Saturday, November 29, 2008

Pho'ng su+. hi`nh a?nh buo^?i ho^.i tha?o vo+'i Bs. Tra^`n Xua^n Ninh va` ban chu? bie^n d-a(.c ta^.p Ta^m thu+'c Vie^.t Nam
















Phóng sự hình ảnh buổi hội thảo với Bs. Trần Xuân Ninh và ban chủ biên đặc tập Tâm thức Việt Nam

Thứ Bảy 29 - Tháng 11/2008
tại Cabramatta Community Center, Góc đường Mc Burney Rd và
Railway Parade, Cabramatta, NSW 2166 Australia (Úc Đại Lợi).


Khai mạc Chương trình : Nghi thức lễ chào Cờ .

Tiếp theo, Ông Nguyễn Hữu Lợi, thay mặt Ban Tổ Chức chào mừng quan khách, truyền thông và đại diện các hội đoàn, đoàn thể, thân hào, nhân sĩ trong cộng đồng Sydney NSW ; ông giới thiệu Bs. Trần Xuân Ninh đến với quan khách, đồng bào tại Sydney .

Buổi hội thảo thành công tốt đẹp, những câu hỏi, thắc mắc, quan tâm đến tình hình Việt Nam và hiện tình, bối cảnh đấu tranh, được Bs. TXNinh và ban chủ biên đặc tập Tâm thức Việt Nam trình bày với đồng bào trong tinh thần tương kính và xây dựng, ngõ hầu tranh đấu bằng mọi cách làm sao chấm dứt chế độ csVN .

Trong buổi hội thảo này, mọi người biểu lộ sự quan tâm nhiều cho VN : một khi chế độ csVN độc tài còn thống trị người dân Việt trên quê hương VN - ngày đó dân tộc VN còn tiếp tục đấu tranh cho đến ngày thành công.

Buổi hội thảo chấm dứt lúc 5 giờ chiều 29 tháng 11/2008.

Phóng sự hình ảnh bởi Trần Văn Thinh .

Kính,
TVThinh

---

Vie^.t Net :

Pho'ng su+. hi`nh a?nh buo^?i ho^.i tha?o vo+'i Bs. Tra^`n Xua^n Ninh va` ban chu? bie^n d-a(.c ta^.p Ta^m thu+'c Vie^.t Nam

Thu+' Ba?y 29 - Tha'ng 11/2008
ta.i Cabramatta Community Center, Go'c d-u+o+`ng Mc Burney Rd va` Railway Parade, Cabramatta, NSW 2166 Australia (U'c D-a.i Lo+.i).


Khai ma.c Chu+o+ng tri`nh : Nghi thu+'c le^~ cha`o Co+` .

Tie^'p theo, O^ng Nguye^~n Hu+~u Lo+.i, thay ma(.t Ban To^? Chu+'c cha`o mu+`ng quan kha'ch, truye^`n tho^ng va` d-a.i die^.n ca'c ho^.i d-oa`n, d-oa`n the^?, tha^n ha`o, nha^n si~ trong co^.ng d-o^`ng Sydney NSW ; o^ng gio+'i thie^.u Bs. Tra^`n Xua^n Ninh d-e^'n vo+'i quan kha'ch, d-o^`ng ba`o ta.i Sydney.

Buo^?i ho^.i tha?o tha`nh co^ng to^'t d-e.p, nhu+~ng ca^u ho?i, tha('c ma('c, quan ta^m d-e^'n ti`nh hi`nh Vie^.t Nam va` hie^.n ti`nh, bo^'i ca?nh d-a^'u tranh, d-u+o+.c Bs. TXNinh va` ban chu? bie^n d-a(.c ta^.p Ta^m thu+'c Vie^.t Nam tri`nh ba`y vo+'i d-o^`ng ba`o trong tinh tha^`n tu+o+ng ki'nh va` xa^y du+.ng, ngo~ ha^`u tranh d-a^'u ba(`ng mo.i ca'ch la`m sao cha^'m du+'t che^' d-o^. csVN .

Trong buo^?i ho^.i tha?o na`y, mo.i ngu+o+`i bie^?u lo^. su+. quan ta^m nhie^`u cho VN : mo^.t khi che^' d-o^. csVN d-o^.c ta`i co`n tho^'ng tri. ngu+o+`i da^n Vie^.t tre^n que^ hu+o+ng VN - nga`y d-o' da^n to^.c VN co`n tie^'p tu.c d-a^'u tranh cho d-e^'n nga`y tha`nh co^ng.

Buo^?i ho^.i tha?o cha^'m du+'t lu'c 5 gio+` chie^`u 29 tha'ng 11/2008.

Pho'ng su+. hi`nh a?nh bo+?i Tra^`n Va(n Thinh .

Ki'nh,
TVThinh



























































Tường Trình Mới Của Lý Tống - TỪ BANGKOK ĐẾN SEOUL


Tường Trình Mới Của Lý Tống - TỪ BANGKOK ĐẾN SEOUL

Trở về từ nhà tù Thái Lan, tôi có 3 Dự Án: Xuất bản sách + movie trong thị trường Mỹ, Kiện Thủ tướng Thatsin Thái Lan 50 triệu Mỹ Kim và chế Thuốc trị bệnh.

1. Xuất Bản Sách + Movie: Sau hai lần xuất bản “hụt” cuốn Black Eagle: Lần đầu năm 1984-85 do HCĐ/ Mặt Trận “ngâm tôm” và lần nhì năm 1992 do ảnh hưởng của phi vụ Không Tặc Saigon I ngày 4/9/1992, và lần nầy, sau khi Luật sư kiêm Agent Fisher liên hệ các Nhà Xuất bản Sách và Phim ảnh thì Hoa Kỳ bị Khủng hoảng Kinh tế nên mọi dự tính phải đình động chờ thời cơ. Ngoài ra tôi còn edit cuốn “Tôi Phải Chết” và tiến hành dự án “Thi Nhân Từ Điển Việt-Anh..”

2. Kiện Thủ Tướng Thaksin: Qua cuộc tiếp xúc với nhiều Tổ Hợp Luật chuyên Luật Quốc tế, từ Luật sư tính tiền theo giờ đến Luật sư miễn phí, tôi buộc lòng phải chọn L/S Fisher vì chỉ Tổ hợp ông chấp thuận điều kiện “chia tứ lục” nếu thắng kiện. Trở ngại lớn nhất là điều kiện: Thatsin phải có tài sản tại Mỹ, hoặc phải định cư tại Mỹ hoặc ít nhất phải đặt chân lên đất Mỹ mới hợp lệ khởi tố.

3. Chế Thuốc Trị Bệnh: Trong thời gian ở tù tại Thái Lan, do sử dụng phương pháp “Tam Đoạn Luận” tôi bất ngờ sáng chế một dược phẩm đặc trị bệnh ngoài da, giúp nhiều tù Thái lành bệnh. Qua chỉ dẫn của B/S Phạm Hoàng Trung, tôi gởi mẫu thuốc đến Phòng Lab cùng ngân phiếu 500MK, nhưng họ yêu cầu kèm “Công thức” mới tiến hành! Đây là thuốc Thái và Công ty người Hoa không nhận nhập khẩu, tôi chỉ còn giải pháp đi Thái Lan trực tiếp thương lượng hợp tác.

Nhân chuyến đi, tôi dự tính tiến hành thêm các công tác sau:

(1) Vì Nam Hàn và Đài Loan không phải “đất dụng võ” do hiếm Trường Huấn Luyện Phi Công tư nhân, ít phi cơ, không phi cơ loại lớn, quy chế không hành khắc khe và xa Việt Nam, tôi cần nghiên cứu thêm các Trường Bay khác tại Thái để khi “hữu sự” có thể tiếp cận ngay.

(2) Thăm các Nhà Tù cũ như Rayong, Klong Prem, Remand... đặc biệt Bà Thông Dịch Suthathip, một “Justice Defender” đã can đảm cung khai Sự Thật chống cáo buộc gian Không tặc và Huấn luyện Viên Thira, viên Phi công tự nguyện hợp tác Phi vụ Saigon II để tặng họ một số tiền đã định. (Vụ cá độ 20 ngàn MK phát xuất từ mục đích nầy.)

