GĐMV toàn quốc và nhà anh chỉ cách đó có 45 phút lái xe).

Sau khi về lại đến Washington, Nhật Tùng có gọi phone trách riêng anh Trần Ngọc Ký về những điều anh đã làm, là anh Trần Ngọc Ký đã không tôn trọng anh em Denver khi họ gởi lá thư cho anh và nhờ anh chuyến đến cho mọi người. Anh nói lý do là lá thư đề tên anh, anh muốn đọc lúc nào thì đọc không ai có quyền hạch hỏi. Nhật Tùng có nói với anh rằng: “anh em kéo về khắp nơi từ các tiểu bang khác để về tham dự với anh em, mà Ký là một President lại không chịu khó có mặt một chút”. Anh nói lý do anh không đến được vì anh có cái tiệc ăn mừng cho con trai anh vừa được chịu phép thêm sức. Nhật Tùng có trách anh vấn đề này là sao anh không thể lên với anh em một chút hay mời khách của anh cùng lên tham dự buổi tiệc, vì đằng nào anh cũng là một nhân vật lớn trong tổ chức”. Anh Trần Ngọc Ký sau đó còn nói thêm với Nhật Tùng rằng cái buổi tiệc của con trai anh quan trọng hơn cả cái gia đình Mỹ Việt, và xem trọng hơn những ACE Lai đã kéo về Dallas từ khắp nơi.

Trong một buổi họp trên phone ngày 13/6/2008, anh Trần Ngọc Ký, Mỹ Ngọc, Oanh Nguyễn, Hoàng Lê (4/5 người officers không có Nhật Tùng) đã tự động họp trước và quyết định không tổ chức đại hội toàn quốc tại Denver, mà không cần đến sự có mặt của ủy ban hội đồng còn đến 10 người khác. Anh Trần Ngọc Ký đã bỏ phiếu trắng khi 3 người officers còn lại bỏ phiếu không đồng ý tổ chức đại hội tại Denver, còn Nhật Tùng không vào họp được kể như không có giá trị. Thay vì quyết định này phải được đưa ra ủy ban hội đồng để cùng bàn và quyết định. Anh Trần Ngọc Ký đã làm theo phương thức “cả vú lấp miệng em” lấy bốn chọi một mà tưởng rằng mình đang làm việc dân chủ.

Khi Nhật Tùng lên tiếng báo động về vấn đề này và nói cách thức bầu bán như vậy là vô giá trị và không công bằng. Sau đó anh Trần Ngọc Ký trở mặt nói hiện giờ có Chicago cũng muốn đăng cai đại hội toàn quốc. Anh Trương Đức (một huynh trưởng tại Chicago, cũng là người trên Paltalk nói ACE trong ban điều hợp toàn quốc toàn là một đám thất học, dốt) đã liên lạc với Hoài Việt đưa ra bàn thảo để chọn cho Denver hay Chicago làm đại hội, và Hoài Việt cũng đã khuyên Nhật Tùng ủng hộ cho Chicago. Nhật Tùng đã có nói rằng; đối với Nhật Tùng ở đâu tổ chức cũng được, nhưng nếu Denver đã nhận lời làm đại hội toàn quốc rồi và nay chúng ta lại làm vậy, không khéo chúng ta sẽ mất đi gia đình Denver, vì cách đối xử của chúng ta đã xem thường họ, mình đã lên tiếng với Denver, rồi Denver cũng viết thơ gởi ra cho
mình theo đúng thủ tục, bây giờ mình xem Denver như trò đùa của mình. Mỹ Ngọc và anh Ký lại nói Đông Sương là một President của Denver, viết lá thư không nên thân để hai người này đọc không hiểu gì cả, riêng anh Trần Ngọc Ký thì phải mất vài ngày để đọc và suy nghĩ. Nhật Tùng không biết anh thật sự suy nghĩ hay là chờ lấy chỉ thị cấp trên của anh!?

Nhật Tùng đã có suy nghĩ để vẹn toàn đôi bên, nếu không làm tại Denver thì chúng ta nên quay trở về cái nơi bắt đầu là Dallas, mà không làm ở bất cứ tiểu bang nào để tránh mất lòng ACE gia đình Denver, vì Dallas là nơi xuất phát, và ban đại diện GĐMV-AFA hiện nay cũng chỉ là tạm thời, nhưng cả ý kiến này cũng không được chấp nhận, và anh Trần Ngọc Ký lại một lần nữa theo phương cách “cả vú lấp miệng em” để vote cho Chicago.

Bằng chứng mới và rõ ràng nhất trong buổi họp Chủ Nhật ngày 10 tháng 8, 2008 vừa qua để bầu địa điểm tổ chức đại hội toàn quốc lần II. Mỹ Ngọc (phó ban điều hợp tạm thời-đặc trách ngoại vụ) đã được lệnh của anh Trần Ngọc Ký triệu tập một buổi họp trên hệ thống toàn cầu Paltalk trong diễn đàn mang tên “United Amerasian”..!!!???. (Đúng ra buổi họp này, anh Trần Ngọc Ký phải bàn với Nhật Tùng để kêu gọi và triệu tập cuộc họp như trước nay, bởi vì Nhật Tùng hiện là phó ban điều hợp tạm thời - đặc trách nội vụ, nhưng Nhật Tùng đã bị anh Trần Ngọc Ký gạt bỏ).

Buổi họp chỉ được thông báo qua phone, không văn bản hay một lá thư mời họp nào, buổi họp chỉ mời những người mà anh Trần Ngọc Ký cần mời vào họp, buổi họp đã gạt bỏ tất cả những ACE trong ủy ban hội đồng Gia Đình Mỹ Việt. Khi Nhật Tùng được Mỹ Ngọc nhắn tin vào phone, Nhật Tùng có vào họp và đã kéo luôn những người trong ban hội đồng nhưng lại không được mời họp như: anh Nguyễn Hoàng Huy Đức, trưởng ban tổ chức và vận động, đã làm việc cho GĐMV ngay từ những ngày ban đầu trước 22/9/2008. Phi Yến, là phó ban vận động, cũng là thành viên trong gia đình Dallas ngay từ những ngày ban đầu 14/7, và Lan Nguyễn đặc trách hồ sơ VN cũng cùng chung số phận, v.v...

Vì nhận thấy buổi họp đã sai nguyên tắc ngay từ cơ bản ban đầu, mà chính anh Trần Ngọc Ký là người đã ra lệnh cho Mỹ Ngọc kêu gọi cuộc họp, tự đặt ra những luật lệ dân chủ giả tạo để bịt miệng và gạt bỏ những tiếng nói khác biệt (ai nói khác chủ đề sẽ bị mute và hai lần sẽ bị đá ra khỏi room). Anh Huy Đức vừa lên tiếng trước buổi họp về vấn đề Nhật Tùng vừa nêu trên, đã bị Mỹ Ngọc bịt miệng (muted chấm đỏ), lần thứ hai anh Huy Đức tiếp tục cũng bị Mỹ Ngọc muted và đá ra khỏi room. Hoài Việt là người mang OP lên có vài lời công đạo cho Denver cũng bị Mỹ Ngọc muted xuống và sau đó anh Trần Ngọc Ký lên diễn đàn cám ơn Mỹ Ngọc đã làm theo sự yêu cầu của anh Trần Ngọc Ký. Nhật Tùng nhận thấy cái tính dân chủ giả tạo và độc tài, đạo đức giả của anh Trần Ngọc Ký, nên Nhật Tùng không lên tiếng nói gì và đã không một lời từ biệt, rời khỏi cái room được gọi là “United Amerasian” mà Nhật Tùng nhận thấy đó là một sự lạm dụng thô bỉ và là một sự sỉ nhục cho toàn thể ACE Lai khắp nơi! Và bây giờ biết được, chuyện đăng cai tại Chicago cũng do bà Khúc Minh Thơ đưa ý kiến và ủng hộ cho nơi này. Thử hỏi, qua bao sự việc xảy ra và có sự nhúng tay của người cố vấn này, với những lý do trên mà Nhật Tùng đã đậm nét những phần quan trọng, Nhật Tùng thấy có quá nhiều điểm để có thể khẳng định Bà Khúc Minh Thơ đã không còn là người cố vấn cho anh em đoàn kết như những ACE thường âu yếu gọi bà bằng Mẹ, những sự cố vấn không công bằng của bà đã tạo ra thêm sự chia rẽ trầm trọng hiện nay và chính ACE Lai, lại một lần nữa bị lợi dụng làm con rối cho người giựt dây!!!

Thưa quý ACE Lai, cùng quý hội đoàn,

Với sự làm việc bất hợp tác, phi dân chủ, cùng những hành vi sai trái của anh Trần Ngọc Ký gây ảnh hưởng đến uy tín cho tập thể, cùng một số ACE Lai vô tình làm con cờ và bị anh Trần Ngọc Ký lợi dụng, để loại bỏ những người ACE đầy nhiệt huyết dám cất lên tiếng nói khác biệt. Xét thấy anh Trần Ngọc Ký trong phương cách làm việc thiếu minh bạch trong vấn đề tài chính, cùng sự ra oai làm việc một cách bất hợp tác và xem thường tập thể (ACE trong ủy ban hội đồng Board of Directors toàn quốc), nhưng chính anh lại đánh mất đi cái lòng tự trọng của mình để lòn cúi làm con rối cho bà Khúc Minh Thơ. Khi đã không thể còn cách nào khác, đã có lúc Nhật Tùng phải lên tiếng thẳng, nhờ hai vị cố vấn này giúp khuyên nhủ anh Ký. Thay vì nói lời công đạo, hai người thậm chí còn dùng lý do tế nhị để đánh phá tinh thần của Nhật Tùng và gây nên sự sợ hãi, chia rẽ trong anh em với lý do Nhật Tùng “chống cộng”, bà Khúc Minh Thơ khuyên Nhật Tùng nên chống cộng 50/50 (???), ông Nam Lộc chụp mũ cho Nhật Tùng lấy tinh thần chống cộng đặt lên trên quyền lợi của ACE Gia Đình Mỹ Việt, trong khi Nhật Tùng chưa
bao giờ là một thành viên của bất cứ tổ chức nào hay đảng phái chính trị nào, mà chỉ dùng âm nhạc của mình để hát lên cho những bất công nơi quê Mẹ của mình. Là người cố vấn mà Nhật Tùng nhận thấy đã không làm tròn cái trách nhiệm mà anh em đang mong đợi, lại có những lời lẽ đâm bị thóc, thọc bị gạo, chế thêm dầu vào lửa gây nên chia rẽ, tạo thêm cơ hội cho anh Trần Ngọc Ký làm việc bất chấp đến dư luận, tiền bạc không minh bạch, tai tiếng khắp nơi vẫn có sự bênh vực của bà Khúc Minh Thơ ra mặt, không theo tình tiết của sự việc có trước có sau, thiếu sự công bằng với anh em bên Denver, miệt thị anh em bằng những lời lẽ thô tục mà Nhật Tùng nhận thấy rằng anh Trần Ngọc Ký đã không xứng đáng đảm nhận cái vị trí mà anh đang nắm giữ.

Với sự thách thức phi dân chủ và bất hợp tác của anh Trần Ngọc Ký; hôm nay, Nhật Tùng trong cương vị là một tổng thư ký và thông tin, đại diện cho ACE-GĐMV Miền Đông tiểu bang Washington State, xin tuyên bố:

• Gia Đình Mỹ Việt Washington State bất tín nhiệm anh Trần Ngọc Ký và bất hợp tác với hai vị cố vấn là bà Khúc Minh Thơ và ông Nam Lộc.

• Gia Đình Mỹ Việt Washington State sẽ làm việc độc lập và không cần đến bất cứ một sự cố vấn nào của hai vị này.

• Gia Đình Mỹ Việt Washington State sẽ đi trên chính đôi chân của mình và không chấp nhận làm con rối cho bất cứ một ai đứng sau giật dây.

• Gia Đình Mỹ Việt Washington State sẽ chỉ cùng làm việc với những GĐMV tiểu bang nào cũng có cùng quan điểm - đi trên chính đôi chân của mình.

Nhật Tùng trong cương vị một phó ban điều hợp tạm thời toàn quốc, vì những lý do trình bày bên trên cùng quý ACE Lai khắp nơi và quý hội đoàn, đoàn thể. Tôi nay xin tuyên bố bất tín nhiệm và không thể tiếp tục làm việc với anh Trần Ngọc Ký bắt đầu kể từ ngày hôm nay 18 tháng 8 năm 2008.

Lá thư này, cũng là lá thư chính thức tôi xin thông báo quyết định của tôi đến toàn thể quý ACE Lai và quý hội đoàn khắp nơi. Tôi yêu cầu anh Trần Ngọc Ký trong vòng 14 ngày kể từ ngày hôm nay, phải lấy tên của tôi ra khỏi cái giấy phép mà anh Trần Ngọc Ký đã đăng ký với tiểu bang Texas.

Giấy phép mang số #800962242 ngày 04/08/2008 (tôi có đính kèm theo giấy đăng ký này để quý vị tiện việc tham khảo thêm), mà tôi nhận thấy rằng nó đã có sự sai phạm ngay từ đầu: Địa chỉ chính thức của tôi ở tiểu bang Washington State chứ không phải ở Texas. Tôi chỉ là một phó ban chứ không phải là một “director” ngang bằng như tất cả (5) người như anh đăng ký trong giấy tờ.

Kể từ ngày hôm nay 18/8/2008, anh Trần Ngoc Ký phải thi hành làm những vấn đề mà tôi yêu cầu. Sau 14 ngày, tức 01/09/2008 tất cả những gì liên quan đến tên tôi trong giấy tờ này, tôi sẽ không hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật Hoa Kỳ.

Kính thư,

Nhật Tùng (Jimmy A. Miller Jr.)
Tổng thư ký GĐMV-Washington State

AMERASIAN FELLOWSHIP ASSOCIATION
GIA ĐÌNH MỸ VIỆT – WASHINGTON STATE
P.O. Box 43147 WASHINGTON DC 20010
Phone: (509) 499‐1134
Email: JimmyA.Miller@comcast.net or nhattung_ketungayay@yahoo.com

Sunday, August 17, 2008

TỪ MỘT GIỌNG HÁT TRẺ THƠ

TỪ MỘT GIỌNG HÁT TRẺ THƠ

Mai Ly

Mới tối thứ Sáu 8/8/2008, cả thế giới trầm trồ thán phục em bé áo đỏ Lin Miaoke, 9 tuổi, hát bài "Ca Ngợi Tổ Quốc" tại buổi Lễ Khai Mạc Thế Vận Hội Olympics Bắc Kinh. Tiết mục này là "cây đinh" của toàn bộ 3 tiếng đồng hồ suốt buổi lễ, làm chấn động 91 ngàn người tham dự tại chỗ và hàng tỉ người trên thế giới theo dõi qua màn ảnh truyền hình.

Rồi chỉ vài ngày sau, thứ Ba 12/8, trên mọi phương tiện truyền thông, cả thế giới lại sững sờ: Em bé Lin Miaoke chỉ nhép miệng, và giọng hát tuyệt vời đó là của em Yang Peiyi 7 tuổi đã không được trình diễn chỉ vì chiếc răng cửa khập khễnh.

Sự kiện đã phơi bầy cái dối trá, vô tâm và tàn nhẫn của người cộng sản.

Điểm đáng chú ý là chính ông Chen Qigang, Giám Đốc đặc trách Âm Nhạc cho buổi Lễ Khai Mạc đã tiết lộ với đài phát thanh nhà nước Beijing Radio vào ngày Thứ Ba 12/8 chứ không phải nhà báo tây phương nào "khui ra". Và ông đã tiết lộ một cách rất là... ngây thơ "vô số tội", nếu không muốn nói là hãnh diện, vì ông cho rằng ông đã sử dụng được một lúc cả hai em bé, đã trình làng được cả hai cái nhất để làm "rạng rỡ" nước Trung Quốc vĩ đại, một đằng là đẹp nhất và một đằng là hát hay nhất. Và như vậy là vì "lợi ích quốc gia" !!!. Ông cho biết rằng, quyết định đưa em Lin Miaoke ra nhép miệng là lệnh vào giờ chót của một đảng viên cao cấp (được dấu tên). Sun Weide, phát ngôn viên của Ủy Ban Tổ Chức Thế Vận Hội Bắc Kinh đã xác nhận quyết định trên.

Trên thực tế, ông cán bộ cộng sản nào đó, người đã nhẫn tâm ra cái lệnh quái gở trên, đã trắng trợn tước đoạt vinh dự của em Yang Peiyi với giọng ca tuyệt vời.

Hẳn ông đã không biết rằng, nếu ông đã sử dụng em Yang Peiyi với giọng hát thật và khuôn mặt thật, với cái răng khập khễnh vì còn đang trong tuổi mọc răng, thì thế giới còn bái phục Trung Quốc biết bao nhiêu. Thật vậy, chỉ mới 7 tuổi, với khuôn mặt mũm mĩm, ngây thơ, em Yang Peiyi sẽ chinh phục được toàn thế giới với tài năng bẩm sinh của em, bởi vì trên thế giới này, ở tuổi em, hát như em, vững chãi, rõ ràng và truyền cảm thì không dễ gì kiếm được.
Làm sao ông hiểu được rằng thế giới trân trọng sự thật? Bởi vì người cộng sản là dối trá.

Làm sao ông hiểu được cái đau đớn của em Yang Peiyi bây giờ và sau này khi em lớn lên và ý thức được sự dối trá này? Bởi vì người cộng sản là tước đoạt, là vô tâm.

Cộng sản đàn anh (tức CS Trung Quốc) hay đàn em (tức CS Việt Nam) đều giống nhau trên phương diện dối trá và tước đoạt công sức của người dân. Trong trường hợp này là công sức tập luyện và tài năng bẩm sinh của em Yang Peiyi.

Ở Việt Nam có biết bao nhiêu người bỏ công sức ra để làm ăn cần cù từ đời này sang đời kia, để rồi nhà nước CSVN tước đoạt từng tấc đất, từng miếng cơm manh áo, từ danh dự nhân phẩm con người, đến tiếng nói và cả tôn giáo.

Ở Việt Nam có biết bao nhiêu những bạn trẻ giỏi dang nhưng thấp cổ bé miệng, khi học ra trường rồi thì chỉ đi làm với đồng lương chết đói hoặc bỏ việc đi làm lao động qua ngày để nhìn những bạn cùng lứa ăn trên ngồi chốc nhờ cái gốc cán bộ của gia đình.

Một điểm khác đáng chú ý trong sự kiện này là thái độ của em Yang Peiyi được các nhà báo Tây Phương mô tả như sau: Khi được hỏi em có buồn không khi không được ra trình diễn, em đã trả lời: "Em rất vui vì giọng hát của em được dùng và vậy là sướng rồi!".

Em Yang Peiyi là một em bé 7 tuổi, chưa hiểu được cái mất mát của em. Cả cha mẹ em cũng không cảm thấy cái mất mát, cái bất công hay việc bị tước đoạt trắng trợn, mà còn lấy làm vinh dự vì dù sao, giọng hát con mình cũng được cất lên bay bổng trong một buổi lễ trịnh trọng chưa từng có ở Trung Quốc.

Làm sao họ hiểu được quyền lợi của họ khi mọi điều tạm gọi là tốt lành đều được họ xem như là "ân huệ" của nhà nước? Làm sao họ hiểu được rằng, lẽ ra, họ còn phải được hưởng nhiều hơn cái mà họ đang có? Lẽ ra, con họ, em bé Yang Peiyi, phải được vinh dự đứng vào chỗ của em Lin Miaoke vì giọng hát đó là từ chính em, vì chính em đã dầy công tập luyện, vì chính em có biệt tài hát hay nhất. Cái răng khập khễnh không phải là cái tội để gạt em ra. Cái răng đó chỉ đánh dấu giai đoạn phát triển thể chất rất tự nhiên của đứa bé 7 tuổi dễ thương, hồn nhiên, không có gì là xấu xa cả. Nếu Ban Tổ Chức đã chọn giọng em thì phải cho em cái vinh dự được thế giới thưởng thức và chiêm ngưỡng. Đó là sự công bằng tối thiểu.

Phản ứng của em Yang Peiyi và cha mẹ em cũng tương tự như nhiều người dân ở Việt Nam khi cho rằng những cái mình có, tạm gọi là tốt lành, cũng là "ân huệ" của nhà nước CSVN.

Nhiều bạn trẻ trong nước đã tâm sự rằng: Dù sao mình cũng được đi học, còn hơn những người không được đi học. Dù sao mình cũng có mái nhà để ở, còn hơn những người sống lê lết ngoài đường phố. Dù sao mình cũng có việc làm dù là lương chết đói. Dù sao mình cũng còn được sinh hoạt trong chùa, trong nhà thờ, còn được tụm năm tụm ba, đi làm những công tác xã hội giúp những người bất hạnh. Dù sao thì chùa lớn, nhà thờ rộng ngày càng mọc lên càng nhiều ở các thành phố. Và như vậy là cũng may mắn rồi, vì đó là "ân huệ" của đảng và nhà nước.

Cái còng đeo vào cổ họ chỉ được nới rộng ra để cái đảng và nhà nước đó sống còn, chứ đó vẫn là cái còng mà lẽ ra họ không phải đeo.

Nhiều bạn trẻ trên đã không hiểu rằng, lẽ ra, người dân Việt Nam còn phải được nhiều hơn cái họ đang có. Họ đã không nhìn ra được cái mà họ bị tước đoạt. Nói chung, họ đã bị tước đoạt quyền sống cho ra người, như ở các nước mà chính phủ lo cho dân. Đó còn là quyền thay đổi chính phủ nào không biết lo cho dân.

Em bé Yang Peiyi và cha mẹ em chưa ý thức được em đã bị tước đoạt quyền lợi nên hài lòng với cái "ân huệ" là giọng hát em được sử dụng.

Người dân Việt Nam không thể hài lòng với những vá víu hiện tại được. Người dân Việt Nam phải được hưởng cuộc sống ấm no, được đi học khi còn trẻ, được chăm sóc khi bệnh hoạn đau yếu, già nua, và khi đi làm thì được đối xử công bằng, được sống trong môi trường trong sạch, không dối trá lừa lọc tham nhũng bất công, không bụi bậm dơ bẩn, thiếu vệ sinh, v.v... Người dân phải được tự do lên tiếng khi thấy bất công, tự do theo một tôn giáo mà không bị lừa lọc dối trá ngay trong tôn giáo mình do sự can thiệp của nhà nước. Và xa hơn nữa, người dân phải có quyền sống trên một lãnh thổ nguyên vẹn, không bị nay mất chỗ đất này, mai mất chỗ biển kia.

CS Việt Nam cũng như CS Trung Quốc đều viện cớ "Lý do là vì quyền lợi quốc gia" . Vâng, chính "vì quyền lợi quốc gia" nên nhà cầm quyền tước đoạt bao nhiêu quyền lợi của người dân, và tha hồ tung hoành, nay ra những lệnh này, mai ra những nghị quyết kia.
Trường hợp này, nhà nước Trung Quốc đã ra lệnh sai lầm khi dấu nhẹm em Yang Peiyi và phô trương em Lin Miaoke để rồi bị cả thế giới lên án. Trên 40 tỷ đồng đổ ra để đánh bóng bộ mặt Trung Quốc, để quyết chí làm cho thế giới phải khâm phục và công nhận sức mạnh của Trung Quốc. Trên 40 tỷ đồng đó đã bị cuốn trôi sông chỉ vì một quyết định tai hại của một cán bộ dấu tên đã dẹp em Yang Peiyi đi. Trên 40 tỷ đồng bị trôi sông vì cái lý do dấu em Yang Peiyi chỉ là vì em có bộ răng xấu xí, một lý do chạm đến lương tâm thế giới luôn tôn trọng những cảm xúc nơi trẻ em.

Khi tự bào chữa rằng quyết định trên là vì "quyền lợi quốc gia" thì quả thật CSTQ đã lạm dụng lòng yêu nước của người dân, để tác oai tác quái. CSVN thì đang thi đua với CSTQ để cũng tác oai tác quái với người dân, lạm dụng lòng yêu nước của người dân.

Cha mẹ em Yang Peiyi sẵn sàng dâng hiến giọng ca của con mình để làm đẹp cho bộ mặt Trung Quốc, và ngay cả em bé Yang Peiyi cũng vậy. Tuy nhiên, lòng yêu nước của họ đã bị CSTQ lạm dụng.

Người dân Việt Nam còn bị tệ hại hơn người dân Trung Quốc nữa. Ngoài việc bị lạm dụng lòng yêu thương gắn bó với tổ quốc, người dân Việt Nam còn bị mất đất, mất biển vì một nhà nước bất tài, vô tâm.

Tiếng hát trẻ thơ bị tước đoạt vinh dự trong buổi Lễ Khai Mạc Thế Vận Hội Bắc Kinh vì một nhà nước độc tài, đang làm nhức nhối nhiều con tim Việt Nam quằn quại vì: tại Việt Nam, người dân còn bị tước đoạt cả những quyền tối thiểu để làm con người.

Mai Ly
16/8/2008


---

Saturday, August 16, 2008

Yêu Cờ Vàng


Lượm lặt đó đây : Yêu Cờ Vàng
on 2008/8/16 16:48:11

Tác phẩm của em bé 11 tuổi.

http://www.lyhuong.net/web/modules/news/article.php?storyid=825

---

Friday, August 15, 2008

Tâm Thư Cám Ơn Của Thương Binh VNCH Tại Việt-Nam

Tâm Thư Cám Ơn Của Thương Binh VNCH Tại Việt-Nam.

Việt Báo

Thứ Năm, 8/14/2008, 9:03:00 PM

* Kính gởi Cộng Đồng Người Việt Tự Do ở Hải Ngoại
* Kính gởi chị Hạnh Nhơn, anh Lê Quý (Hội Cứu trợ Thưong Binh /Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa tại thành phố Santa Ana, California )
* Kính gởi Liên Hội Cựu Chiến sĩ Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà, Nam California
* Kính gởi Ban Tương trợ Cựu Sinh Viên Sĩ Quan /Trừ Bị Khoá 10B/72
* Đồng kính gởi quý Báo, Đài phát thanh, quý cơ quan Truyền thông cùng quý ân nhân, mạnh thường quân và quý anh chị em Ca, Nhạc-sĩ yễm trợ cho ngày Đại Nhạc Hội "Cám ơn Người Thương Binh/Việt Nam Cộng Hoà kỳ 2" tổ chức ngày 3 tháng 8 năm 2008 tại Garden Grove, California.

Quý vị kính mến,

Như một chấn động lớn tại quê nhà VN được xẫy ra trong tâm hồn và cuộc sống của TB/QLVNCH khi biết được tin tức loan nhanh từ Đại Nhạc Hội Cám ơn Người Thương Binh kỳ 2 với kết quả thu đạt rất lớn lao đáng kể từ mặt tinh thần lẫn vật chất; tất cả nhằm cứu giúp cho anh em Thương Binh chúng tôi đang khốn khổ tại quê nhà …

Trong niềm vui khắp khởi với biết bao nỗi xúc cảm tốt đẹp … Chúng tôi, Tập thể TB/VNCH tại quê nhà đồng cùng vang động lên tâm tình, cảm nghĩ … Xin gởi đến, mong được bày tỏ cùng quý ân nhân, mạnh thường quân và quý anh chị em chiến hữu QLVNCH ở bên đó. ..

Quý vị kính mến,

Tại quê nhà sau khi xem được những hình ảnh và bài viết về Thương Binh và biết được những thành quả của ngày Đại hội Thương Binh kỳ 2 vừa rồi, anh em Thương Binh chúng tôi ở đây cảm thấy rất ấm lòng và được an ủi rất nhiều; chính đây là niềm phấn khích, tăng trợ cho sức sống phấn đấu và vươn dậy của chúng tôi trong việc cải thiện cuộc sống. Chúng tôi xúc động nhiều khi nhìn thấy hình ảnh của hàng chục ngàn đồng bào người Việt bên đó lủ lượt, nô nức đi đến dự khán và ủng hộ hết mình buổi Đại Nhạc Hội kỳ 2. Chúng tôi rất cảm kích khi biết được các anh chị em Ca Nhạc-sĩ tất cả đã làm việc rất nhiều, không quản ngại cực nhọc khó khăn; đã tận tụy trong mọi công việc cho buổi Đaị Nhạc Hội hướng về đại nghĩa quê hương và cái sống cái chết của anh em Thương Binh chúng tôi. Quả thật:

Trăm sông cuộn đổ về biển cả
Biển cả tuôn tràn đến trăm sông
Tình thương về với tình thương lớn
Nghĩa khí đến cùng, nghĩa khí cao


Quý vị kính mến,

Ngày 30 /4/75 biến cố tủi nhục đã qua lâu rồi, nhưng vết tích của cuộc chiến vẫn còn ghi đậm, hằn sâu trên thể xác của những chiến binh QLVNCH ... Và chúng tôi đây, những hình hài không còn nguyên vẹn, từng phần thân thể bị đoạn lìa trông ... rất ư là quái dị, thảm hại; kéo dài kiếp sống tàn phế trong hoàn cảnh với mọi khốn khổ, hoạn nạn. Hầu hết anh em Thương Binh lâm vào cảnh chơi với, bấp bênh ..dần đi đến chổ lụn bại, tuyệt vọng, chờ chết trong câm lặng tủi nhục đớn đau, tưỡng chừng như cuộc đời phải cam chịu số phận bất hạnh đen đủi ...