(3) Tôi chọn “thời điểm nóng” tại Thái Lan với suy luận: Thay vì kéo dài Chiến Dịch Phản Kháng trong nhiều tháng bằng các cuộc tấn chiếm Dinh Thủ Tướng, hai Phi Trường Quốc tế chính gây tê liệt mọi hoạt động của Chính phủ, sự tháo chạy cuả các Nhà Đầu tư Ngoại quốc, phá hại Thị trường Chứng khoán và Kỹ nghệ Du lịch Thái Lan, một “Phi Vụ ném bom” có thể loại bỏ nhanh gọn Chính phủ bù nhìn của Thủ Tướng Somchai Wongsawat. Do Phi công A37 Thái thiếu kinh nghiệm chiến trường, nếu The People’s Alliance For Democracy yêu cầu, tôi sẵn sàng giúp loại trừ băng đảng Thaksin Shinawatra để trừng trị tội đồng lõa với VC hãm hại tôi. Nếu thành công, Chính Phủ Thái mới sẽ có Chính sách đối ngoại phù hợp với mục đích Giải thể Chệ độ CSVN của chúng ta. Ý nghĩ nầy cũng như dự tính “Rải truyền đơn tại Bird’s Nest” vào giờ Khai Mạc Olympics phát sinh từ chuyện Vua Thái gọi Giám Đốc Trường Bay vào chầu và phán: “Nếu Lý Tống thay vì mang truyền đơn rải tại Việt Nam lại mang bom thả xuống Hoàng Cung thì nhà ngươi nghĩ số mạng Trẩm đã ra sao?!” làm vị Thiếu Tướng run sợ đập đầu xuống Bệ Rồng đến phun máu! Bởi nếu Nam Hàn có những loại phi cơ có tầm bay xa như Thái Lan, tôi đã hoàn thành lời Tiên Tri Kinh Thánh, thì chắc chắn Trung Cộng không bao giờ còn dám vọng động với Trường Sa-Hoàng Sa bởi Hồ cẩm Đào, ngoài nỗi sỉ nhục, sẽ nghĩ: “Thay vì rải truyền đơn, LT lại thả bom thì ông ta và hàng chục Lãnh đạo Thế giới dự khán Lễ Khai Mạc đã mạng vong?!”

Đi Thái Lan để trắc nghiệm lại tình trạng nhập cảnh bởi sau vụ Không Tặc Airbus từ Bangkok về Sài Gòn ngày 4/9/1992 , tôi vẫn được cấp chiếu khán vào Thái Lan để thực hiện Phi Vụ Saigon II ngày 17/11/2000 . Ngoài ra Chính phủ đảo chánh Thatsin đã phóng thích tôi tức tin tôi vô tội nên chắc chẳng có gì trở ngại!?

Tôi mua xong vé Hãng China đi Bangkok ngày 10/11/08 transit Đài Bắc nhưng vì không Ó Đen nào tham dự “Lễ Truy Điệu Phi Công Nguyễn Văn Lộc” cùng Phi Đoàn tại Nam Cali nên tôi đổi vé đi ngày 16/11 vì cũng nhận được Thiệp Mời của Nhảy Dù tại San Jose.

Sau đó tôi hủy ý định tham dự Tiệc Nhảy Dù vì có sự hiện diện của “Nhóm Thua Quỵt.” Mục đích chuyển sang Hãng Asiana, trung chuyển tại Hán Thành, là nếu tiện sẽ ghé Tỉnh Wonju thăm Đồn Cảnh Sát và Không Đoàn Tiêm Kích 8. Đến Bangkok lúc 12:05AM ngày 17/11, tôi bị chận tại Cổng Immigration. Sau hơn ½ giờ làm thủ tục, Cảnh sát Di trú dẫn tôi về hướng Transfer!” Tôi hỏi: “Có problem gì sao?” Ông bảo “No!” Tôi hỏi tiếp: “Tôi có được vào Thái Lan không?” Ông bảo “Yes” cụt lủn! Nhưng nơi tôi bước vào lại chính cái phòng trước đây tôi làm thủ tục trục xuất về Hoa Kỳ sau khi được Toà Kháng Án phóng thích! Bà phụ trách đọc biên bản và đóng dấu “CANCELLED” đỏ choét lên passport. Họ chẳng thèm trả lời các thắc mắc, chỉ cho tôi biết: Sẽ có người lo vụ hành lý với phòng “lost luggage” và tạm giữ passport. Sau đó nhân viên Hãng Asiana đến gặp, bảo: “Nếu không có gì trở ngại, tôi sẽ gởi anh về Mỹ chuyến bay sớm nhất!” Tôi bảo: “Tôi muốn trở về Nam Hàn!” Cô hỏi: “Họ có cho anh vào Nam Hàn không?” “Tôi đã du lịch Nam Hàn 2 lần. Tôi nhập cảnh hầu hết các Quốc gia từ Canada, Úc, các nước Âu Châu, Đài Loan. Cô chưa xem passport tôi sao? Chỉ có Thái Lan mới kỳ cục như vậy!” Tôi độp lại. Xong thủ tục, tôi được giải giao đến phòng giam. Trên đường đi, viên Cảnh sát hỏi tôi: “Anh là Nhà đấu tranh Dân chủ và Nhân quyền hả? Anh rải truyền đơn năm nào vậy?” Tôi bảo năm 2000 và hỏi dò thêm, nhưng không nghe đề cập các vụ án Không tặc.