Nhưng không! Chúng tôi đã có được những cứu tinh, tình thương và sự cứu giúp của quý vị đã đến. Đã hơn 16 năm qua, quý vị đã đến với Thương Binh VNCH bằng tất cả tấm lòng, chân tình quý trọng. Biết bao cảnh sống thống khổ đọa đày, biết bao sự bức bách vập vùi, biết bao những hoạn nạn khốn đốn đã được quý vị ở phương trời xa nghe thấy và cảm thông thấu hiểu những nỗi niềm sót xa của một kiếp sống. Từ năm 1993 đến nay đã có nhiều những đợt tiền cứu trợ của quý vị liên tục gởi về quê nhà giúp đỡ cho anh em chúng tôi. Quí vị đã đổ mồ hôi , công sức trong mọi công việc làm để tạo nên những thành quả cho công việc cứu giúp Thương Binh VNCH đang gặp khổ nạn tại quê hương. Mười sáu năm qua, lần lượt từ người nầy đến người khác, đồng tiền tình nghĩa của quý vị đã đến tay hàng vạn Thương Binh VNCH ở khắp mọi nơi ở quê nhà. Chính tình thương và sự giúp đỡ cao quí của quý vị đã tạo điều kiện cho nhiều anh em Thương Binh được ngoi lên, vươn dậy, lần hồi thóat khỏi cuộc sống lầm than, tạo dựng lại cuộc đời và niềm tin đồng thời cũng đã đóng góp hữu ích vào cộng đồng xã hội tại quê nhà.

Nếu không có được tình thương cùng sự giúp đỡ hết lòng của quý vị, có lẽ giờ đây nhiều anh em Thương Binh trong chúng tôi đã vùì thây trong lòng đất lạnh và chết không nhắm mắt vì chưa nhì thấy được "Trời tự do bừng sang trên quê hương sau cơn mưa đen tủi nhục đã giăng phủ trên đất Viêt-nam suốt 33 năm qua".

Chúng tôi rất được an ủi lớn lao về tinh thần khi cảm nhân được cuộc sống đầy ý nghĩa tốt đẹp qua tình thương của quý vị đã ưu ái cho anh em chúng tôi trong suốt thời gian qua.

Quý vị kính mến,

Đại Hội Thương Binh VNCH kỳ 1 năm 2006 vừa qua đã, quý vị đã cứu giúp cho biết bào nhiêu anh em Thương Binh chúng tôi được sống và làm lại cuộc đời. Giờ đây, Đại Hội Thương Binh kỳ 2 đã đạt được kết quả mỹ mản, chắc chắn sẽ giúp cho nhiều anh em Thương Binh nữa có được cuộc sống tốt đẹp hơn, tạo thêm niềm tin và hy vọng.

Quý vị kính mến,

Trong tâm cảm đầy xúc động trước tấm lòng của quý vị đã dành cho anh em Thương Binh chúng tôi qua Đaị Hội Cám ơn Người Thương Binh VNCH kỳ 2 tại Westminster, California, chúng tôi xin tri ân đế các quý vị ân nhân, quý vị mạnh thường quân, các Hội đoàn, các bạn đồng đội, chiến hữu cùng đồng bào người Việt-nam Tự do ở hải ngoại.

Chúng tôi không biết nói gì hơn ngoài tấm lòng biết ơn sâu xa. Xin gởi đến tất cả quý vị cùng gia quyến lời cầu chúc sức khỏe cùng mọi sự an lành hạnh phúc và thành đạt.

Sàigòn ngày 8 tháng 8 năm 2008

Tập thể Thương Phế Binh VNCH tại Việt-nam.

TB. Xin cho chúng tôi gởi đến chị Hạnh Nhơn tất cả lòng kính mến thân thương.

Nhìn thấy ảnh chị trong ngày Đại Hội TB kỳ 2, anh em chúng tôi thật xúc động trước những nhiệt huyết,cố gắng và tận tụy lo lắng của chị, mang lại niềm vui cho anh em Thương Binh VNCH. Cầu ơn trên luôn hộ trì cho chị được nhiều sức khỏe.

---

http://ThuongBinh.blogspot.com

---

Thursday, August 14, 2008

LO`NG MA~I KHA('C GHI

LO`NG MA~I KHA('C GHI

**********
La`m sao que^n ANH HU`NG DDO^NG TIE^'N
Ru+`ng Ha. La`o quye^'t chie^'n ha(ng say
Qua^n thu` tru`ng ddie^.p bao va^y
Chie^'n tru+o+`ng so^i ddo^.ng dda.n bay kha('p vu`ng
Anh hu`ng VIE^.T mo^.t lo`ng xo^ng tra^.n
Khi co?i lo`ng ua^'t ha^.n tra`o da^ng
Ke^? gi` sinh ma.ng xa'c tha^n
Mo^.t lo`ng vi` nu+o+'c mong da^n an la`nh
DDoa`n qua^n ddi kho+?i ha`nh gian kho^?
Vu+o+.t Mekong xa^m nha^.p dda^'t La`o
Tra~i bao kho' nho.c gian lao
DDo^'i dda^`u qua^n gia(.c ddu+o+`ng va`o tu+? sinh
Oai hu`ng thay qua^n mi`nh du` i't
Va^~n can tru+o+`ng xem che^'t nhu+ kho^ng
Hie^n ngang hu`ng du~ng mo^.t lo`ng
Quye^'t la`m ra.ng ro+~ ANH HU`NG VIE^.T NAM
DDau lo`ng thay Ha. La`o na(m a^'y
Vi` muo^n da^n vi. quo^'c vong tha^n
Hy sinh no^'i go't tie^`n nha^n
Nguye^.n the^` tu+. sa't tre^n ddu+o+`ng dda^'u
tranh
Bi hu`ng su+? qua^n ha`nh DDO^NG TIE^'N
Ghi kha('c muo^n ddo+`i du~ng lie^.t vang danh
DDa.i anh hu`ng HOA`NG CO+ MINH
Trong lo`ng da^n Vie^.t oai danh muo^n ddo+`i....
LH

Wednesday, August 13, 2008

Thiếu Think Tank: Chỉ Trích hay Dọn Đường?

Thiếu Think Tank: Chỉ Trích hay Dọn Đường?

------------------------------------------

Kính thưa quý vị,

Khoảng 2 tuần trước, khi nhà báo Lữ Giang đăng bài Thiếu Think Tank, chúng tôi có viết vài câu bình luận ngắn và hứa sẽ viết rõ hơn. Hôm nay chúng tôi xin gởi lại ý kiến trọn vẹn về bài Thiếu Think Tank này. Sở dĩ ý kiến này được đưa lên diễn đàn khá trễ là vì chúng tôi đã đăng báo, và để bảo vệ quyền lợi cho tờ báo, chúng tôi không phổ biến lên diễn đàn ngay. Nhiều độc giả sau khi đọc các bài viết của nhà báo Tú Gàn (Lữ Giang) có cảm giác là ông chỉ trích đảng Việt Tân rất mạnh. Có phải thật như vậy không? Sau đây là một quan điểm hơi khan khác.

Thiếu Think Tank: Chỉ Trích hay Dọn Đường?

Trong tuần qua, trên mạng internet xuất hiện một bài viết mang tựa đề "Thiếu Think Tank" của Lữ Giang, người còn có bút danh là Tú Gàn, một cây viết kỳ cựu của báo Sài Gòn Nhỏ ở Hoa Kỳ. "Think Tank" có nghĩa là bộ phận điều nghiên, hoạch định chủ trương, đường lối, hay nói nôm na là đầu óc của một tổ chức. Đại ý của bài viết là đảng Việt Tân "Thiếu Think Tank".

Phần nổi của bài "Thiếu Think Tank"

Trước hết, chúng ta hãy xem Lữ Giang viết gì và kế đó phân tích xem có đồng ý với lập luận của bài "Thiếu Think Tank" này hay không. Trong phần mở đầu, Lữ Giang viết:

"Nghe đài phát thanh "Tiếng Nước Tôi" và đọc trang nhà viettan.org của đảng Việt Tân, chúng ta có cảm tưởng như đây chỉ là những cơ quan truyền thông nhai lại những gì mà đa số các cơ quan truyền thông khác đã đọc hay đăng. Nội dung cũng chỉ để diễn tả lại một quan điểm phổ thông từ 34 năm qua: Việt Cộng gian ác, Việt Cộng độc tài, Việt Cộng ngu dốt, Việt Cộng bán nước, Việt Cộng thất bại..., thế nào chúng nó cũng sụp đổ và chúng nó sắp sụp đổ tới nơi rồi!

Lối tuyên truyền này cho thấy các nhà lãnh đạo Việt Tân không tìm ra được những chủ trương, những đường lối, những kế hoạch... riêng có thể làm thay đổi đất nước, mà chỉ huà theo đám đông. Nói cách khác, mặc đầu là một tổ chức đấu tranh có tầm vóc lớn nhất ở hải ngoại, Việt Tân thiếu "THINK TANKS", tức thiếu những "BỘ ÓC" có thể tạo cho mình một thế đứng riêng và một đường lối riêng để đưa cuộc đấu tranh tiến tới." (ngưng trích)

Trong phần thân bài gồm nhiều tiểu mục, tác giả bắt đầu với tiểu đề: "BỊ ÁP LỰC QUẦN CHÚNG"

Để kết cho tiểu mục này, Lữ Giang viết:

"Chủ Tịch Hoàng Cơ Minh đã cho lập trên đất Thái một Khu Chiến giống như một chiến khu ở Việt Nam để tập cho các chiến sĩ cách chiến đấu và thu phục quần chúng theo kháng chiến. Nhưng sau cuộc Đông Chiến 1 thất bại, ông thấy con đường xâm nhập vào Việt Nam là con đường vô vọng vì địch đã phong tỏa hết rồi, nhưng ông không thể rút lui được mà phải tiến tới vì áp lực của quần chúng đàng sau. Nếu quay trở về, ông sẽ bị lên án là "kháng chiến cuội" và bị đòi lại tiền đã đóng góp. Nhưng nếu tiến tới sẽ bỏ mạng. Cuối cùng, ông đã chọn con đường chết trong cuộc Đông Tiến 2. Đây là một sự lựa chọn can đảm. Những nhà lãnh đạo Mặt Trận còn lại, cũng thấy không thể hoàn thành sứ mạng đã lãnh nhận nên đã cho tiến hành cuộc Đông Tiến 3 để xoá sổ kháng chiến!

Có thể kết luận rằng áp lực của quần chúng đàng sau đã đưa lực lượng kháng chiến của Mặt Trận đến chỗ bị tiêu diệt." (ngưng trích)

Trong phần trên, chúng ta thấy là theo Lữ Giang, ý muốn của quần chúng là sai lầm và quần chúng đã đẩy Mặt Trận, tức tiền thân của đảng Việt Tân vào chỗ chết. Tiểu đề thứ nhì của Lữ Giang trong bài "Thiếu Think Tank" là: "HÙA THEO ĐÁM ĐÔNG GÀO THÉT". Trong tiểu mục này, ông kết luận là:

"Nhìn chung, mỗi khi có biến cố gì xẩy ra, vì thiếu Think Tank, Mặt Trận không thể xác định được quan điểm, lập trường, đường lối và kế hoạch riêng của mình mà chỉ chạy theo tiếng la ngoài phố và "chớp thời cơ". Từ vụ Thái Bình - Xuân Lộc, vụ Trần Trường, vụ Cha Lý, vụ biên giớí... đến vụ dân oan, Mặt Trận không chủ động được gì hết mà chỉ ăn theo!" (ngưng trích)

Tiếp theo trong bài là hai đoạn không mấy liên quan đến chủ đề "thiếu think tank", nhưng trong đoạn cuối cùng, với tiểu đề "CON ĐƯỜNG ĐI TỚI", Lữ Giang viết như sau:

"Các nhà lãnh đạo Việt Tân cũng thừa biết, phong trào quần chúng giống như những con sóng biển, có khi nó lên rất cao, nhưng rồi sẽ tan vỡ khi đổ vào bờ. ...

Nếu các nhà lãnh đạo đảng Việt Tân không xây dựng được một hệ thống Think Tank có năng lực để tìm ra hướng đi thích hợp với giai đoạn mới, cứ tiếp tục để cho bị quần chúng đẩy đi hay cứ hùa theo những tiếng la hét ngoài đường phố và "chớp thời cơ" như từ trước đến nay, rồi cũng sẽ bị tan ra từng mãnh khi vào bờ giống như các phong trào quần chúng ở hải ngoại đã nổi lên, sụp xuống từ 1975 đến nay. Điều quan trọng cần phải nhớ: Chúng ta làm việc vì quyền lợi của tổ quốc chứ không chạy theo những tiếng gào thét theo cảm tính." (hết trích)

Đọc qua những đoạn trên của Lữ Giang, người ta thấy ông đã chê đảng Việt Tân (Mặt Trận) thậm tệ và điểm mà ông đánh giá thấp Việt Tân là đảng này làm theo ý của quần chúng.

Làm theo ý nguyện của người dân, của quần chúng mà sai sao? Một đảng muốn dựa trên dân mà không theo ý dân thì theo ý ai? Trách đảng Việt Tân như lập luận ông Lữ Giang thì chẳng khác nào khen đảng này là đảng của quần chúng, do quần chúng và vì quần chúng. Nhưng các nguồn dư luận khác thì không lập luận như ông Lữ Giang. Chúng ta hãy thử nghe xem các luồng dư luận khác nói gì.

Phân tích thiếu chủ trương Canh Tân của VTCC

Đầu tiên là cái tên đảng. Việt Tân là tên gọi tắt của Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng. Song ngay bây giờ, trên trang nhà chính thức của Việt Tân, tên Anh ngữ là Vietnam Reform Party, ta không thấy chữ Revolutionary hay Revolution, tức là Cách Mạng. Trên thực tế, trong Đại Hội Cộng Đồng NVTD liên bang Úc châu năm 2008 vừa qua, MC của đại hội đã giới thiệu cùng quan khách hai đại biểu chính thức, một đại biểu của đảng Việt Tân Cách Mạng, mà MC phần Anh ngữ đọc tên tiếng Anh của đảng này là "The Revolutionary Party for the Renovation of Vietnam" và một đại biểu của đảng Việt Tân, với tên tiếng Anh là "Vietnam Reform Party".