Vào phòng giam thấy lúc nhúc người ở phòng nhỏ ngoài trong lúc phòng lớn trong chỉ có 4 tay da đen “Bố Già”! Viên cảnh sát hỏi tôi: “Sao anh không xin bà Sếp ở Hotel?” Tôi ngạc nhiên bảo: “Bà có nói gì vụ Hotel đâu?” rồi kéo anh ra cửa, bỏ nhỏ: “Anh gọi dùm Bà ấy bảo tôi muốn ở Hotel. Tôi có nhiều tiền. Nếu bị tụi nó móc túi ăn cắp, các anh sẽ gặp trouble!” “Bây giờ trễ rồi. Không còn cách nào khác!” Y lắc đầu. Vào phòng trong, các tay Phi Châu xúm lại hỏi tôi kẹt vụ gì? Do kinh nghiệm “Xã Hội Đen” tôi “dằn mặt” trước: “Tôi kẹt 2 vụ án Không Tặc trước đây!” Nghe “Không Tặc” họ hiếu kỳ hỏi chuyện. Tôi kể qua về Phi vụ Không Tặc và một số biến cố nổi cộm của 21 năm tù, giải thích tại sao tù Thái đặt tôi biệt danh “Big Boss!” và thi triễn “Công phá” đấm và đánh đầu vào tường bê tông biểu diễn. (Cũng cùng mục đích vụ “Đấm lủng tường” tại Virginia mà tên bố láo Tuấn Phan đã bóp méo!). Tôi hỏi: “Tại sao đám kia lại ngồi chụm nhúm phòng ngoài, không vào đây ngủ?” Sếp nhóm đen trả lời: “Họ ngại tụi tôi!” Tôi ngoắc tay gọi: “Vào ngủ cho khỏe. Ngồi hoài vậy sao chịu thấu?” Sếp đen phụ họa: “Big Boss bảo thì vào nhanh, còn chần chờ gì nữa?”. Thế là Nhóm Bangladesh , Nhóm Ấn Độ kéo vào. Mấy tay đi lẻ người Nhật , Pakistan , Tàu, Phi , Iraq ... chia nhau phòng ngoài. Tôi lấy cell phone nhờ chụp hình với đám “ma mới” và “ma cũ” để làm kỷ niệm. Nằm một mình giường trên double, dù mệt phờ vì hành trình dài + chờ làm thủ tục tôi vẫn không ngủ được, chỉ lơ mơ vì “mùi đen” nồng nặc gay gắt buốt óc, vì các cuộc tranh cãi ran rản bằng đủ loại ngôn ngữ suốt đêm, vì “quá nóng” do mặc 2 lớp áo vét và áo khoát bọc lông để dấu tiền. Tuy biết không Mafia nào dám “trấn lột” Big Boss khi thức, nhưng lúc ngủ mê, vì cần tiền mua vé máy bay để được thả về, chúng dám liều “móc túi” như lần bị giam tại Bót Cảnh sát Banchang ngày 17/11/2000 thì “sạt nghiệp!” Năm giờ sáng đã nghe Cell phones đám đen reo tíu tít, liên hồi.. Vừa bước xuống giường đã thấy nhiều khuôn mặt mới đưa tay bắt. Sau khi đi vệ sinh trở ra, Businessman người Ấn ăn mặc khá “sộp” lại đưa tay bắt nữa! Tôi đùa bảo: “Bắt tay đến 2 lần à?” Vừa khi đó cai tù hỏi vọng vào: “Muốn mua Pizza gà hay đồ biển?” Thì ra Mafia đen đã dùng uy “Sếp Không Tặc” hù các ma mới để “bắt địa!” Đang nằm lơ mơ lại nghe báo có một người Việt Nam vào. Cậu ta tên Khu (Không biết lấy theo tên Đặng Xuân Khu của Trường Chinh hay vì ông bố mê bộ “mông” của cô đào hát nào đó?). Khu bị trục xuất từ Mã Lai sau khi ăn đòn phạt “một roi” và giam 3 tháng vì passport bạn mượn lại chẩu về VN, và bị bạn khác “chỉ điểm” cho Cảnh sát Mã! Khu gọi điện thoại báo gia đình sẽ về trong chuyến bay tới. Di trú Mã “chém” vé máy bay về Sài Gòn đến 1 ngàn MK nên số tiền mẹ Khu gởi qua không đủ đi xe về Hà Nội. Trước đó tôi định gọi điện thoại về Mỹ mấy lần nhưng do không có 15 MK lẻ để mua thẻ điện thoại, và nếu đưa tờ 100 MK cai tù “ếm luôn” lại càng bực mình. (Đóng vai Ông Franklin lắm lúc cũng bất tiện!). Khi biết Khu thiếu tiền xe, tôi bảo để tôi gọi ké điện thoại vài phút và tặng Khu 100MK. Vì nghe thông báo “Nếu không có gì trở ngại” tức phải chờ lệnh trên và quá kinh nghiệm về bản chất tham ô của quan chức Thái, tôi sợ họ “bán độ” cho VC trên đường giải giao nên nhắn “Hương điệu” thông báo rộng rãi tin tôi bị bắt giam tại Bangkok để ngăn chận mọi “âm mưu đen tối” của hai thế lực đen nầy! Nghe loáng thoáng hôm trước chuyến bay đi Nam Hàn cất cánh 11PM , nhưng 10 PM vẫn chưa thấy động tĩnh, tôi hơi lo nên nhờ cai tù check. Y cho số điện thoại Hãng Asiana nhưng gọi hoài chẳng được.. Đến 10:30PM mới có xe đến đón, gồm tài xế và 3 an ninh. Một nhân viên hỏi: “Chắc anh có tên trong Black List?” Tôi sử dụng vốn liếng tiếng Thái để đàm thoại vì người Thái còn bết hơn cả Đại Hàn về phương diện ngoại ngữ. Khi xuống xe, một tay bỏ nhỏ: “Anh không định TIP chúng tôi sao?” Tôi bảo: “Tôi có thể tip các anh 20MK công đưa đón, nhưng tiếc không có tiền lẻ, chỉ còn 1 tờ 100MK thôi!” Y dẫn tôi đi lòng vòng các quầy đổi tiền, các tiệm bán hàng nhưng không nơi nào chịu đổi hoặc thối tiền bằng Mỹ Kim. Tôi bảo: “Tôi không thể sử dụng tiền Baht sau khi rời Bangkok. Nếu không đổi hoặc thối bằng đô la thì đành chịu, không thể tip cả 100MK như anh xin được. Chúng tôi quen xài credit card, nhưng thẻ lại để quên trong hành lý. Vả lại đến Nam Hàn còn cần tiền lẻ trả taxi và các chi phí lặt vặt.” Họ cố tình “câu giờ” để tôi sợ trễ chuyến bay cho luôn 100MK. Tôi ghét thứ bắt địa nên quyết không nhượng bộ và thúc hối họ đi gấp kẻo trễ boarding. Đến nơi, hành khách lên tàu gần hết, suýt trễ chuyến bay. Họ giao hồ sơ cho Hãng máy bay, trả Passport cho tôi và bảo: “Từ giờ phút này anh hoàn toàn được tự do!” Nhìn kỹ Passport, thấy dấu CANCELLED ngày 17 và Trục Xuất ngày 18/11, tôi suy đoán rằng Lệnh Trục Xuất trước đây của Tòa Kháng Án Thái chỉ dựa trên “Phán quyết Dẫn Độ,” không hề đề cập tội Không tặc! Bởi vậy cai tù không biết tôi là ai. Chỉ đến khi tôi tự giới thiệu “Nai Pôn Lý Tống” họ mới bảo: “Thì ra Ngài Không Tặc” và bắt đầu đối xử “lễ độ!” Sau đó tôi ân hận vì “lỡ dại,” sợ họ báo cấp trên và Hãng Asiana có thể từ chối cho tôi lên phi cơ, buộc phải có 2 FBI từ Mỹ qua escort về thì “tắt thở!”. Điều lo ngại này đã không xảy ra. Còn hên hơn là cuộc tấn chiếm Phi trường Quốc tế Suvarnabhumi của Phe Đối lập chỉ diễn ra ngày 26/11, sau khi tôi đã rời Bangkok . Nếu không tôi có thể phải nằm nhà giam mút mùa, chờ một Cuộc Đảo Chánh khác mới được trở về như trước! Qua sự kiện nầy thấy được tinh thần “vô trách nhiệm” của các Cơ quan An ninh, Di trú, Cảnh sát, Tình báo Thái hay FBI, CIA Mỹ và lý do khủng bố hoành hành khắp thế giới trái với các “Huyền Thoại Điệp Báo” Truyện Trinh Thám!
Chuyến về lại Nam Hàn cũng rất vắng khách. Các dãy 2 ghế và 4 ghế chỉ có 1 khách nên khách nằm ngủ thoải mái. Tôi xui trúng ghế cửa sổ nên trăn trở trong thế ngồi bất tiện ê ẩm. Đến Seoul lúc 6 giờ sáng. Tôi lục hành lý tìm cell phone để liên lạc Wonju. Thật khốn nạn! Tên kiểm tra hành lý đã “chôm” cell phone Đại Hàn và máy ghi âm mới mua cả trăm Mỹ Kim trong vụ Thách Đố đi Nam Hàn! Rất may Video Camera vẫn còn. Tôi tìm Subway đi thẳng Wonju. Dọc đường, những trạm xe lửa cách đây 3 tháng chỉ gồm những mớ vật liệu ngổn ngang giờ đã xây ráp xong trông hoành tráng, hiện đại. Ngoài việc Phi trường bớt nhộn nhịp, tấp nập và đồng Won mất giá nhanh, mọi hoạt động kinh tế khác vẫn sôi động nhờ nỗ lực tập trung đầu tư phát triển Cơ sở Hạ tầng. Hoa kỳ với Chính sách đổi mới của Obama nếu dùng số tiền cứu nguy nền kinh tế để giải cứu Tập đoàn Tư bản xe hơi, vấn nạn suy trầm chắc khó vượt qua. Đầu tàu Tư bản Hoa Kỳ phải “triệt để thay đổi” bằng các dự án quy mô chế tạo xe buýt, xe điện ngầm, phương tiện chuyên chở công cộng, hệ thống giao thông, khách sạn, nhà hàng và khu giải trí tập thể thật vĩ đại và hiện đại như Thế Giới Tân Plato trong Valentine 4000 mới hy vọng giải quyết dứt khoát vấn nạn khủng hoảng kinh tế gây nên bởi sự bóc lột của Chủ nghĩa CS và và sự gian xảo của Chủ Nghĩa Tư Bản, quả đất mới thật sự trở thành Địa đàng cho Nhân loại tương lai.