Tại sao lại có hai đại biểu của hai đảng với cái tên có cùng chữ "Việt Tân" như thế này? Đối với quý vị không theo dõi thời sự chính trị trong cộng đồng người Việt hải ngại thì việc này quả thực rắc rối, nhưng đối với quý vị có theo dõi thì đều biết cách đây không lâu, đảng Việt Tân (nay là Vietnam Reform Party) đã khai trừ hàng loạt đảng viên (hình như là 72 người), trong số những người đứng đầu của nhóm bị khai trừ là BS Trần Xuân Ninh, thành viên trung ương đảng, và luật sư Hoàng Cơ Long, anh của cố Chủ Tịch đảng Hoàng Cơ Minh.

Nhóm người bị khai trừ này giữ nguyên chủ trương ban đầu của đảng, tức là chủ trương lật đổ bạo quyền CSVN rồi mới tiến hành canh tân VN, nghĩa là làm cách mạng trước rồi mới canh tân sau. Đại biểu của nhóm này được MC trong đại hội Cộng Đồng Úc Châu giới thiệu là đại diện đảng Việt Tân Cách Mạng (VTCM). Trong khi đó, theo BS Trần Xuân Ninh, thì nhóm Việt Tân, mà nay trong tên tiếng Anh của đảng đã bỏ mất chữ Revolutionary (Cách Mạng), tức Vietnam Reform Party, chủ trương tiến hành canh tân VN trong lúc đảng CS còn nắm quyền tại VN. Để dễ phân biệt, chúng tôi xin được gọi đảng Việt Tân (Vietnam Reform Party) là Việt Tân Cải Cách (VTCC). Quả thật như vậy, cách đây nhiều năm, một ủy viên trung ương của đảng VTCC đã cho người viết biết chủ trương của ông ta về việc về VN tái thiết, phát triển trong lúc VC còn nắm quyền.

Qua đoạn trình bày trên, ta thấy nét chánh của VTCC là chủ trương canh tân (Reform). Trong những năm gần đây, người ta con được nghe một hoạt động của VTCC mệnh danh là tiếp cận, có nghĩa là gần gũi với trong nước. Song ông Lữ Giang đã không hề đề cập đến đến sự canh tân, tiếp cận đương thời của đảng VT (CC) mà lôi lại chuyện cũ, để đi đến kết luận là đảng VTCC thiếu think tank. Thoạt nhìn thì thấy ông đã phân tích quá hời hợt, nếu không muốn nói là phân tích "chệch hướng" và do đó kết luận VTCC thiếu think tank của ông trở nên có vẻ hấp tấp.

Nhưng có thể người cho rằng kết luận của ông Lữ Giang hấp tấp mới chính là kẻ hấp tấp. Chúng ta hãy chịu khó xét sâu hơn một chút nữa thì sẽ thấy sự đời chưa chắc đã đơn giản như vậy. Không đề cập đến việc canh tân, tiếp cận, xây dựng VN trong khi VC còn nắm quyền, lại chỉ đề cập đến chuyện cũ, cho là MT/VT theo ý đồng bào, cho là quần chúng nghĩ sai, xúi dại, biết đâu chừng Lữ Giang lại rất sâu sắc. Biết đâu chừng không phải ông không thấy, mà cố tình lờ đi chủ trương canh tân đương thời của VTCC, với dụng ý hướng dẫn dư luận theo chiều ông muốn. Ta hãy cùng từ từ xét kỹ lại xem. Trước hết, ta xét xem có thật là đảng VTCC đang đứng chung với quần chúng hay không?

"Gào thét" ngược lại quần chúng

(Xin được dùng lại từ "gào thét" của tác giả Lữ Giang)

Trong mấy tháng qua, có thể nói sự kiện sôi nổi nhất ở hải ngoại này là cuộc đấu tranh của đồng bào ở San Jose, Hoa Kỳ, cho cái tên Little Saigon. Khoảng 10 ngàn đồng bào đã biểu dương ý nguyện này. Trong khi đó, một ủy viên trung ương đảng của VTCC, cùng một đảng viên VTCC cao cấp (và theo chỗ chúng tôi được cho biết, còn có một số đảng viên VTCC ở San Jose) đã ký vào một bản lên tiếng chung, mệnh danh là Our Voice, không thừa nhận sự đại diện người Việt tị nạn CS của đồng hương đấu tranh cho cái tên Little Saigon. Nhóm Our Voice của các ông này cho rằng số đồng bào này chỉ là thiểu số lớn tiếng, nhưng trên thực tế nhóm Our Voice của ông không đông bằng một phần mười (1/10) nhóm ủng hộ Litle Saigon, thậm chí không bằng một phần mười lăm (1/15). Sau khi thấy khí thế của đồng hương đòi hỏi tên Little Saigon quá lớn mạnh, ông Hoàng Tứ Duy, con của ông Ủy Viên Trung Ương Cao Cấp nói trên, đã ra thông báo đại diện cho đảng VTCC. Trong thông báo này VTCC tuyên bố đứng ngoài cuộc.

Như vậy ta có thể nào nói VTCC đứng chung với đồng bào, làm theo ý nguyện của đồng bào như ông Lữ Giang phân tích không? Câu trả lời đã quá hiển nhiên, chắc chắn là không. Phải nói ngược lại mới đúng hơn, đảng VTCC đã "gào thét" ngược lại nguyện vọng của đồng hương VN hải ngoại, sau đó, khi thấy thất thế, thì công bố đứng ngoài. Hành động này của VTCC phải được xem xuất phát từ một Think Tank thời đại, dù think tank này giỏi hay dỡ. Tại sao ông Lữ Giang không phân tích chuyện thời cuộc này mà lại mang những thí dụ từ thời ông Hoàng Cơ Minh còn tại thế, hơn một phần tư thế kỷ trước ra để luận giải, rồi kết luận VTCC thiếu think tank, nghe theo lời quần chúng?

Thiếu Think Tank: chỉ trích hay dọn đường?

Để kết, đảng VTCC hiện nay đã không còn đi theo chủ trương mà Mặt Trận thời cố Chủ Tịch Hoàng Cơ Minh lập ra, nên nhiều người gọi đảng này là VT Chệch Hướng. Có người còn gọi chủ trương canh tân VN của đảng VTCC khi chưa lật được bạo quyền CSVN là chủ trương "hốt mương đào giếng". Tại sao không phân tích về chủ trương Canh Tân mà bảo rằng VTCC thiếu Think Tank? Theo nhóm Our Voice, chống lại nguyện vọng của đồng hương ở San Jose, tiếp cận, giúp tay VC hốt mương đào giếng là những sản phẩm của Think Tank của VTCC. Có phải đó là "hùa theo đám đông gào thét" như ông Lữ Giang viết không? Vấn đề là tại sao những trọc phú VC thì lo cướp đất, lo ăn trên đầu trên cổ người dân, mà không lo hốt mương đào giếng, còn VTCC lại làm việc này. Think Tank của VTCC đúng đường hay lạc lối, lịch sử sẽ thẩm định.

Đọc qua bài viết của ông Lữ Giang, chúng tôi liên tưởng đến việc các đảng viên CS chỉ trích chủ nghĩa CS. Đám CSVN hiện nay đã trở thành những trọc phú tư bản đỏ, họ đang cần hợp thức hóa tài sản kết sù của họ. Vô sản thì làm sao giàu một cách chính thức được, cho nên đám mafia đỏ này cần các chú cuội, gào thét chỉ trích chủ nghĩa CS, dọn đường cho chúng hợp thức hóa sự giàu sang một khi phải từ bỏ chủ nghĩa trên danh nghĩa này. (Chỉ trích sự tham nhũng, độc tài của VC mới đúng điểm, chứ chỉ trích CHỦ NGHĨA CS thì chưa chắc). Ông Lữ Giang lớn tiếng chỉ trích việc (MT) VTCC nghe theo lời đồng bào là sai, là thiếu Think Tank. Như vậy thì ông đang thật lòng hay đang hướng dẫn dư luận, dọn cho VTCC một con đường đi ngược với ý của đồng hương tị nạn CS? Việc này xin để cho người đọc tự phán đoán.

Hoàng Nguyên
hoang4eb@gmail.com

http://www.vietland.net/main/showthread.php?s=192aa8647f1d56ee45b9fb9ad934f9c6&t=1812

---

Monday, August 11, 2008

Cờ Máu Treo Ngược


Ngày diễn hành Olympic 2008, em bé Lin Hao đi với Yao Ming

“Cầm cờ máu treo ngược”



Cờ Máu Treo Ngược


Em bé Lin Hao năm nay chín tuổi

Một nạn nhân động đất bị chôn sâu

Mấy ngày đêm (?) mới được moi lên nào

Vẫn khỏe mạnh và tinh thần minh mẩn .


Nay em được đi đầu đoàn Thế Vận

Tay cầm cờ Đảng Cộng phất quơ cao

Chứng tỏ rằng Trung Quốc đã tự hào

Mộng thống lãnh năm châu thế giới !


Rừng cờ đỏ hiên ngang đang tiến tới

Chỉ có cờ em bé tên Lin Hao

Ngôi sao vàng biểu tượng cả ngôi cao

Bị treo ngược còn đâu là uy lực !


Đây là điềm Tiên Cơ đà báo trước

Những Thiên Tai đổ xuống bọn Độc Tài

Bạo phát bạo tàn, nhân quả xưa nay

Một chế độ bất nhân, mau mạt vận .


Ngày khai mạc trông uy nghi hoành tráng

Nhìn sau lưng dân đói rách lầm than

Cả tỷ người một thiểu số giàu sang

Nắm quyền lực gây bao điều tội ác .


Trần Bửu Hạnh

Ngày 11 tháng 8 năm 2008

Friday, August 08, 2008

Frankfurt, West Germany: Tu+o+`ng Thua^.t : Bie^?u Ti`nh cho^'ng Trung Co^.ng - 08.08.2008


Tây Đức: Frankfurt biểu tình chống Trung Cộng, 08.08.2008

Đồng loạt với Paris (Trocadero Place) và sau Bỉ (Biểu Tình trước toà đại sứ Trung Cộng tại Brussels, 06.08.2008), sau Đêm Thắp Nến tại Berlin (thủ đô cuả CHLB Đức), 07.08.2008 và Đêm Thắp Nến tại Paris 07.08.2008 cùng một số nơi khác trên Thế Giới, ngày hôm nay - Thứ Sáu 08.08.2008, đúng ngay vào ngày Khai Mạc Thế Vận Hội Bắc Kinh 2008, khoảng 100 người Tây Tạng lưu vong cùng với các Thân Hữu người Đức và Người Việt Quốc Gia tại Frankfurt am Main & Vùng Phụ Cận đã biểu tình trước Lãnh Sự Quán cuả Trung Cộng ở Frankfurt am Main, Mainzer Landstrasse 175, 60326 Frankfurt a.M., West Germany.

Sau Nghi Thức Khai Mạc trang nghiêm, Chào Cờ và hát Quốc Ca Tây Tạng Tự Do vào lúc 12 giờ trưa, đoàn Biểu Tình đã hô to liên tục các Khẩu Hiệu đả đảo Trung Cộng, đòi Tự Do, Độc Lập cho Tây Tạng bằng Anh ngữ và Đức ngữ:

Free Tibet !
One World, One Dream, Free Tibet ! Free Tibet !
UNO ! We want justice !
China lies, people die !
Hu Jintao, stop lying !
Longest living Dalai Lama !
No Freedom, No Olympic !
UNO ! Wake up !!
China, stop killing in Tibet !
We want freedom !
Tibet belongs to Tibetans !
China gets out of Tibet !
People of Frankfurt, support us !
People of Germany, support us !
Frankfurt - Tibet !
UNO, we want Freedom !
No Olympic in China !
v.v...


Đến 13 giờ 30 đoàn Biểu Tình đã tuần hành trên các đường phố chính cuả Frankfurt với một rừng Cờ Tây Tạng Tự Do (có hình 2 con sư tử tuyết / snow lions), đặc biệt nhiều Cờ Vàng 3 Sọc Đỏ cũng phất phới tung bay rực rỡ trong đoàn Biểu Tình.

Các Khẩu Hiệu chống Trung Cộng, chống Thế Vận Hội Bắc Kinh, tranh đấu giành Độc Lập cho Tây Tạng, v.v... lại được hô vang liên tiếp nhau bằng tiếng Anh và tiếng Đức trên nhiều đại lộ cuả Frankfurt mà đoàn Biểu Tình đi qua.

Nhiều công chúng đứng xem 2 bên lề đường đã vỗ tay tán thưởng đoàn Biểu Tình, hoặc giơ 2 ngón tay hình chữ V (Victory) hay ngón tay cái lên trời (Number One) để ủng hộ đoàn Biểu Tình.

Sau một đoạn đường dài, đoàn Biểu Tình đến Hauptwache (trung tâm thành phố Frankfurt) ; tại đây, những người Tây Tạng lưu vong đã diễn một hoạt cảnh ngắn, mô tả lại những cảnh đàn áp giểt chóc man rợ, dã man cuả bè lũ bành trướng Bắc Kinh ở Tây Tạng ngày 10.03.2008, với nội dung "Gold for 1.2 millions killed Tibetans" [ Huy Chương Vàng (Thế Vận Hội) cho Trung Cộng với "thành tích" giết 1 triệu 200 ngàn người Tây Tạng (từ 1959) ].

Cuộc Biểu Tình chấm dứt lúc 14 giờ 30 cùng ngày trong cơn mưa rào nặng hạt và với thành công lớn, tạo được sự chú ý lan rộng cuả dân bản xứ ; đặc biệt nhiều người Tây Tạng lưu vong (và các Thân Hữu người Đức) đều choàng / khoác Cờ Tây Tạng Tự Do trên người, hay là mặc áo thun (T-Shirt) Free Tibet, dù (umbrella) cũng "Free Tibet", hoặc mang khẩu hiệu FREE TIBET trên trán, kể cả các em bé Tây Tạng được Cha Mẹ dẫn theo đi biểu tình chống Trung Cộng.

Những hình ảnh dân chúng và các nhà sư Tây Tạng bị Trung Cộng bắn giết tàn bạo ở Tibet (do du khách ngoại quốc chụp được và gởi lén ra ngoài) cũng đã tạo nhiều xúc động nơi công chúng Đức đứng xem triển lãm các tội ác cuả bọn cộng sản Bắc Kinh.

Trương Nhân
tường trình từ Frankfurt am Main
08.08.2008

Ve? Vang Da^n Vie^.t : O^ng ba` Phan Quang D-i.nh, Adelaide, SA


Hình trên: (Từ trái) Ben, ông bà Phan Quang Định, Linda trong đêm trao giải.