Phải đổi 3 chuyến tàu mới đến nơi sau 4 giờ. Book xong khách sạn, tôi gọi Thông Dịch Viên Chang, Sang Hyon và Cảnh Sát Jung, Byeong Ho, mời đi ăn tối. Jung từ chối vì bận việc, còn Chang phải đi Seoul , hẹn hôm sau gặp. Tôi ngạc nhiên vì thái độ lạnh nhạt, thiếu nhiệt tình của họ. Hôm đó là ngày lạnh nhất chưa từng thấy trong tháng 11 theo lời Chang và tôi phải tắm nước lạnh cóng vì khách sạn quên mở nước nóng. Tắm xong tôi run lập cập và ngả bệnh. Nằm thiếp đến gần 10PM tôi lò mò dậy ra phố mua Cell phone và Recorder nhưng không tìm ra và phải trở về phòng vì không chịu nổi giá lạnh. Giờ nầy mới nhận thức được vì sao VN đặt tên “Tiết Đại Hàn” để chỉ thời điểm lạnh nhất trong năm, và ý nghiã của những từ kép có chữ “lạnh” như “cold shoulder, cold blood, ghẻ lạnh...” Lạnh đã khổ, nóng lại còn khổ hơn. Thay vì mở vừa đủ để không khí mát mẻ hay ấm áp, các máy sưởi trên tàu điện, xe bus, phòng ngủ được mở tối đa đến ngạt thở. Chiếc mền điện nóng như vỉ nướng thịt gây cảm giác phỏng da hay sắp bốc cháy! Tôi đành mò dậy tắt điện. Sáng xuống nhờ điện thoại trực liên lạc và tìm Thông Dịch Viên lại rét run cầm cập vì Phòng khách không mở sưởi do Khách sạn này quá ế ẩm! Gần 12PM tôi mới liên lạc được Chang và anh cho biết Jung không muốn gặp tôi vì Lãnh sự Jo, chắc được Tư bản Việt Tân “đấm mõm kỷ,” đã cáo giác sếp Jung việc tôi ghi âm và phổ biến cuộc nói chuyện trên Đài để Jung bị khiển trách mà chấm đứt quan hệ tôi. Chang hứa gặp lúc 5PM sau khi làm về. Tôi mướn được anh Young Duk Jang, President of General Students’ Association of Songho College, cell: 82-10-2465-5557, làm Thông Dịch Viên, mướn xe và quyết định đến Đồn Cảnh Sát Wonju trước. Đồn cảnh sát khá bề thế, lái xe qua cổng không những không bị chận hỏi còn được nghiêm chào. Tại phòng trực chỉ báo cần gặp Cảnh sát Jung là được chỉ lên lầu 3, không hỏi giấy, khám xét dù tôi xách theo 1 túi lớn đựng chai rượu XO! Thử tưởng tượng tôi là tay khủng bố mang chất nổ thay vì rượu, Đồn Wonju đã trở thành một đống gạch vụn! Sếp phòng bảo tôi đợi để ông gọi Jung. Giờ trưa hầu hết đi ăn. Khi gặp, Jung lộ vẻ bất bình, hỏi tôi có ghi âm, có phổ biến cuộc điện đàm trên Đài không? Tôi thừa nhận có và trình bày lý do: “Mọi chuyện đều do Lãnh sự Jo. Ông ta viết thư và lên Đài xác nhận tôi không hề đến Đồn Wonju nên bọn phá thối dựa vào đó bịa chuyện tôi rù quyến vợ một chiến hữu đi Hawaii hưởng lạc!” Jung vặn lại: “Anh giải quyết problem của anh bằng cách gây problem cho tôi? Cơ quan nầy bị nhiều tai họa sau vụ anh. Giờ nầy mọi tai họa đều trút lên đầu tôi. Tôi không còn Trust anh và cũng không thể giúp anh bất cứ chuyện gì nữa!” Tôi trần tình: “Tôi đến để xin lỗi và cám ơn các anh chứ chẳng nhờ việc gì khác. Anh thông cảm và bỏ qua chuyện phiền nhiễu do tôi vô tình gây ra. Vả lại, cuộc điện đàm chỉ nhắc đến cách hành sử thân thiện, lịch sự của Cảnh sát Wonjo, việc anh thù tiếp ăn tối, đưa ra ga xe lửa, chứ có phạm điều bí mật, cấm kỵ nào đâu? ” Tôi phải lập đi lập lại lời xin lỗi, cám ơn và nhấn mạnh: “Nếu chuyện nầy xảy ra tại Thái Lan, tôi đã bị bắt giam!” Cuối cùng Jung nguôi giận. Tôi đến các bàn lần lượt bắt tay và cám ơn từng Sĩ Quan Cảnh Sát đã tham dự cuộc điều tra ngày 25/8/08 và bảo: “Nếu không tiện cùng đi ăn tối, mong các anh nhận chai XO làm quà kỷ niệm.” Họ từ chối vì sợ phạm luật. Ra giữa sân, tôi lấy máy video camera chụp hình Đồn Cảnh sát Wonju và nhờ Young chụp hình tôi. Anh ta hơi ngại vì sợ bị cấm và cảnh sát gác bắt gặp làm khó dễ.

Chúng tôi chạy xe đến mục tiêu kế tiếp: Không Đoàn Tiêm Kích 8. Young cam chắc biết rõ Căn cứ Không quân nầy, nhưng Cổng nầy khác lạ so với nơi đã đến. Young vượt xe qua cổng, thò đầu ra bảo: “Chúng tôi cần gặp ông sếp ở đây!” Lính gác hỏi sếp tên gì và phòng sở nào? Tôi nhắc Young: “Anh bảo họ cách đây 3 tháng có 1 chiếc phi cơ lạ đáp khẩn cấp xuống Căn cứ nầy. Tôi là viên phi công lái chiếc máy bay đó. Tôi cần gặp ông sếp phụ trách điều tra vụ đó.” Khi nghe Young trình bày, các lính ngồi trong đồn gác chạy ra xem mặt tôi và bảo: “Vụ nầy chúng tôi đây ai cũng biết. Hôm đó báo động đỏ có 1 phi cơ khủng bố sắp ném bom, chúng tôi chạy trối chết. Kẻ chun xuống giao thông hào, người hầm trú ẩn. Các Khẩu đội Phòng không, Chi đội Xe tăng đều sẵn sàng vị thế chiến đấu! Vị Sĩ quan phụ trách điều tra ở Cổng kia. Căn cứ nầy có 2 Cổng!” Phải chạy thêm 15 phút mới đến đúng chỗ quen thuộc cũ, nơi có trưng bày nhiều phi cơ nằm dọc từ cổng vào trại. Khi gọi văn phòng, Sĩ quan trực cho biết ở đó có 4 ông Đại uý (Trước kia tôi nhầm Trung tá vì không rành lon Đại Hàn) nhưng ông Đại uý phụ trách vụ tôi lại nghĩ Vacation! Tôi than: “Sao xui quá vậy?”. Viên Sĩ quan thông cảm khách đường xa nên đề nghị: “Tôi cho anh số Cell phone gọi thử xem?”. Young gọi và gặp được Đại uý Yoo. Ông hỏi tôi định ở chơi mấy hôm? Tôi bảo chắc mai về. Ông bảo nếu tôi chờ được đến 4PM , ông sẽ lái xe về gặp. Do sớm đến 3 giờ, chúng tôi đi ăn trưa, uống cà phê câu giờ. Đ/U Yoo cho lính ra cổng đón chúng tôi vào căn cứ, tiếp tại phòng ông từng thẩm vấn tôi. Sự nhiệt tình của ông ngoài sự quý mến còn có tính nghiệp vụ. Ông hỏi tôi thời gian 3 tháng qua, sau khi về Mỹ, tôi làm gì? Nếu hoạt động độc lập như đã nói thì tiền đâu tôi có để chi trong các phi vụ? Mục đích chính của chuyến trở lại Nam Hàn? Tôi còn dự định thi hành phi vụ khác ở đâu nữa không? Tôi cho biết, trong thời gian qua tôi nghỉ ngơi và đi thăm gặp Đồng Bào, thuyết trình về các Biện pháp Lật đổ CS hoặc trình bày các hoạt động của mình như thường lệ. Tôi không lập Đảng hay theo Đảng phái nào vì trong vị thế độc lập, tôi dễ được các Đảng phái và đa số Đồng Bào ủng hộ. Về tài chánh, Đồng Bào yểm trợ qua việc mua Sách báo, DVD, CD và các tài liệu để hiểu thêm các hoạt động đã thực hiện. Tôi chuẩn bị retire nên đi thăm lại các nơi chốn cũ để xin lỗi, cám ơn và chụp hình kỷ niệm. Đ/U Yoo bảo tôi thông cảm vì quy định cấm chụp hình, quay phim trong Căn cứ Quân sự, và chỉ nhận Sách báo, DVD, CD chứ không thể nhận chai rượu XO vì phạm luật. Tôi hỏi xin các tờ báo đăng vụ rải truyền đơn hụt, đặc biệt hình chụp với phi cơ trước kia, ông bảo sẽ kiếm tìm hoặc liên lạc các tờ báo xin copy cho tôi. Tôi thêm: “Nếu có Phi vụ Cuối cùng, tôi sẽ thi hành tại VN thay vì tại các nước khác. Và đó phải là thời điểm chín muồi cho một cuộc Cách Mạng lật đổ Chế độ CSVN.” Trên đường ra Parking bỗng nhiên một làn tuyết mỏng tuyết bay lãng đãng qua đầu. Tôi thốt lên: “Đây là lần thứ nhì tôi thấy tuyết. Lần thứ nhất năm 1966 tại Texas sau 28 năm Tiểu Bang này không hề có tuyết.” Ông và các Sĩ quan khác đứng sắp hàng bên đường và đồng loạt cúi mình chào tiễn biệt khi xe tôi đi qua thật trang trọng. Không biết có điềm gì vì ngày tôi đến Wonju là ngày lạnh nhất trong tháng 11 từ xưa đến nay. Và khi tôi từ giả, tuyết rơi sớm lần đầu trong tháng và chỉ trong phạm vi nhỏ hẹp tại nợi tôi đáp khẩn cấp ép buộc? Ra ngoài cổng, tôi nhờ Young chụp hình tôi đứng trước chiếc phi cơ triển lãm dựng trên bệ cao gần sát đường lộ như một Landmark cuả Không Đoàn Tiêm Kích 8.