Ba chìm bảy nổi chín lênh đênh

Nam Dao (Adelaide)
August 7, 2008

Ông bà Phan Quang Định được tuyên dương vào Hall of Fame

Một cái shed - nhà kho - bằng tôn ở cuối sân nằm tuốt đằng sau một dãy tiệm nhỏ, chật chội, không phòng tắm, không nhà bếp, ở một vùng ngoại ô bình dân của thành phố Adelaide, Nam Úc, đã là bàn đạp cho sự thành công hy hữu của một gia đình thuyền nhân Việt Nam. Chính trong cái nhà kho mưa dột này, hai vợ chồng người Việt, ông bà Phan Quang Định, đã nuôi lớn 3 đứa con nhỏ nên người, và hai ông bà cũng vừa được trao tặng một trong những giải thưởng cao quý nhất của ngành kỹ nghệ nhà hàng nước Úc.

Trong buổi trao giải trọng thể trước khoảng 1000 quan khách do hội Restaurant and Catering SA tổ chức hôm 28/7 vừa qua, ông bà Phan Quan Định, chủ nhân Vietnam Restaurant trên đường Ađdison ở Pennington đã được tuyên dương vào Hall of Fame, tức danh sách những nhân vật thành đạt tăm tiếng nhất của ngành kỹ nghệ này.

Thật ra đây không phải là lần đầu tiên ông bà Định và nhà hàng Việt Nam được tuyên dương. Suốt nhiều năm liền (1998, 2000, 2001, 2002, 2003, 2005, 2006, 2007, 2008) nhà hàng này đã vào được vòng chung kết giải thưởng “Award for Excellence” trong thể loại tiệm ăn Á Châu, và nhất là năm 2005, đã thắng giải nhà hàng Á Châu ngon nhất tiểu bang Nam Úc. Năm 2006, nhà hàng cũng được chấm là tiệm ăn Á Đông ngon nhất do Adelaide Food Guide trao tặng.

Tuy nhiên với Hall of Fame lần này, người ta không chỉ vinh danh nhà hàng mà đặc biệt vinh danh hai vợ chồng ông bà Định. Trong bài giới thiệu, MC Rob Kelvin của đài truyền hình số 9 nói: “Ông Phan Quang Định và bà Hồ Thị Sương - ông bà Định như người ta thường gọi một cách thân quý – đến Úc năm 1976 trong nhóm thuyền nhân Việt Nam đầu tiên trốn khỏi quê hương họ. Họ đến với hai bàn tay trắng và đã trải qua nhiều cực nhọc để mưu tìm một tương lai tốt đẹp hơn. Lúc đầu, họ đã phải phấn đấu, đi làm hai ‘job’ ở hãng xưởng để nuôi con trước khi họ mở tiệm Việt Nam năm 1984. Vào thời đó, ngay cả những người sành ăn mạo hiểm nhất cũng không biết rõ cơm Việt Nam là gì, nhưng ông bà Định đã nỗ lực cống hiến cơm Việt chính cống ngon tuyệt vời cho người dân Nam Úc nhờ các công thức bí mật của bà Định. Lúc đầu, cả gia đình sống trong một cái nhà kho ở đằng sau tiệm ăn, nhưng họ không nề hà khó nhọc và luôn tiếp đãi với nụ cười thật tươi và những món ăn ngon lành. Cả ba đứa con, Tiến, Ben và Linda đều phụ giúp trong nhà hàng gia đình này. Ở thời buổi tiệm ăn hàng loạt ngày nay, thật là hiếm hoi tìm được một nhà hàng gia đình đã giữ vững chủ trương của mình suốt hơn 24 năm trời. Chính nhờ sự chịu khó làm ăn - không bao giời than vãn – và sự quyết tâm của ông bà Định mà họ đã xây dựng từ gần như con số không một trong những nhà hàng có tiếng nhất Adelaide.”

Tôi gặp anh Định hai hôm sau tại ngay tiệm ăn, anh có kể sơ cho tôi về buổi trao tặng cảm động đó. Nghe nói, nhìn lại chặng đường đã đi qua, cả gia đình đã không cầm được nước mắt, và trong cử tọa cũng có nhiều người nhỏ lệ vui sướng cùng với họ. Anh Định chia sẻ: “Tôi không biết bữa đó là cái gì. Trước đó mấy tuần lễ, họ chỉ nói với Linda là chụp hình tôi và vợ tôi gửi cho họ thôi. Con gái tôi hỏi là làm cái gì thì họ không cho biết cái gì. Chỉ gửi một thơ mời vào ngày 28 tức là thứ Hai, 6g30 có mặt tại Adelaide Entertainment Centre. Người MC của đài số 9 đọc một bài về gia đình tôi, thì tôi dòm lên mấy cái màn ảnh, tôi thấy tôi với bà nhà tôi, tôi mới hỏi Linda, sao cái gì đây, Linda nói: ‘Chuẩn bị ba với má lên!’ Tôi dòm thấy cái huân chương đó, hình như tôi quá cảm động hay sao đó, nên tôi không nói được lời nào. Cũng hai phút đồng hồ sau tôi mới tỉnh lại, tôi bái tất cả quan khách, tôi chỉ nói: ‘My family many many thank you very much, all friends to hope for my family’. Tôi chỉ nói được mấy câu đó. Thật tình mà nói, tôi không có hiểu, tại vì tôi qua nước Úc ba mươi mấy năm chỉ có biết làm thôi chứ không có đi học một giờ nào hết. Cuối cùng có một người lại nói với Linda con gái tôi và con trai tôi là thằng Ben, ‘cái này, ba mày có hiểu không?’ Linda nói ‘chắc ba tôi chưa hiểu’. ‘Cái này lớn lắm, một đời người chưa chắc gì có cái này.’ Tôi mới bật ra, nhưng mà không dám khóc. Vợ tôi cũng không dám khóc...”

Anh Định không cầm lòng được khi hé mở cho tôi nghe một vài giai thoại của cuộc sống làm lụng cực nhọc, và nhất là những thăng trầm anh đã phải trải qua – những thăng trầm mà anh gọi là: “Ba chìm bảy nổi chín lênh đênh, ba mươi sáu gập ghềnh.” Anh nói: “Tôi là một thuyền nhân. Ngày 28/11 năm 1976, chiếc tàu thứ 2 đến Darwin. Ngày tôi đến Darwin là ngày 28/11 thì tôi đổi lại là ngày sinh của tôi. Khi tôi ra đi, tôi có làm mấy vần thơ, tuy tôi không phải là nhà thơ mà chỉ nói với lòng mình: Đã biết rằng đi vĩnh biệt rồi, nhưng mà cũng phải ra đi. Ra đi như thế ra đi mãi, ở làm gì ở lại đây. Từ bốn câu thơ đó mà từ 32 năm nay tôi chưa bao giờ bước về xứ sở quê hương, bởi vì cái giá trị của hai chữ tỵ nạn chính trị rất quan trọng. Tôi không muốn từ bỏ hai chữ tỵ nan chính trị.”

Một trong những thử thách lớn lao là lúc ông bà Định gần như bị phá sản. Tôi hỏi dồn mãi, anh Định mới hé ra cho tôi: “Khi tôi vay tiền sang cái nhà hàng này, tôi lấy cái nhà tôi ở Melbourne. Thế rồi tôi nợ nhiều quá. Bởi vì nợ nần nhiều quá - mà tôi hứa với bạn bè đến ngày sẽ trả - (cho nên) tôi quyết định bán. Nhưng tôi phải nhờ người em vợ tôi mạo chữ ký của bả (chị Định) để mà ký bán. Tôi chờ tới lúc cho bả khỏe chút xíu, tôi mời bả vô lúc 2 giờ sáng, tôi quỳ xuống tôi lạy bà ta: ‘Xin lỗi em, anh đã bán căn nhà xong rồi.’ Nhà tôi nghĩ rằng tôi nói giỡn, nói đùa cho vui thôi, nhưng cuối cùng tôi nói: ‘Anh lạy em, vì không có cách nào khác hơn hết. Anh chỉ bán có 85 ngàn thôi, nếu để tiếp một tháng nữa thì có thể bán lên khoảng một trăm mấy chục ngàn, nhưng anh phải đành bán.’

“Thế rồi vợ tôi đau buồn, tôi chỉ nói với vợ tôi: ‘Anh xin lỗi, hãy nghe lời anh đi, chúng ta chỉ có làm thôi. Lúc bấy giờ thằng Ben con tôi mới 1 tuổi; nhà tôi đau buồn, tôi chỉ nói một câu nói: ‘Thôi em đừng khóc nữa, đừng có ôm con mà nằm đó nữa, chỉ có làm thôi. Nếu như anh bán cái này chỉ trị giá có mấy chục ngàn, anh với em sẽ tiếp tục làm lại thì cũng 15 năm mới trả hết nợ. Thì thôi, nếu em không đi trọn cuộc đời với anh, anh sẽ ký giấy tờ, rồi em dẫn mấy con về xin Housing Trust ở, còn anh chết thì chết chỗ này, mà sống cũng sống chỗ này. Ơn Trên phù hộ cho anh, một ngày nào đó anh sẽ đón mẹ con em xuống đây. Thôi anh nói cạn lời rồi.’ Thế rồi sáng hôm sau, nhà tôi mới tỉnh lại, và bắt đầu năm 1987, nhà tôi mới cùng với tôi phải làm việc. Chỉ có làm việc mới phục hồi được.”

Anh kể tiếp: “Khi tôi bán căn nhà rồi, tôi còn nợ nhà băng 3 chục ngàn. Khi 2 cái nhà hàng bị gọi là sạt nghiệp rồi, mà tôi còn nợ nhà băng thêm overdraft 20 ngàn, và tiếp tục còn nợ nữa. Tôi còn thiếu 10 ngàn nữa. Bấy giờ nó sắp đóng cửa nhà hàng của tôi. Tôi đến xin ông giám đốc nhà băng hãy cho tôi thêm overdraft 10 ngàn. Ông giám đốc trả lời với tôi rằng: ‘Anh không còn cái gì nữa, cái overdraft của anh lớn quá rồi, và khả năng giám đốc của tôi chỉ được ký cho anh có 20 ngàn, bây giờ anh lên như thế thì làm sao tôi chịu nổi nữa?’ Tôi trả lời rằng nếu tôi không có 10 ngàn, chắc tôi không biết gia đình tôi ra sao và chính bản thân tôi sẽ ra sao. Nếu ông giúp được cho tôi thêm 10 ngàn nữa, để cho agent nó không đóng cửa, tôi bảo đảm với ông rằng tôi sẽ trả. Còn nếu không, tôi sẵn sàng lấy tính mạng của tôi để deposit thêm cho nhà băng, bởi vì tôi có một khoản tiền tuổi già của tôi. Xin ông hãy chấp nhận, nếu như tôi có bề nào thì nhà băng cũng không thể lấy lại được số tiền này, vì cái nợ của tôi 6, 7 chục ngàn. Vậy thì xin ông hãy thương cho ba đứa con tôi và gia đình tôi.”

“Ông ta biểu tôi về phải hoạch định toàn bộ cái chương trình đem cho ông coi, thế rồi ông giám đốc lớn kêu tôi lên. Bà xã tôi ở nhà đông người chờ quyết định bởi vì chỉ còn có 2 ngày nữa. Luật sư của agent đã gửi cho tôi đóng cửa nhà hàng. Ổngï biểu: ‘Mày về đi’. Cuối cùng 3 giờ rưỡi họ điện thoại lại cho tôi là tiền đã vô trong nhà băng rồi. Trời! Tôi an lòng rồi, tức là họ không đóng cửa nhà hàng tôi. Tôi có hứa với họ là nếu tôi không trả được thì tôi có thể làm lụng, lau chùi cho nhà băng, hoặc cuối cùng thì có cái bảo hiểm nhân thọ của tôi cũng đủ trả rồi...”

Vào thời đó, hai vợ chồng cùng 3 đứa con sống chui trong cái shed ở cuối sân sau. Tôi đòi anh Định phải cho tôi coi. Cái shed đúng là một cái kho như người ta dùng để chứa đồ. Nó làm bằng tôn, chỉ có một “phòng ngủ”. Gọi là một phòng ngủ nhưng thật ra chỉ là mấy cái vách ván được dựng lên để khoanh một khoảng vuông có lẽ chỉ 3 thước trên 3 thước, không cửa sổ. Trong đó kê 3 chiếc giường sắt sát nhau. Anh Định chỉ từng cái giường: “Đây là giường bà xã tôi với thằng nhỏ út. Đây là giường Linda, đây là giường thằng Hai. Còn tôi buổi tối kéo cái ghế ra ngủ.”

Khi cái ghế được kéo ra thì trong phòng hết chỗ nhúc nhích. Năm người sống như thế suốt 11 năm liền. Mùa hè thì nóng đốt, mùa đông thì mái dột, nước có khi ngập tới mắt cá.

Anh Định chỉ tôi xem nhưng không nói gì thêm. Tôi hỏi Linda về thời gian đó thì được em cho biết: “Con ở cái shed từ trước năm 1984, con mới mấy tuổi, cỡ chưa được 4 tuổi, và ở tới lúc học xong high school là con 16 tuổi. Ở trong một cái kho với cha mẹ, đứa em trai và anh Hai luôn. Học ở trong cái phòng đó luôn.” Khi tôi hỏi em làm sao chịu đựng được, em nói: “Con nghĩ là tại vì cha mẹ cố gắng dạy dỗ mấy đứa con là không phải cần ở cái nhà lớn, miễn sao mình có lòng để học, và mình có lòng tin trong mình là sẽ được thành công. Mà sự thành công thì mình phải cố gắng, bỏ 100% vô. Ba nói là làm nghề nào cũng vậy hết, mình sẽ thành công. Một bài học lớn trong đời người là tiền bạc không quan trọng lắm, miễn sao là mình có lòng người, mình phải hiếu thảo với cha mẹ, ông bà. Tự mình phải cố gắng làm. Nếu mình cố gắng làm thì sau này mình sẽ có tiền.”

Một câu hỏi lởn vởn trong đầu tôi, mãi tôi mới dám hỏi Linda, thì được em trả lời: “Dạ có, lúc mấy đứa con còn nhỏ, có lúc em con còn bé cũng không có sữa để uống, con nhớ hết. Lúc 7-8 tuổi đi học có khi thì không có bánh mì, không có sandwich để ăn mà cũng đi học. Có khi con thấy đời sống không công bằng, nếu nói thật ra thì hồi nhỏ con có nghĩ giống vậy. Lúc gia đình con ở ngoài sau trong cái kho, con cũng hy vọng một ngày nào đó mình cũng có một cái nhà để ở, một cái phòng riêng...”

Tuy những ngày khó nhọc đó đã xa nhưng hình như ký ức còn rõ mồn một. Tôi hỏi Linda nghĩ gì, em nói: “Cái kinh nghiệm đó đối với con rất quan trọng, vì nhờ con đường đó mà cha mẹ con dạy mấy đứa con để cố gắng làm người. Nếu trong đời người mà có thể thay được một hoàn cảnh nào thì con không có thay, tại vì con đường 24 năm của cha mẹ con, nó đã làm ‘the person that I am today’.”