Về đến khách sạn chừng 10 phút đã thấy Thông Dịch Viên Chang tìm đến đúng hẹn.. Tôi đề nghị Chang chọn một tiệm ăn ngon nhất để đãi lại. Chang đề nghị một tiệm ăn nhỏ nhưng có món “thăn heo nướng” đặc sắc. Chang dẫn theo cô học trò ái mộ tôi. Do không ai nhận chai XO nên cuối cùng 3 chúng tôi táp pi. Lần nầy cô gái thế Jung. Tôi hỏi Chang muốn chụp hình không trước khi lấy Video Camera ra? Chang thích và đồng ý. Tôi quay 1 đoạn Video ngắn giới thiệu bằng Anh ngữ: “Đây là Mr. Chang, Thông Dịch Viên trước kia. Cảnh sát Jung không đến được. Tôi vừa đi thăm Đồn Wonju và Không Đoàn Tiêm Kích 8.” Sau buổi ăn tối, Chang rủ đi Karaoke để hai thầy trò hát tặng tôi. Giọng Chang trầm ấm, phát âm tiếng Anh khá chuẩn, rất hay. Có lúc Chang bảo tôi nhảy với cô học trò để 1 mình Chang hát. Có lúc Chang yêu cầu tôi cùng hát. Trong 4 năm tù tại Ba Sao, Nam Hà, mỗi ngày tôi đều tập đàn ghi ta và nghêu ngao hát. Vậy mà tối đó tôi không nhớ được bài nào. Ngay cả bài ruột Feeling Phạm Đức Hậu thường yêu cầu tôi vẫn không nhớ trọn. Vì quá mệt và muốn bệnh, giọng tôi rè rè không thành tiếng. Tới khuya, khi ra xe, Chang gọi dịch vụ lái xe dù chẳng có vẻ gì say. Chang bảo: “Chỉ cần uống vài ly, tôi cũng kêu họ đến lái xe dùm. Tốn 6 MK mà đỡ lo chuyện rắc rối.”

Sáng hôm sau tôi trở lại Gimpo nơi toạ lạc 2 Trường Bay liên hệ trong Phi Vụ Phạm Hữu. Đến Motel Kong Hang Jang, ông chủ vui mừng discount 5000Won, chỉ lấy 30.000Won sau khi theo dõi các tin về tôi. Ba chục ngàn Won trước kia tương đương 30MK, nhưng giờ nầy Won mất giá liên tục nên khá rẻ . Ngày đầu 1MK đổi 1380Won.. Hai ngày sau 1450Won và ngày chót 1540Won! Đúng là Free Fall! Tôi ghé Internet không thấy “Hương điệu” thông báo tin bị bắt giam tại Bangkok nên bực mình không báo đã về đến Nam Hàn. Hôm sau lại còn đọc tin bố láo “Lý Tống suýt bị vô tù tại Virginia” của tên mất dạy Tuấn Phan nên phải lên tiếng và tiện thể báo tin ngày trở về Mỹ. Vì biết Manager Choi Trường Korea Pilot School giận mình, tôi nhờ con chủ quán quen gọi điện thoại dọ hỏi họ có đồng ý để tôi ghé Trường thăm và xin lỗi không. Choi cúp điện thoại không trả lời. Tôi nhờ gọi Club Beautifly nơi cho mướn phi cơ, Manager cho biết Chủ đã bán Trường Bay cho Chủ khác nên không có gì trở ngại nếu tôi muốn ghé thăm. Khi tôi đến ông đã đi bay, chỉ còn 1 Student Pilot ngồi trực. Sau vụ rắc rối bị khiển trách và quy định khắc khe, Trường trở nên vắng lặng không còn đông vui náo nhiệt như 3 tháng trước. Tôi quay cảnh tàn tạ của trường và nhờ anh học viên quay tôi trước Bảng hiệu Trường đặt trong phòng, chụp các hình quảng cáo dán trước cửa và tặng mấy tập báo, DVD làm kỷ niệm. Cái lạ là TDV Chang rất tận tụy, vậy mà số sách báo, DVD, tài liệu tôi nhờ chuyển tặng các nơi này (kèm theo 150MK cước phí) cả 2 tháng vẫn chưa đuợc gởi! Cell phone Đại Hàn không có speaker nên không ghi âm được điện đàm. Điện thoại Motel này lại không gọi được số Cell phone! Vì Chủ Motel vắng mặt, tôi phải vất vả dùng “hand language” thuyết phục bà làm công để được sử dụng điện thoại trực có speaker và ghi âm bằng Video Camera. Tôi gọi HLV Won và hỏi tên HLV bay trong Phi vụ. Ông bảo tên Lee. Tôi hỏi Lee đã báo cáo những gì? Won trả lời “đầy đủ cả.” Ông bảo Lee không thể cho tôi rải truyền đơn vì luật pháp địa phương cấm và Trường không bao giờ cho tôi bay nữa! Tôi nhắn ông xin lỗi Manager Choi và Trường. Nếu được phép, tôi sẽ ghé thăm tặng 1 chai XO kỷ niệm. Won cho biết Trường đang dọn toàn bộ về phiá Nam và ông bận chuẩn bị lên đường. Khi tôi đến cửa Trường đã đóng kín. Điều lạ nữa là tên Trường đã đổi thành: Pilot School Co. Đúng là “vật đổi sao dời” dù chỉ trong hạn kỳ 3 tháng! Tôi chụp hình Bảng Hiệu trên cửa và quay Video Khu vực trước mặt tiền của Trường.