Tôi cho đó là thành công lớn nhất của anh chị Định. Ngay cả trong khi điều hành nhà hàng, anh chị không những đã cống hiến cơm ngon cho khách mà còn đem lại một nét gì rất tinh thần. Anh Định cho biết quan niệm của anh: “Chúng ta là những con người. Vợ chồng tôi có sự quý trọng, tất cả tôi không xem là thực khách, tất cả mọi người vô đây, tôi không xem là khách hàng mà là bạn bè. Họ đến với mình là họ thương mình, chứ đừng bao giờ nghĩ rằng họ đến đây để mà họ ăn. Chính vì điều đó mà sau những bước thăng trầm 24 năm tôi vẫn đứng vững ở đây.”

Trong suốt buổi nói chuyện với anh, gần như không lúc nào là anh không nhắc đến những vị ân nhân đã giúp đỡ, cứu vớt gia đình anh. Đầu tiên là các đồng hương người Việt, và sau đó là bạn bè Úc rất đông của anh, và điểm lạ lùng là trong số đó có những người rất tăm tiếng. Nhìn lên tường quán ăn, người ta có thể thấy được nhiều lá thư khen tặng của một số nhà chính trị Úc đã từng mê cơm chị Định và được anh xem là bạn. Cựu thủ hiến tiểu bang nam Úc John Olson và đương kim thủ hiến Mike Rann cũng như nhiều bộ trưởng , thượng nghị sĩ dân biểu cũng đã từng thích thú thưởng thức món ăn rất ngon tại nhà hàng Việt Nam ấm cúng tình người này.

Anh Định kể một giai thoại lạ lùng về cố Bộ trưởng Liên bang Mick Young và cựu dân biểu Port Adelaide, Rod Sawford. Hôm đó hai ông này cùng với một số bạn ở lại nhà hàng Việt Nam ăn uống rất khuya: “Lúc bấy giờ kinh tế tôi chưa được phát triển, tôi không có mướn người nhiều, mấy ông ấy ở từ 11 giờ đêm cho tới 2 giờ sáng. Cuối cùng mấy ổng không thấy tôi đâu hết, thì tôi đang đứng rửa chén, lúc đó là 1 giờ rưỡi, mấy ổng mới dòm thấy tôi, mấy ổng xuống hết, dọn hết, bao nhiêu người ở dưới kitchen. Ông Mick Young nói: ‘Tao, tao phụ với mày’, Sawford cũng nói: ‘Tao phụ, không, không sao.’ Tôi vừa uống vừa rửa chén, vừa làm việc. Mấy ổng tất cả đều dọn hết, tới 2 giờ sáng lận. Lúc bấy giờ Mick Young là bộ trưởng bộ Ngoại giao hay bộ trưởng Di trú gì đó...”

Tôi hiểu tại sao anh chị Định được vào Hall of Fame. Vì cơm ngon nhưng anh chị không kiêu kỳ, vì sự tiếp đón thân tình đã đành, nhưng quan trọng hơn, anh chị để lại trong lòng những người đến với nhà hàng anh chị một cảm giác âm ấm khó tả.

http://www.tamthucviet.com/articleview.aspx?artId=%c5%93F%1b%5c

August 7, 2008

Thursday, August 07, 2008

BẢN TUYÊN CÁO (Washington D.C.)

BẢN TUYÊN CÁO

của các Hội Đoàn và Đảng Phái trong Cộng Đồng Việt Nam Vùng Washington DC, MD & VA
và Liên Hội Cựu Chiến Sĩ VNCH Vùng Hoa Thịnh Đốn & Phụ Cận

V/v Sư quốc doanh Thích Nhật Từ được mời thuyết pháp tại chùa Hoa Nghiêm, VA

Nhận định rằng:

1. Nghị quyết 36 của CSVN nhằm gây chia rẽ, lũng đoạn hàng ngũ người Việt quốc gia ở hải ngoại, trong đó có công tác đưa các tu sĩ quốc doanh ra nước ngoài núp dưới chiêu bài giảng đạo và lạc quyên cho chùa và nhà thờ cùng cho những lý do nhân đạo khác;

2. Thích Nhật Từ là một sư quốc doanh thuộc cái gọi là “Giáo Hội Phật giáo VN”, đã từng giữ chức vụ Tổng Thư Ký của Ủy Ban Tổ Chức Quốc Tế dưới quyền chỉ đạo của tên cán bộ CS Nguyễn Thế Doanh trong Đại Lễ Tam Hợp Vesak vào tháng 5/2008 vừa qua tại Hà Nội với mục đích tô son trét phấn lên chính sách kềm kẹp tôn giáo của CSVN để đánh lừa công luận thế giới; Nhật Từ còn đề nghị lần tổ chức tới sẽ diễn ra tại Đại Nam Quốc Tự là ngôi chùa do bọn tư bản đỏ dựng nên với tượng Hồ Chí Minh được đặt trước tượng Phật để buộc Phật tử lễ bái tên tội đồ dân tộc này;

3. Muợn cớ đưa Nhật Từ tới chùa hải ngoại để hoằng pháp thuần túy tôn giáo, không tuyên truyền chính trị, là đánh lừa, ru ngủ tinh thần đấu tranh cho tự do tôn giáo của đồng bào hải ngoại và tiếp tay thi hành Nghị Quyết 36 như nhóm Về Nguồn đã chủ trương cách nay không lâu, và chủ trương này hoàn toàn trái ngược với tinh thần Giáo Chỉ số 9 của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất;

4. Tại vùng Hoa Thịnh Đốn, đồng bào Phật tử, nói riêng, và toàn thể đồng hương, nói chung, luôn luôn đi đầu trong mọi công tác đấu tranh chống lại mọi âm mưu gây chia rẽ, xáo trộn cộng đồng dưới mọi hình thức, nhất là núp dưới chiêu bài tôn giáo theo Nghị Quyết 36 của CSVN;

5. Trong tinh thần cương quyết nhưng muốn giải quyết ôn hòa vấn đề sư quốc doanh Nhật Từ để tránh sự chia rẽ không cần thiết, một phái đoàn Cộng Đồng và Liên Hội Cựu Chiến Sĩ đã được cử đến chùa Hoa Nghiêm vào tối thứ ba 5/8/2008, để thảo luận với đại diện Ban Tổ Chức, nhưng thiện chí này đã không được đáp ứng đúng mức.

Nay chúng tôi đồng thanh tuyên cáo:

1. Bằng mọi hình thức đấu tranh thích hợp, cương quyết bẽ gãy âm mưu thâm độc của CSVN trong việc đưa tu sĩ quốc doanh ra hải ngoại để lừa phỉnh, ru ngủ và gây chia rẽ cộng đồng người Việt tự do;

2. Cực lực phản đối những người có trách nhiệm quản trị Hội Phật Giáo Mỹ Châu và Chùa Hoa Nghiêm cùng nhóm nhập nhằng tự xưng là “Nhóm Phật Tử Vùng Hoa Thịnh Đốn” đã tiếp tay đưa sư quốc doanh Nhật Từ đến Virginia hoạt động dọn đường cho việc thực thi Nghị Quyết 36 của bạo quyền cộng sản Hà Nội;

3. Tha thiết kêu gọi đồng bào Phật tử hãy sáng suốt nhận diện để xa lánh những tu sĩ quốc doanh cũng như những phần tử thân cộng đã và đang ra sức tiếp tay thi hành Nghị Quyết 36 của CSVN;

4. Khẩn báo cùng các cộng đồng người Việt tự do khắp nơi về âm mưu tôn giáo vận của CSVN tại vùng Hoa Thịnh Đốn để xin tiếp tay hỗ trợ và đồng loạt phản kháng mạnh mẽ.


Làm tại Virginia, ngày 6 tháng 8 năm 2008

Đồng ký tên

1.- Cộng Đồng Việt Nam Vùng Washington DC., MD & VA (Lý Văn Phước, Chủ Tịch)
2.- Liên Hội Cựu Chiến Sĩ VNCH Vùng Hoa Thịnh Đốn và PC (Đoàn Hữu Định, Chủ Tịch)
3.- Ban Biên Tập Điện Báo “ Lịch Sử Việt Nam” (L/S Trịnh Quốc Thiện)
4.- Hội Cựu Sinh Viên Sĩ Quan Trừ Bị vùng Đông Bắc Hoa Kỳ ( Nguyễn Kim Hùng)
5.- Hội Ái Hữu Truyền Tin vùng Đông Bắc Hoa Kỳ ( Bùi Mạnh Hùng )
6.- Gia đình Cán Bộ Xây Dựng Nông Thôn Hoa Thịnh Đốn – Maryland và Virginia (Dương Hòa Hiệp)
7.- Liên Minh Dân Chủ Việt Nam Khu Bộ Đông Bắc Hoa Kỳ ( Lý Hiền Tài, Chủ tịch)
8.- Liên Minh Dân Chủ Việt Nam Phân Khu Bộ Hoa Thịnh Đốn ( Dương Hòa Hiệp)
9.- Hội Yên Thế (Lê Văn Hạnh)
10.- Tổ Chức Quốc Tế Yểm Trợ Cao Trào Nhân Bản (BS Nguyễn Thể Bình)
11.- Hội Người Việt Quốc Gia Vùng Hoa Thịnh Đốn (Đinh Hùng Cường).
12.- Hội Cựu Sinh Viên Quốc Gia Hành Chánh Miền Đông Hoa Kỳ (Nguyễn Kim Hương Hỏa)

13.- Gia đình Mũ Đen vùng Hoa Thịnh Đốn và Phụ Cận (Ô. Dư Ngọc Thanh)

14.- Hội Pháo Binh vùng Hoa Thịnh Đốn (Ô. Lê Minh Thiệp)

15.- Hội Tù Nhân Chính Trị Maryland (Ô. Lê Minh Thiệp)

16.- Hội Thủy Quân Lục Chiến vùng Đông Bắc Hoa Kỳ (Ô. Nguyễn Trấn Quốc)

17.- Gia đinh Mũ Đỏ vùng Hoa Thịnh Đốn (Ô. Nguyễn Văn Mùi)

18.- Hội Cảnh Sát Quốc Gia VNCH Miền Đông Hoa Kỳ (Ô. Hồ Xỹ Báu)

19.- Hội Cựu Thiếu Sinh Quân vùng Hoa Thịnh Đốn (Ô. Thạch Yên)

20.- Hội Cựu Sinh Viên Truờng Võ Bị Quốc Gia Việt Nam vùng HTĐ và Phụ Cận (Ô. Nguyễn Văn Thuận)

21.- Phong Trào Quốc Gia Dân Chủ (Ô. Nguyễn Văn Chín, TTK)

22.- Tổng Hội Cựu Tù Nhân Chính Trị Việt Nam (Ô. Nguyễn Trung Châu)

23.- Hội Ái Hữu Biệt Động Quân vùng Hoa Thịnh Đốn (Ô. Lâm Duy Tiên)

24.- Nghị Hội Toàn Quốc Người Việt tại Hoa Kỳ (Ô. Nguyễn Ngọc Bích)

25.- Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Lancaster, PA (Ô. Lê Văn Chiêu)

26.- Cộng Đồng Philadelphia, PA (Ô. Nguyễn Đình Toàn)

27.- Việt Nam Quốc Dân Đảng (Ô. Trần Tử Thanh, Chủ Tịch)

28.- Phật Giáo Hòa Hảo (Ô. Huỳnh Văn Hiệp).

29.- Điện Báo Take2Tango

30.- Liên Đoàn Lê Văn Hưng vùng Hoa Thịnh Đốn (Ô. Đinh văn Phước).

31.- Bà Nguyễn Thị Lễ

32.- Luật Sư Nguyễn Thế Sinh

33.- Nhóm Liên Kết “ Cội Tùng Trước Gió” (Ô. Trần Việt Hải)

34.- Cộng Đồng Người Việt Tỵ Nạn Minnesota (Ô. Nguyễn Quốc Đống)

35.- Gia đình Nữ Quân Nhân vùng Hoa Thịnh Đốn (Bà Nguyễn Thị Bé Bảy)

36.- Văn Phòng Luật Sư Nguyễn Hưng Anh Kiệt – Falls Church , Virginia

37.- Liên Hiệp Cử Tri Miền Đông Hoa Kỳ (Ô. Lê Thanh Lương, Đại diện)

38.- Công Đồng Người Việt Quốc Gia Nam New Jersey (Ô. Trần Quán Niệm, Chủ Tịch)

39.- Linh Mục Trần Văn Kiệm

40.- Khu Hội Cựu Tù Nhân Chính Trị vùng Hoa Thịnh Đốn và Phụ cận (Ô. Nguyễn Cao Quyền)

41.- Hội Hải Quân Hàng Hải vùng Đông Bắc Hoa Kỳ ( Ô. Trần Văn Tuấn)

42.- Cộng đồng Việt Nam tại Hoa Kỳ - VACUSA (Bà Tôn Nữ Hoàng Hoa)

43.- Hội Ái Hữu Không Quân Miền Đông Bắc Hoa Kỳ (Ô. Phan Kim Thạch).

---

* Danh sa'ch se~ d-u+o+.c tie^'p tu.c ca^.p nha^.t .

---

Seattle, USA: Giải vô địch bóng chuyền Hưng Đạo (2008)


Giải vô địch bóng chuyền Hưng Đạo.

Seattle : Hôm nay nhiệt độ chỉ hơn 70 độ F, những tia nắng mặt trời đã nhen nhú từ tờ mờ sáng, với nắng hanh gió nhẹ, thời tiết thật thích hợp cho những sinh hoạt ngoài trời. Còn gì thú vị hơn trong những ngày nắng đẹp như thế này, nếu không phải đi làm, cùng bằng hữu hoặc người thân quây quần bên lò thịt nướng ngun ngút khói, nhâm nhi vài lon bia hàn huyên, tán gẫu thì thật là tuyệt vời.

Cũng hân hoan hòa nhịp với những sinh họat ngoài trời trong ngày hôm nay, có những toán nhỏ, những nhóm người đã hơn tháng trời qua, âm thầm làm việc chuẩn bị, luyện tập để chờ cho đến ngày " N " hôm nay, để "thỏa chí bình sinh", để được "rửa hận" từ năm trước.