Ba chuyến đi rất vắng khách vậy mà khi cần về vì lạnh và hoàn thành nhiệm vụ thì lại không có ghế available! Tôi phải stand-by chuyến bay Sunday và Tuesday mới có ghế chính thức. Giờ boarding 4:15PM , nhưng 12PM tôi đã có mặt để ghi danh sớm. Tôi được ưu tiên 1 trong Danh sách Stand-by và hẹn 3:55PM trở lại. Tôi ngồi chờ tại chỗ và đúng 3:30PM vào check sớm vì còn phải qua thủ tục đổi tiền, security check, passport check, chưa kể phi trường Incheon thuộc loại lớn nhất thế giới, có cổng phải đi bộ rất xa. Có 1 cặp khách Mỹ vừa làm xong thủ tục check-in.. Thấy mặt tôi, cô nhân viên bảo: “Đúng 3:55PM anh trở lại.” Tôi chưa kịp khiếu nại thì cô ngồi cạnh đưa tay nhận passport và in boarding pass. Cô bảo tôi đóng phạt 650MK. Tôi hỏi tại sao vậy? Cô trả lời: “Theo quy định Hãng, khách vé Transfer tự động ở lại phải bị phạt.” Tôi cãi bừa: “Tôi đâu muốn ở Nam Hàn? Bangkok chận và gởi trả tôi về đây.” “Đó là vấn đề giữa anh và Immigration Bangkok, không dính dáng đến chúng tôi.” “Sao không? Do hết chỗ về Mỹ nên Hãng cô buộc tôi đợi ở Hán Thành chờ chuyến kế tiếp. Đáng lẽ Hãng phải chi tiền khách sạn, ăn uống... cho tôi. Tại sao bắt tôi trả thêm 650MK? Vô lý quá!” “Hôm kia có chuyến bay trống sao anh không về lại đợi đến hôm nay?” “Tôi biết gì đâu? Gọi điện thoại hoài không được. Phải lên tận phi trường năn nỉ họ mới giúp liên lạc ghi chỗ.” “Hoặc anh trả 650MK, hoặc anh rời khỏi chỗ này. Nếu không tôi gọi cảnh sát can thiệp!”. “Nè cô đừng có dọa tôi. Tôi sẽ tố cáo lối bắt chẹt trấn lột của Hãng Asiana để khách hàng tránh đi máy bay Hãng cô. Cô xem dấu CANCELLED rành rành đây chứ tôi đâu phịa chuyện!”. “Tại sao họ không cho anh nhập cảnh?”. “Tôi đâu biết! Có thể vì tôi là một Freedom Fighter nên họ ngại hoặc vì tôi là cựu Phi công chiến đấu nên VC yêu cầu Thái Lan cấm tôi nhập cảnh?!”. Không biết vì Title “Freedom Fighter” (có âm hưởng Không Tặc) hay “Phi công” cùng nghề, hoặc thấy tôi lì đòn nên họ nhượng bộ bởi 1 chỗ còn trống trên phi cơ để thừa cũng chẳng lợi ích gì. Hoặc họ chỉ muốn “câu giờ” để tôi sợ trễ chuyến bay phải móc túi trả thêm 650MK. Đúng ra trước kia cô Discount Travel cũng đã bảo tôi: “Nếu muốn ở lại Nam Hàn vài ngày anh phải trả thêm hơn 600MK nữa.” Chuyến đi này thành ra không lỗ. Không vào Bangkok thì vào Hán Thành lo chuyện khác. Họ hối tôi đi nhanh kẻo trễ. Lần đầu tiên tôi phải chạy và hết thắc mắc tại sao có những người đi máy bay lại hấp tấp chạy thục mạng cho kịp giờ trong khi tôi luôn luôn nhàn nhã ngồi ngắm thiên hạ hằng giờ trước khi boarding?! Về đến Mỹ tôi suýt nằm liệt giường vì quá mệt mỏi. Vậy mà mới mò vào Internet lại gặp ngay bài cuả tên “Quốc giả loạn sắc” dám lập lại chuyện phịa trắng trợn trước kia: “Lều Tuyệt Thực Lý Tống có in cờ VC!” Đồng thời nhận được điện thoại Chủ Tịch Nguyễn Văn Tần. Ông muốn lên tiếng phủ nhận các trò bịa chuyện bố láo mất dạy và bệnh hoạn cuả tên Tuấn Phan để vạch mặt một con trong bầy chó dại đang sủa bậy, cắn càn khắp các Diễn Đàn..

Đúng là lũ vô lại, vô luân. Cuộc Đấu tranh chống Cộng hiện nay, như nhiều người nhận định, cần nhiều “tên đạo thơ, gián điệp CS” như Nguyễn Chí Thiện hơn thứ Quốc giả đang điên cuồng đánh phá NCT gồm bọn “Tám-Thứ-Ngợm,” đặc biệt bọn Chủ-Chó Việt Tân ... bởi nếu chúng còn tồn tại mà không bị trừng trị thì đất nước quê hương sẽ đời đời “đen như mõm chó” như những bài-thơ-chó của tên thi sĩ chuyên trị... chó dại. PS: Sẽ phổ biến Hình và Video khi làm xong.

LÝ TỐNG

27/11/2008

http://www.vietland.net/main/showthread.php?s=647f5432b15ee4950bcc328226f65e9b&t=3985

---

Thursday, November 27, 2008

Từ thiện, một chiêu thức biến thái của chế độ Việt cộng

Từ thiện, một chiêu thức biến thái của chế độ Việt cộng

Trong vài năm qua, từ ngữ “biến thái” đã được dùng để chỉ “tiến trình lột xác”của chế độ Việt cộng. Sự lột xác từ môt chế độ độc tài toàn trị để chuyển sang một chế độ độc tài tư bản các nhà phân tích Tây phương thường gọi là chế độ của các tay “nam tước đỏ” (red barons). Chế độ độc tài này không kém sự tàn bạo của thời toàn trị trong thế kỷ 20, nhưng chế độ toàn trị đã lổi thời, không áp dụng được nữa trong điều kiện ngoại giao thương mãi của thế giới toàn cầu tư bản. Sự thay đổi này, đối với chế độ là một sự thay đổi sinh tử, giúp chế độ tiếp tục nắm giữ quyền lực cai trị và hợp thức hóa cho các đảng viên có thế lực của đảng trở thành những tay tư bản đỏ, những nam tước đỏ của chế độ, thâu tóm tài sản quốc gia làm của riêng và dùng thế lực để trao đổi cùng tài phiệt quốc tế.

Rủi thay, tiến trình biến thái của chế độ CSVN đã không suông sẽ như dự tính, cho đến nay đã gần 10 năm nhưng vẫn còn chật vật với những biến cố ngoài tầm tay của chế độ. Rõ nhất là mộng thôn tính hải ngoại, muốn bình thường hóa sự hiện diện của chế độ tại Hải ngoại.

Chúng ta đã thấy là dù chế độ đã có sự hỗ trợ của các đối tác tài phiệt, thành phần đang bắt tay làm ăn cùng chế độ, nhưng VC đã không khuyến dụ cũng như không lừa được đồng bào Hải ngoại tiếp nhận các chính sách có vỏ bọc đẹp đẽ làm lợi cho chế độ qua các vụ giúp đỡ du sinh, đổ tiền vào làm ăn tại VN hay đóng góp cho từ thiện, vân vân…

Dù mua chuộc được một vài tổ chức chính trị thời cơ xôi thịt hay dàn dựng ra được vài “nhà dân chủ” trong nước, dù cố hướng nỗ lực đấu tranh của quần chúng vào việc chống Trung quốc thay vì nhắm thẳng vào chế độ bán nước, dâng đất đai cho ngoại bang, VC cũng không thể nào lôi kéo quần chúng Hải ngoại đứng về phía của chế độ hay khoả lấp được truyền thống khom lưng uốn gối trước ngoại bang của họ.

Dù sử dụng những chiêu bài tôn giáo, văn hóa, hay từ thiện, chế đô cũng không thể dẹp được lá cờ Vàng, môt biểu tượng tự do của người Việt. Toan tính của Hồng y Phạm Minh Mẫn muốn dẹp bỏ lá cờ Vàng đã bị thất bại nặng khi Đức Thánh Cha Benedict XVI quàng lá cờ lên vai của Ngài và rừng cờ Vàng của cộng đồng người Việt tại Sydney. Kế hoạch núp dưới vỏ bọc du sinh để tuyên truyền cho chế độ, dù được công phu dàn dựng với sự mua chuộc tiếp tay của những thành phần chính trị thời cơ trong Cộng đồng nhưng đã không qua khỏi mắt của quần chúng tại Brisbane , Úc châu. Lòng thương người của đồng bào Hải ngoại đã bị lợi dụng khai thác qua những ngã quyên góp từ thiện, cứu trợ y tế, nhưng tấm bình phong “không làm chính trị của cô Tim” đã không đủ dày để che dấu cho sự gian dối của cô, “ngôi nhà hy vọng” của cô Tim cũng không đủ vững để giúp cho chế độ có thêm hy vọng len lấn ra Hải ngoại.

Như đã nói ở trên, dù thế nào thì chế độ VC vẫn không thể kềm chế được người dân, ở trong nước cũng như để len lấn ra Hải ngoại. Nhưng vì là nhu cầu sinh tử của chế độ cho nên các mưu toan len lấn vẫn tiếp tục và ngày càng tinh vi. Nếu những năm đầu tiên chúng ta thấy VC chỉ thay đổi cách tuyên truyền qua những danh xưng nói về người tỵ nạn, có tính cách êm dịu hơn để kêu gọi “khúc ruột ngàn dậm Việt kiều” mang tiền về nước lẻ tẻ, ăn chận tiền của những tổ chức từ thiện quốc tế, thì những cách tuyên truyền, ăn bẩn này cũng thay đổi dần theo thời gian, biến thành những cuộc lạc quyên rộng lớn mang hình thức tôn giáo, mang tính ái hữu đồng hương làng xã, dựng ra những tổ chức từ thiện “thân Hanoi, ủng hộ chế độ” để không được tiền thì cũng được tiếng “nhân đạo”. Cứ thế mà bao nhiêu tiền của người Hải ngoại đổ về trên 30 năm, và xã hội vẫn nghèo nàn lạc hậu, và cán bộ thì vẫn ăn trên ngồi trước.

Phải chăng đã đến thời điểm mà những người Hải ngoại, mà tấm lòng đối với người thân nói riêng cũng như đồng bào nói chung đã được thấy rõ bằng số tiền gửi về nhiều tỉ đô la hàng năm, cần dành chút thời gian để nhìn vào thực tế của xã hội VN để nhìn vào những nhao nhao cổ võ làm việc từ thiện mà mục đích là trực tiếp hỗ trợ cho chế độ. Phải chăng đã đến lúc mà những người “hành nghề từ thiện” cần phải coi lại lương tâm của mình?. Phải chăng đã đến lúc mọi người hãy mở rộng mắt nhìn thẳng vào bản chất của những việc gọi là từ thiện, nhưng thực chất chỉ là làm công không cho bộ xã hội của chế độ, giải quyết các khó khăn do chính chế độ gây ra?. Phải chăng đã đến lúc những những người thực tâm muốn làm việc từ thiện nên đặt thẳng vấn đề trách nhiệm với chế độ VC hơn là tự gánh vào thân một việc làm như xe cát biển Đông để tự an ủi lương tâm trong chốc lát?

Minh Thọ
Tâm Thức Việt Nam
November 21, 2008

Nghe
Tải xuống để lưu giữ:

http://www.tamthucviet.com/UserFiles/audio/tuthien.mp3

http://www.tamthucviet.com/articlevi...Id=%C5%93E%19Y

http://www.vietland.net/main/showthread.php?t=3949

---

Wednesday, November 26, 2008

Hòa Lan: Thư mời Hội thảo về nhân quyền và tự do tôn giáo cho VN

Hòa Lan: Thư mời Hội thảo về nhân quyền và tự do tôn giáo cho VN

Eindhoven 21-11-2008

Kính gởi: - Quý vị lãnh đạo tôn giáo
- Đại diện đoàn thể, tổ chức, ban đại diện địa phương
- Quý đồng hương

Kính thưa quý vị,

Sau đệ nhị thế chiến, ý thức rằng tôn trọng nhân quyền là một trong những lý do con người có thể tránh chiến tranh, bạo động và mang lại hoà bình, hạnh phúc cho nhân loại. Vì thế Bản Tuyên-Ngôn Quốc-Tế Nhân-Quyền ra đời 1948, mục đích không gì hơn là làm sao cho cuộc sống con người ngày càng được cải thiện tốt đẹp theo đúng nghĩa “con người”.

60 năm qua, rõ ràng quyền làm người trên trái đất có nhiều thay đổi, tiến bộ. Tuy nhiên đến nay vẫn còn nhiều quốc gia đã đi ngược lại xu thế của lịch sử.

Trong vài quốc gia theo chủ thuyết CS còn tồn tại, VN là nước vi phạm nhân quyền một cách trắng trợn và thô bạo nhất.

Người nông dân VN sống dưới chế độ CS bị mất đất, mất vườn. Dân oan khiếu kiện khắp nơi, không ai giải quyết. Công nhân làm việc nặng nhọc với đồng lương chết đói. Nếu phản đối, bị chủ nhân cấu kết với chính quyền đàn áp thẳng tay. Các nhà dân chủ có lòng với đất nước lên tiếng trước tình cảnh bất công đó, bị trấn áp tù đày.

Trước hiện trạng đau thương đó, con người có khuynh hướng tìm an ủi tâm linh nơi đấng thiêng liêng. Niềm an ủi này cũng không được tôn trọng.

Giáo Hội Phật giáo VNTN từ trước đến nay bị gây khó khăn hoặc cấm hoạt động. Các tôn giáo khác như Cao-Đài, Hoà-Hảo, Tin-Lành hoàn cảnh cũng không khác gì hơn. Riêng Công giáo, gần đây qua sự việc nhà nước ngang nhiên cướp đất của Toà Khâm-Sứ và Giáo xứ Thái-Hà là một ví dụ điển hình. Quyền tự do tôn giáo bị tước đoạt trắng trợn.

Với tất cả những ưu tư trên, nhân kỷ niệm 60 năm Bản Tuyên-Ngôn Quốc-tế Nhân-Quyền ra đời, Ban Chấp Hành CDVNTNCSHL mời một số lãnh đạo tôn giáo, đại diện tổ chức đoàn thể tham gia làm diễn giả cho buổi Hội luận với chủ đề :

Nhân quyền và Tự do tôn giáo cho VN .

Thời gian: Ngày Chủ Nhật 14-12-2008 từ 13:00 đến 17:30

Địa điểm: Hội trường ‘h Veerhuis

Nijemonde 4- 3434 AZ Nieuwegein Zuid Tel: 030-6067698

Holland


Chúng tôi tha thiết trân trọng kính mời quý vị đến tham dự buổi Hội thảo.

Sự hiện diện của quý vị là một đóng góp cho công cuộc đấu tranh vì Tự-do, Dân-chủ và Nhân-quyền cho VN. Sự hiện diện của quý vị cũng là niềm vinh hạnh cho ban tổ chức chúng tôi.

Trân trọng kính chào,

T/m CDVNTNCS/HL

Chủ tịch,

Nguyễn Liên Hiệp

http://www.vietland.net/main/showthread.php?t=3943

---

Sydney: TẾT Kỷ Sửu, 06., 07. & 08.02.2009


Tuesday, November 25, 2008

Chủ Nghĩa Hình Thức

Chủ Nghĩa Hình Thức

Trực Nhân

Chắc hẳn mọi người còn nhớ việc trình diễn nhép miệng trong buổi lễ khai mạc Thế vận hội Bắc kinh 2008. Cô bé Yang Peiyi, 7 tuổi, dù có giọng hát trong vắt như pha lê, đã không được cho phép ra đứng hát trong buổi lễ. Ban Tổ chức và những người có trách nhiệm của nhà nước Trung quốc đã thay vào đó cô bé Lim Miaoke, 9 tuổi, ra đứng nhép miệng, với lý do đơn giản là có gương mặt “dễ coi” hơn Yang Peiyi. Trong những giải thích, nhà nước Trung quốc đã coi việc này như là vấn đề trình diễn tạo chú ý hình thức bề ngoài, chứ không coi đó là hành động kỳ thị, không lương thiện trong một cuộc tranh tài thể thao quốc tế, mà tinh thần bình đẳng và ngay thẳng lúc nào cũng được đề cao. Còn ban Tổ chức Thế vận thì họp báo chính thức nói rằng họ không biết gì về sự kiện này và sẽ coi lại. Thế là xong, mọi vấn đề coi như được giải quyết, dù bị dư luận bàn tán và phê phán.

Trau chuốt bề ngoài để phô trương đã là môt quy luật bắt buộc phải thi hành dưới các chế độ Cộng sản, để tuyên truyền “đánh bóng”cho lãnh đạo và chế độ, nhằm che dấu một xã hội không có gì đáng hãnh diện ngoài hệ thống nhân sự và phương tiện trấn áp. Cho nên tuy Trung Cộng được coi là đã biến thái thành công trở thành “xì thẩu”, nhưng bản chất “đóng tuồng” vẫn không có gì thay đổi. Nghĩa là dân có thể đói chứ đảng không thể xấu.