Tất cả hơn 60 chục nam thanh, nữ tú từ nhiều khu vực khác nhau tại thành phố Seattle và những vùng lân cận như Kent, Renton, Tacoma. Đã vân tập về đây cho một ngày "thư hùng mỗi năm có một" tại Roxhill Playfield, trong khu South West Seattle, gần khu thương mãi Việt Nam White Center. Cuộc " thư hùng " tranh giải vô địch bóng chuyền Hưng Đạo lần thứ 5 do Tổ Đình Việt Nam tổ chức. Đây là một giải thể thao của cộng đồng Việt Nam. Tuy không khua chuông, gióng trống, nhưng nếu so sánh, có thể không ngại ngùng để khẳng định rằng, đây là một giải thể thao quy tụ đông nhất bạn trẻ Việt Nam tham dự và được tổ chức đều đặn nhất trong suốt 5 năm qua tại thành phố Seattle.

Mục đích của ban tổ chức, qua giải bóng chuyền Hưng Đạo: Trước tiên tạo cơ hội cho các bạn trẻ Việt Nam ưa thích môn thể thao bóng chuyền trong tiểu bang có dịp gặp gỡ, làm quen thân hữu, liên kết; kế nữa cho thấy sự quan tâm của cộng đồng dành cho các bạn, và cuối cùng là lúc để phân cao thấp sau bao nhiêu ngày khổ công luyện tập.

Theo lịch trình cuộc tranh tài sẽ bắt đầu vào lúc 10 giờ sáng. Tuy vậy căn cứ "Nhật ký hành quân" của ban tổ chức, người viết xin mạn phép sao y bản chánh.

7 giờ sáng: Ban tổ chức cùng vài tình nguyện viên trong nhóm "tiền sát" có mặt tại " trận địa" căng lưới dành sân, bởi vì hiện trường thuộc công viên thành phố, nơi áp dụng nguyên tắc ai đến trước dành trước ( First come, first serve ).

8 giờ: Các đơn vị gần nhất đã có mặt tại chỗ, tiếp tay toán "tiền sát" hoàn tất công tác chuẩn bị như: Xếp đặt bàn ghế cho công tác ẩm thực, treo banners vinh danh các mạnh thường quân bảo trợ.

9giờ: 5 đơn vị như kế hoạch dự trù, đã có mặt đầy đủ tại cầu trường bao gồm: Handicap ( Rainier Valley), Lạc Long Quân ( Renton), Patron ( Hướng Đạo ), Kent Boy ( Kent ), Coors light ( U.W ). Hùng nhậu nhất là đội Kent Boy, cầu thủ và thân hữu tháp tùng gần 20 người. Đặc biệt với quyết tâm dành chức vô địch, đoàn Kent Boy đã có sẵn đồng phục với logo cờ Vàng Ba Sọc Đỏ trên ngực, đây là một bất ngờ và hân hoan đối với ban tổ chức. Sau khi các sân lưới đã được căng kéo đo thử độ đàn hồi, giây khoanh sân đã được đo đạc kích thước đúng tiêu chuẩn. Các đội bóng bắt đầu vài động tác cơ bản làm nóng.

10 giờ: Để kỷ niệm lần thứ 5 Giải Vô địch bóng Chuyền Hưng Đạo, 5 đội đã ghi danh được tặng mỗi cầu thủ 1 áo T-shirt có huy hiệu đặc biệt phía bên trái ngực, mỗi đội gồm 6 cầu thủ, mỗi đội chọn màu khác nhau là vàng (Thổ ), trắng (Kim), xanh nước biển (Thủy), xanh lá cây ( Mộc ) và đỏ ( Hỏa ). Đây cũng là mầu cờ ngũ hành tương sinh. Các đội bóng chụp hình lưu niệm . Tranh luận, bàn bạc liên quan đến luật lệ và qui định trong tiến trình thi đấu. Sau tiếng còi của các trọng tài trên 2 sân, trận "thư hùng" giửa các đội bắt đầu. Theo lịch trình thi đấu, các đội giao đấu mỗi trận ba hiệp, 25 -25-15 điểm, thua hai trận liên tiếp coi như thua. Và các đội sẽ luân phiên giao đấu vòng tròn một lượt, cho đến khi đội nào thắng nhiều trận nhất, sẽ giành chức vô địch.

15 phút sau khi trận khai mạc mở màn, đoàn Tacoma Tigers ( Tacoma ) đến trễ do tái hợp muộn màng và ngay cả cũng chưa ghi danh, xin phép được tham gia. Ban tổ chức phải hội ý với thủ quân các đội. Căn cứ vào thiện chí và tinh thần thể thao, tất cả tham dự viên đồng ý nhận Tacoma Tigers tham gia thi đấu.

11 giờ: Thực phẩm ăn trưa được mang tới do cô Diễm Chi, con gái của chị Diệu Thiện. Thực đơn hôm nay chỉ gồm : Cà ri nóng ăn với bánh mì Pháp, tráng miệng có cốm sữa, dưa hấu, cherry và nước đá chanh Gatorade, số lượng đủ cho gần 100 người.

12 giờ: Khi đội nào đang tranh tài vẫn phải tiếp tục, chỉ những đội trong lúc chờ đợi thì được mời ẩm thực buổi trưa cùng với thân nhân đi theo ủng hộ gà nhà. Trình tự sẽ luân phiên. ..

Trên là trích đoạn từ "Nhật ký hành quân" của ban tổ chức giải.

Bây giờ xin phép trở lại với sân bóng, đây tuy chỉ là những cầu thủ không chuyên nghiệp nhưng nếu có mục kích các trận tranh tài: Từ những quả phát bóng cao, những cú đập "búa tạ" hiểm hóc, những pha chắn bóng, ba rê ngoạn mục trên lưới, và những đường nêu bóng đẹp tuyệt vời, mới thấy hết được sự khổ luyện của các bạn trẻ này.

Sau gần suốt một ngày diễn ra sôi nổi và hào hứng, với nhiều trận đấu hấp dẫn, bảng ghi điểm vòng loại như sau :

- Hướng Đạo (Patron) : 4 thắng; 1 thua
- Rainier Valley (Handicap ) : 4 thắng; 1 thua
- U of W (Coor Light ) : 3 thắng; 2 thua
- Kents Boys : 3 thắng; 2 thua
- Tacoma Boys : 1 thắng; 4 thua
- Lạc Long Quân : 0 thắng; 5 thua

Vòng đầu sơ kết 2 đội Lạc Long Quân và Tacoma Boys bị loại.
Vòng trung kết như sau :

- Kent Boys thắng Handicap
- Patron thắng Coor Light

Vòng chung kết đội Kent Boys chiến đấu với đội Patron để dành chức vô địch năm 2008.

Giải vô địch bóng chuyền Trần Hưng Đạo đã kết thức với cuộc lội ngược dòng ngoạn mục của đội Kent Boys, từ đội xếp hạng thứ 4 đã đánh bại các đội Patron và Handicap ( những đội được xem như có nhiều triển vọng ) để trở thành đương kiêm vô địch năm nay. Đây là cúp vô địch đầu tiên của đội Kent Boys qua 5 lần tham dự. Đặc biệt có sự ghi hình các pha ngoạn mục dưới ống ảnh chuyen nghiệp của anh Lê Huy Vũ thuộc cơ sở Christene’s Images Photo & Video.

Nhân dịp nầy người viết có dịp trò chuyện với anh Phụng, một trong 2 lão tướng của giải năm nay. Anh là thủ quân cuả đội Lạc Long Quân (Renton). Khi được hỏi về giới hạn của tuổi tác cho bộ mộn thể thao nầy, anh phân tích, bóng chuyền là bộ môn thể thao rất hạn chế sự va chạm ( Non-contact sport ) vì có lưới là rào chắn. Khi quả bóng nằm bên nầy hay bên kia lưới, với luật tối đa 3 lần chạm bóng, cho phép đội giữ bóng có thể quyết định số phận quả bóng, ở lần chuyền cuối cùng sang phần đất đối thủ theo thỏa thuận giữa anh em trong đội. Tất nhiên nhún phóng là điều đòi hỏi cho môn chơi thể thao này. Tuy vậy từ kinh nghiệm bản thân, anh cho biết thêm, chính những chuyển động, nhún nhảy, tới lui vừa phải trong suốt trận đấu, mang lại nhiều lợi ích sức khoẻ cho những người đang ở vào độ tuổi trung niên như anh. Nó giúp cho khí huyết lưu thông, cùng tạo sự dẻo dai, và đặc biệt không làm nhàm chán như các phương pháp thể dục khác. Một điều khác chắc ai cũng biết là tinh thần đồng đội và sự tôn trọng lẫn nhau. Tương tự như đội hình của đội tuyển Lạc Long Quân lần này, trong đội anh là người nhiều tuổi nhất, nhưng không vì thế anh lấn lướt hay tự quyết định đi ngược lại đấu pháp của toàn đội, nếu anh muốn dành cúp vô địch. Đội của anh vẫn thường luyện tập cùng đội Handicap trên sân vận động Van Asselt đối diện sở cảnh sát phía nam, gần Beacon Ave. và anh ước mơ có một đội bóng chuyền người Việt tuổi trung niên. Vì vậy anh xin mời tất cả đồng hương nếu ưa thích có thể đến tham gia tập dượt.

Còn với vận động viên trẻ Rachtan Danh của đội Coors light (UW): Bóng chuyền là bộ môn thể thao cháu rất đam mê, bởi vì nó cho cháu những kỷ nịêm không bao giờ nhạt phai. Cháu đã có những người bạn, những người đồng đội cùng chung nhịp đập với quả bóng chuyền. Cháu trân trọng từng khoảng thời gian ở bên những người bạn của cháu. Cháu thích bóng chuyền, thích tình cảm đồng đội. Cho dù có thua trận như trong trận tranh tài ngày hôm nay, cháu vẫn sẽ không giảm đi niềm đam mê của mình. Và cháu xin cám ơn Tổ Đình Việt Nam và những vị bảo trợ đã tổ chức giải tranh tài, để chúng cháu có cơ hội làm quen với những người bạn khác. Cháu hy vọng ban tổ chức năm tới tiếp tục để đội cháu có được cơ may phục hận, cám ơn...

Suốt một ngày ngoài trời từ 10 giờ sáng đến 5 giờ chiều theo dõi các trận tranh tài. Sáng Chủ Nhật sau một cơn ngủ vùi, ngẫm lại tôi thấy mắc cỡ cho mình, không hiểu tại sao ở từng tuổi nầy, trước mắt không biết bao nhiêu bàng quan thiên hạ mà tôi vô ý, vô tứ, quơ tay múa chân, hò hét om sòm. Nếu lúc bấy giờ có ai đó hỏi tôi sẽ bầu ai làm tổng thống trong tháng 11 tới, câu trả lời sẽ chắc ăn như bắp là cho cầu thủ vừa đập trái bóng quá đẹp ngoài sân kia. Phải chăng như ai đó đã từng tuyên bố, thể thao "có ma lực vô hình", điều nầy tôi không có đủ "tầm cỡ" để giải thích. Chỉ xin những người hâm mộ thể thao hảy thử đến tham gia một lần để trải nghiệm những đam mê đặc biệt này, để chia sẻ sự hân hoan từ những tinh thần lành mạnh của các bạn trẻ, tương lai của cộng đồng, và cũng để thông cảm vì sao Tổ Đình Việt Nam, dù thiếu nhân lực cáng đáng, nhưng vẫn không làm gián đoạn các cuộc tranh tài trong suốt 5 năm liên tục.

Phạm Xuân Hùng

Ba chìm bảy nổi chín lênh đênh

Ba chìm bảy nổi chín lênh đênh

Ông bà Phan Quang Định được tuyên dương vào Hall of Fame

Nam Dao ( Adelaide )

(Từ trái) Ben, ông bà Phan Quang Định, Linda trong đêm trao giải

Một cái shed - nhà kho - bằng tôn ở cuối sân nằm tuốt đằng sau một dãy tiệm nhỏ, chật chội, không phòng tắm, không nhà bếp, ở một vùng ngoại ô bình dân của thành phố Adelaide , Nam Úc, đã là bàn đạp cho sự thành công hy hữu của một gia đình thuyền nhân Việt Nam . Chính trong cái nhà kho mưa dột này, hai vợ chồng người Việt, ông bà Phan Quang Định, đã nuôi lớn 3 đứa con nhỏ nên người, và hai ông bà cũng vừa được trao tặng một trong những giải thưởng cao quý nhất của ngành kỹ nghệ nhà hàng nước Úc.

Trong buổi trao giải trọng thể trước khoảng 1000 quan khách do hội Restaurant and Catering SA tổ chức hôm 28/7 vừa qua, ông bà Phan Quan Định, chủ nhân Vietnam Restaurant trên đường Ađdison ở Pennington đã được tuyên dương vào Hall of Fame, tức danh sách những nhân vật thành đạt tăm tiếng nhất của ngành kỹ nghệ này.

Thật ra đây không phải là lần đầu tiên ông bà Định và nhà hàng Việt Nam được tuyên dương. Suốt nhiều năm liền (1998, 2000, 2001, 2002, 2003, 2005, 2006, 2007, 2008) nhà hàng này đã vào được vòng chung kết giải thưởng “Award for Excellence” trong thể loại tiệm ăn Á Châu, và nhất là năm 2005, đã thắng giải nhà hàng Á Châu ngon nhất tiểu bang Nam Úc. Năm 2006, nhà hàng cũng được chấm là tiệm ăn Á Đông ngon nhất do Adelaide Food Guide trao tặng.

Tuy nhiên với Hall of Fame lần này, người ta không chỉ vinh danh nhà hàng mà đặc biệt vinh danh hai vợ chồng ông bà Định. Trong bài giới thiệu, MC Rob Kelvin của đài truyền hình số 9 nói: “Ông Phan Quang Định và bà Hồ Thị Sương - ông bà Định như người ta thường gọi một cách thân quý – đến Úc năm 1976 trong nhóm thuyền nhân Việt Nam đầu tiên trốn khỏi quê hương họ. Họ đến với hai bàn tay trắng và đã trải qua nhiều cực nhọc để mưu tìm một tương lai tốt đẹp hơn. Lúc đầu, họ đã phải phấn đấu, đi làm hai ‘job’ ở hãng xưởng để nuôi con trước khi họ mở tiệm Việt Nam năm 1984. Vào thời đó, ngay cả những người sành ăn mạo hiểm nhất cũng không biết rõ cơm Việt Nam là gì, nhưng ông bà Định đã nỗ lực cống hiến cơm Việt chính cống ngon tuyệt vời cho người dân Nam Úc nhờ các công thức bí mật của bà Định. Lúc đầu, cả gia đình sống trong một cái nhà kho ở đằng sau tiệm ăn, nhưng họ không nề hà khó nhọc và luôn tiếp đãi với nụ cười thật tươi và những món ăn ngon lành. Cả ba đứa con, Tiến, Ben và Linda đều phụ giúp trong nhà hàng gia đình này. Ở thời buổi tiệm ăn hàng loạt ngày nay, thật là hiếm hoi tìm được một nhà hàng gia đình đã giữ vững chủ trương của mình suốt hơn 24 năm trời. Chính nhờ sự chịu khó làm ăn - không bao giời than vãn – và sự quyết tâm của ông bà Định mà họ đã xây dựng từ gần như con số không một trong những nhà hàng có tiếng nhất Adelaide.”

Tôi gặp anh Định hai hôm sau tại ngay tiệm ăn, anh có kể sơ cho tôi về buổi trao tặng cảm động đó. Nghe nói, nhìn lại chặng đường đã đi qua, cả gia đình đã không cầm được nước mắt, và trong cử tọa cũng có nhiều người nhỏ lệ vui sướng cùng với họ. Anh Định chia sẻ: “Tôi không biết bữa đó là cái gì. Trước đó mấy tuần lễ, họ chỉ nói với Linda là chụp hình tôi và vợ tôi gửi cho họ thôi. Con gái tôi hỏi là làm cái gì thì họ không cho biết cái gì. Chỉ gửi một thơ mời vào ngày 28 tức là thứ Hai, 6g30 có mặt tại Adelaide Entertainment Centre. Người MC của đài số 9 đọc một bài về gia đình tôi, thì tôi dòm lên mấy cái màn ảnh, tôi thấy tôi với bà nhà tôi, tôi mới hỏi Linda, sao cái gì đây, Linda nói: ‘Chuẩn bị ba với má lên!’ Tôi dòm thấy cái huân chương đó, hình như tôi quá cảm động hay sao đó, nên tôi không nói được lời nào. Cũng hai phút đồng hồ sau tôi mới tỉnh lại, tôi bái tất cả quan khách, tôi chỉ nói: ‘My family many many thank you very much, all friends to hope for my family’. Tôi chỉ nói được mấy câu đó. Thật tình mà nói, tôi không có hiểu, tại vì tôi qua nước Úc ba mươi mấy năm chỉ có biết làm thôi chứ không có đi học một giờ nào hết. Cuối cùng có một người lại nói với Linda con gái tôi và con trai tôi là thằng Ben, ‘cái này, ba mày có hiểu không?’ Linda nói ‘chắc ba tôi chưa hiểu’. ‘Cái này lớn lắm, một đời người chưa chắc gì có cái này.’ Tôi mới bật ra, nhưng mà không dám khóc. Vợ tôi cũng không dám khóc...”

Anh Định không cầm lòng được khi hé mở cho tôi nghe một vài giai thoại của cuộc sống làm lụng cực nhọc, và nhất là những thăng trầm anh đã phải trải qua – những thăng trầm mà anh gọi là: “Ba chìm bảy nổi chín lênh đênh, ba mươi sáu gập ghềnh.” Anh nói:

“Tôi là một thuyền nhân. Ngày 28/11 năm 1976, chiếc tàu thứ 2 đến Darwin . Ngày tôi đến Darwin là ngày 28/11 thì tôi đổi lại là ngày sinh của tôi. Khi tôi ra đi, tôi có làm mấy vần thơ, tuy tôi không phải là nhà thơ mà chỉ nói với lòng mình: Đã biết rằng đi vĩnh biệt rồi, nhưng mà cũng phải ra đi. Ra đi như thế ra đi mãi, ở làm gì ở lại đây. Từ bốn câu thơ đó mà từ 32 năm nay tôi chưa bao giờ bước về xứ sở quê hương, bởi vì cái giá trị của hai chữ tỵ nạn chính trị rất quan trọng. Tôi không muốn từ bỏ hai chữ tỵ nan chính trị.”

Một trong những thử thách lớn lao là lúc ông bà Định gần như bị phá sản. Tôi hỏi dồn mãi, anh Định mới hé ra cho tôi: “Khi tôi vay tiền sang cái nhà hàng này, tôi lấy cái nhà tôi ở Melbourne . Thế rồi tôi nợ nhiều quá. Bởi vì nợ nần nhiều quá - mà tôi hứa với bạn bè đến ngày sẽ trả - (cho nên) tôi quyết định bán. Nhưng tôi phải nhờ người em vợ tôi mạo chữ ký của bả (chị Định) để mà ký bán. Tôi chờ tới lúc cho bả khỏe chút xíu, tôi mời bả vô lúc 2 giờ sáng, tôi quỳ xuống tôi lạy bà ta: ‘Xin lỗi em, anh đã bán căn nhà xong rồi.’ Nhà tôi nghĩ rằng tôi nói giỡn, nói đùa cho vui thôi, nhưng cuối cùng tôi nói: ‘Anh lạy em, vì không có cách nào khác hơn hết. Anh chỉ bán có 85 ngàn thôi, nếu để tiếp một tháng nữa thì có thể bán lên khoảng một trăm mấy chục ngàn, nhưng anh phải đành bán.’

“Thế rồi vợ tôi đau buồn, tôi chỉ nói với vợ tôi: ‘Anh xin lỗi, hãy nghe lời anh đi, chúng ta chỉ có làm thôi. Lúc bấy giờ thằng Ben con tôi mới 1 tuổi; nhà tôi đau buồn, tôi chỉ nói một câu nói: ‘Thôi em đừng khóc nữa, đừng có ôm con mà nằm đó nữa, chỉ có làm thôi. Nếu như anh bán cái này chỉ trị giá có mấy chục ngàn, anh với em sẽ tiếp tục làm lại thì cũng 15 năm mới trả hết nợ. Thì thôi, nếu em không đi trọn cuộc đời với anh, anh sẽ ký giấy tờ, rồi em dẫn mấy con về xin Housing Trust ở, còn anh chết thì chết chỗ này, mà sống cũng sống chỗ này. Ơn Trên phù hộ cho anh, một ngày nào đó anh sẽ đón mẹ con em xuống đây. Thôi anh nói cạn lời rồi.’ Thế rồi sáng hôm sau, nhà tôi mới tỉnh lại, và bắt đầu năm 1987, nhà tôi mới cùng với tôi phải làm việc. Chỉ có làm việc mới phục hồi được.”

Anh kể tiếp: “Khi tôi bán căn nhà rồi, tôi còn nợ nhà băng 3 chục ngàn. Khi 2 cái nhà hàng bị gọi là sạt nghiệp rồi, mà tôi còn nợ nhà băng thêm overdraft 20 ngàn, và tiếp tục còn nợ nữa. Tôi còn thiếu 10 ngàn nữa. Bấy giờ nó sắp đóng cửa nhà hàng của tôi. Tôi đến xin ông giám đốc nhà băng hãy cho tôi thêm overdraft 10 ngàn. Ông giám đốc trả lời với tôi rằng: ‘Anh không còn cái gì nữa, cái overdraft của anh lớn quá rồi, và khả năng giám đốc của tôi chỉ được ký cho anh có 20 ngàn, bây giờ anh lên như thế thì làm sao tôi chịu nổi nữa?’. Tôi trả lời rằng nếu tôi không có 10 ngàn, chắc tôi không biết gia đình tôi ra sao và chính bản thân tôi sẽ ra sao. Nếu ông giúp được cho tôi thêm 10 ngàn nữa, để cho agent nó không đóng cửa, tôi bảo đảm với ông rằng tôi sẽ trả. Còn nếu không, tôi sẵn sàng lấy tính mạng của tôi để deposit thêm cho nhà băng, bởi vì tôi có một khoản tiền tuổi già của tôi. Xin ông hãy chấp nhận, nếu như tôi có bề nào thì nhà băng cũng không thể lấy lại được số tiền này, vì cái nợ của tôi 6, 7 chục ngàn. Vậy thì xin ông hãy thương cho ba đứa con tôi và gia đình tôi.”

“Ông ta biểu tôi về phải hoạch định toàn bộ cái chương trình đem cho ông coi, thế rồi ông giám đốc lớn kêu tôi lên. Bà xã tôi ở nhà đông người chờ quyết định bởi vì chỉ còn có 2 ngày nữa. Luật sư của agent đã gửi cho tôi đóng cửa nhà hàng. Ổng biểu: ‘Mày về đi’. Cuối cùng 3 giờ rưỡi họ điện thoại lại cho tôi là tiền đã vô trong nhà băng rồi. Trời! Tôi an lòng rồi, tức là họ không đóng cửa nhà hàng tôi. Tôi có hứa với họ là nếu tôi không trả được thì tôi có thể làm lụng, lau chùi cho nhà băng, hoặc cuối cùng thì có cái bảo hiểm nhân thọ của tôi cũng đủ trả rồi...”

Vào thời đó, hai vợ chồng cùng 3 đứa con sống chui trong cái shed ở cuối sân sau. Tôi đòi anh Định phải cho tôi coi. Cái shed đúng là một cái kho như người ta dùng để chứa đồ. Nó làm bằng tôn, chỉ có một “phòng ngủ”. Gọi là một phòng ngủ nhưng thật ra chỉ là mấy cái vách ván được dựng lên để khoanh một khoảng vuông có lẽ chỉ 3 thước trên 3 thước, không cửa sổ. Trong đó kê 3 chiếc giường sắt sát nhau. Anh Định chỉ từng cái giường: “Đây là giường bà xã tôi với thằng nhỏ út. Đây là giường Linda, đây là giường thằng Hai. Còn tôi buổi tối kéo cái ghế ra ngủ.”

Khi cái ghế được kéo ra thì trong phòng hết chỗ nhúc nhích. Năm người sống như thế suốt 11 năm liền. Mùa hè thì nóng đốt, mùa đông thì mái dột, nước có khi ngập tới mắt cá.

Anh Định chỉ tôi xem nhưng không nói gì thêm. Tôi hỏi Linda về thời gian đó thì được em cho biết: “Con ở cái shed từ trước năm 1984, con mới mấy tuổi, cỡ chưa được 4 tuổi, và ở tới lúc học xong high school là con 16 tuổi. Ở trong một cái kho với cha mẹ, đứa em trai và anh Hai luôn. Học ở trong cái phòng đó luôn.” Khi tôi hỏi em làm sao chịu đựng được, em nói: “Con nghĩ là tại vì cha mẹ cố gắng dạy dỗ mấy đứa con là không phải cần ở cái nhà lớn, miễn sao mình có lòng để học, và mình có lòng tin trong mình là sẽ được thành công. Mà sự thành công thì mình phải cố gắng, bỏ 100% vô. Ba nói là làm nghề nào cũng vậy hết, mình sẽ thành công. Một bài học lớn trong đời người là tiền bạc không quan trọng lắm, miễn sao là mình có lòng người, mình phải hiếu thảo với cha mẹ, ông bà. Tự mình phải cố gắng làm. Nếu mình cố gắng làm thì sau này mình sẽ có tiền.”

Một câu hỏi lởn vởn trong đầu tôi, mãi tôi mới dám hỏi Linda, thì được em trả lời: “Dạ có, lúc mấy đứa con còn nhỏ, có lúc em con còn bé cũng không có sữa để uống, con nhớ hết. Lúc 7-8 tuổi đi học có khi thì không có bánh mì, không có sandwich để ăn mà cũng đi học. Có khi con thấy đời sống không công bằng, nếu nói thật ra thì hồi nhỏ con có nghĩ giống vậy. Lúc gia đình con ở ngoài sau trong cái kho, con cũng hy vọng một ngày nào đó mình cũng có một cái nhà để ở, một cái phòng riêng...”

Tuy những ngày khó nhọc đó đã xa nhưng hình như ký ức còn rõ mồn một. Tôi hỏi Linda nghĩ gì, em nói: “Cái kinh nghiệm đó đối với con rất quan trọng, vì nhờ con đường đó mà cha mẹ con dạy mấy đứa con để cố gắng làm người. Nếu trong đời người mà có thể thay được một hoàn cảnh nào thì con không có thay, tại vì con đường 24 năm của cha mẹ con, nó đã làm ‘the person that I am today’.”

Tôi cho đó là thành công lớn nhất của anh chị Định. Ngay cả trong khi điều hành nhà hàng, anh chị không những đã cống hiến cơm ngon cho khách mà còn đem lại một nét gì rất tinh thần. Anh Định cho biết quan niệm của anh: “Chúng ta là những con người. Vợ chồng tôi có sự quý trọng, tất cả tôi không xem là thực khách, tất cả mọi người vô đây, tôi không xem là khách hàng mà là bạn bè. Họ đến với mình là họ thương mình, chứ đừng bao giờ nghĩ rằng họ đến đây để mà họ ăn. Chính vì điều đó mà sau những bước thăng trầm 24 năm tôi vẫn đứng vững ở đây.”

Trong suốt buổi nói chuyện với anh, gần như không lúc nào là anh không nhắc đến những vị ân nhân đã giúp đỡ, cứu vớt gia đình anh. Đầu tiên là các đồng hương người Việt, và sau đó là bạn bè Úc rất đông của anh, và điểm lạ lùng là trong số đó có những người rất tăm tiếng. Nhìn lên tường quán ăn, người ta có thể thấy được nhiều lá thư khen tặng của một số nhà chính trị Úc đã từng mê cơm chị Định và được anh xem là bạn. Cựu thủ hiến tiểu bang nam Úc John Olson và đương kim thủ hiến Mike Rann cũng như nhiều bộ trưởng , thượng nghị sĩ dân biểu cũng đã từng thích thú thưởng thức món ăn rất ngon tại nhà hàng Việt Nam ấm cúng tình người này.

Anh Định kể một giai thoại lạ lùng về cố Bộ trưởng Liên bang Mick Young và cựu dân biểu Port Adelaide , Rod Sawford. Hôm đó hai ông này cùng với một số bạn ở lại nhà hàng Việt Nam ăn uống rất khuya: “Lúc bấy giờ kinh tế tôi chưa được phát triển, tôi không có mướn người nhiều, mấy ông ấy ở từ 11 giờ đêm cho tới 2 giờ sáng. Cuối cùng mấy ổng không thấy tôi đâu hết, thì tôi đang đứng rửa chén, lúc đó là 1 giờ rưỡi, mấy ổng mới dòm thấy tôi, mấy ổng xuống hết, dọn hết, bao nhiêu người ở dưới kitchen. Ông Mick Young nói: ‘Tao, tao phụ với mày’, Sawford cũng nói: ‘Tao phụ, không, không sao.’ Tôi vừa uống vừa rửa chén, vừa làm việc. Mấy ổng tất cả đều dọn hết, tới 2 giờ sáng lận. Lúc bấy giờ Mick Young là bộ trưởng bộ Ngoại giao hay bộ trưởng Di trú gì đó...”

Tôi hiểu tại sao anh chị Định được vào Hall of Fame. Vì cơm ngon nhưng anh chị không kiêu kỳ, vì sự tiếp đón thân tình đã đành, nhưng quan trọng hơn, anh chị để lại trong lòng những người đến với nhà hàng anh chị một cảm giác âm ấm khó tả.

Nam Dao ( Adelaide )

---