Những lãnh đạo đảng CSVN biến thái và tay chân khi áp dụng cái quy luật này đã vượt trội hơn những đàn anh Trung quốc. Những bộ áo đại cán hoặc áo sơ mi trắng ngả màu được thay bằng các bộ đồ lớn đúng thời trang và những tà áo dài thêu tay tỉ mỉ của các bà lớn không nói làm gì. Những chiếc xe đạp thồ Trung quốc hay “Honda tiếp thu” được thay thế bằng những chiếc xe hơi đời mới bóng loáng cũng không có gì đáng nói, nếu mà các bộ phận trong xe không có đòi hỏi cầu kỳ khắc thêm tên của chủ. Và nếu mà các công tử con quan cán bộ lãnh đạo không có trò đem giấy trăm đô la ra châm thuốc lá để biểu diễn sự khinh thường tiền bạc làm lác mắt đàn em và gái.

Với cái lối tiêu tiền của Cộng sản biến thái thành tài phiệt như thế thì những tay đàn tay ca hải ngoai vất vả chạy show tất nhiên không bỏ qua khi có dịp để về kiếm cháo. Và đương nhiên là không thể không ca tụng là Việt nam bây giờ “cởi mở” lắm rồi. Hải ngoại thuốc lắc không thấy nhiều, nhưng trong nước thì nhan nhản trong giới thanh niên nam nữ “tiến bộ” trong lãnh vực dâm tình. Những tay chính trị hô hào tiếp cận để thay đổi dĩ nhiên là cũng không ra ngoài các mục đích mong được ghé vào cái bàn tiệc rượu ê hề của đám tài phiệt đỏ đó.

Cũng ưu việt là trong phần phô trương hình thức trong lãnh vực tâm linh. Cặp thiền sư giáo phái Làng Mai-Làng Hồng được khuyến khích dắt tay nhau về dưới võng lọng nghênh ngang cùng các đệ tử tùy tòng lập đàn làm chay khua chuông gõ mõ râm ran. Rồi ngày kỷ niệm Phật đản quốc tế 2008 cũng được đỡ khỏi tay nhà sư chống Cộng thời cơ vác từ Thái Lan về, để thế giới biết rằng “đảng và nhà nước ta” đã nhất tâm tôn kính đức Từ phụ Như Lai. Còn Nguyễn Tấn Dũng thì đã vào Vatican gặp đức Thánh Cha, và tiếp tổng giám mục Ngô Quang Kiệt, giúp bộ máy tuyên truyền nhà nước cơ hội ca tụng lãnh đạo cấp tiến. Thử hỏi có đàn anh Trung quốc, Cu ba hay Bắc Hàn nào làm được những chuyện vĩ đại ngang tầm đỉnh cao trí tuệ loài người như vậy?

Ở mức nhỏ hơn, thì “nhà nước ta” cũng đã cải tạo được “cô đầm ba lô” Aline Rebeaud thất nghiệp, lang bạt kỳ hồ Thái Lan Cam bốt thuở nào để biến thành “nàng tiên nhân đạo” mang tên cô Tim, sửa sang sắc đẹp, đi ra các cộng đồng Việt Nam vừa ngửa tay xin tiền từ thiện, vừa trừng mắt quát đòi dẹp bỏ lá cờ vàng, để trống chỗ cho lá cờ sao đẫm máu đang chờ chực từ lâu mà chưa có dip tung bay. Kế hoạch này không may bị bể. Chỉ vì hải ngoại không có nhiều những thành phần đầu óc cỡ như Anh Đào Traxel con gái nuôi ông cựu tổng thống Pháp Chirac, hay là như nhà hoạt động được Tây thuộc địa dậy dỗ nọ ở Liège bên Bỉ, tay chủ tịch kia ở vùng quê mù sương Fresno, hoặc ông sư Về Nguồn ở Mississauga tiểu bang Toronto Canada.

Khi mà phải dùng mọi cách tô son trát phấn hình thức bên ngoài để tạo ấn tượng thì chỉ cho người ta thấy rằng là cái bên trong không có gì đáng kể. Nhất là khi son phấn là những hạng rẻ tiền mạt hạng.

---

Tường Trình Đêm Phát Truyền Đơn 22/11/20008 tại Velizy Villacoublay (France)


Tường Trình Đêm Phát Truyền Đơn 22/11/20008 tại Velizy Villacoublay (France)

Đêm Phát Truyền Đơn Chống Tim Rebeaud

Kính gửi:

- Quý Niên trưởng
- Quý Hội đoàn, Tổ chức và đảng phái tại Pháp và Âu Châu
- Quý Đồng hương khắp nơi

Xin tường thuật cùng Quý Niên trưởng và Quý vị về buổi phát truyền đơn chiều ngày 22/11/2008 tại Salle Maurice Ravel, 25 rue Louis Breguet, Velizy Villacoublay (ngoại ô Paris).

Hội cựu Quân nhân QLVNCH/vùng Puy de Dôme đã đến điểm hẹn ở Paris đúng giờ với 500 tờ truyền đơn A5, in 2 mặt (Pháp văn và Việt văn), mỗi mặt có hình Cờ Dân tộc VN (Cờ Vàng 3 Sọc Đỏ). Từ điểm hẹn ở Paris, chúng tôi 9 người (Liên hội Cảnh sát Quốc gia VNCH/Âu châu + Ủy ban Bảo vệ Chính nghĩa Quốc gia + Hội Tù nhân Chính trị tại Pháp + Hội cựu Quân nhân/QLVNCH/Puy de Dôme + Trung tâm Điều hợp Tập thể Chiến sĩ VNCH/Âu Châu + Hội cựu SVSQ/TVBQGVN/tại Pháp) + VPLLQN/QLVNCH/Âu Châu) đã có mặt lúc 18:05 trước cửa ra vào Salle Maurice Ravel, Velizy Villacoublay để trương Cờ Dân tộc VN và phát truyền đơn có nội dung giải thích sự thật về ''cô Tim'' và về cái gọi là ''đêm Từ thiện'' hôm nay của cô ta, để quan khách Việt và ngoại quốc nhìn thấy được mặt trái của Tổ chức Từ thiện trá hình này. Chúng tôi tới sớm như vậy (cái đêm gọi là Từ thiện này bắt đầu 19 giờ 30), vì nghĩ rằng nếu đến sát giờ quá, quan khách họ vào nhiều rồi thì đâu có phát được nhiều truyền đơn. Mọi việc thành công tốt đẹp theo mong muốn. 4 Chiến hữu đã thủ 4 Cờ Dân tộc VN, đứng cách nhau mỗi người 3 thước trước cửa ra vào Salle Maurice Ravel, để có thể tiếp ứng cho nhau nếu xảy ra hữu sự. Còn 5 Chiến hữu kia, chia nhau chụp hình làm tài liệu và phát truyền đơn cho quan khách đến, cũng như gắn trên các kính xe trong sân đậu xe.

Ban Tổ chức (ông Trexel) đã ra phản đối chúng tôi và yêu cầu chúng tôi giải tán. Chúng tôi cho biết là chúng tôi không làm bất cứ gì đụng chạm đến Ban Tổ chức cả. Chúng tôi chỉ đến đây phát truyền đơn nói lên Sự Thật mà thôi. Phát xong, chúng tôi sẽ ra về. Ông Trexel bảo nếu chúng tôi không đi, thì ông sẽ gọi Cảnh sát tới. Chúng tôi nói, đó là tùy ông. Và chúng tôi tiếp tục phát truyền đơn. Quan khách Việt/Pháp vui vẻ nhận và cám ơn chúng tôi.

Đến 19 giờ, CH Nguyễn Đình Châu (Liên hội cựu CSQG/VNCH/Âu châu) đến tiếp tay với anh em. Đến 19 giờ 05 thì Cảnh sát tới. Họ hỏi mục đích của chúng tôi đến đây làm gì ? Chúng tôi cũng giải thích cho họ nghe những gì đã nói trong truyền đơn. Chúng tôi nói, nếu các ông có thì giờ, thì xin các ông đọc thêm cái này để rõ sự việc hơn. Họ vui vẻ, nhận mỗi người vài ba truyền đơn. Đọc xong, họ bỏ vào túi. Họ nói, đường phố là của cộng cộng, chúng tôi không được đứng đây phát truyền đơn như vậy, ngoại trừ có xin phép. Tốt nhất nên dùng internet và báo chí. Họ hỏi giấy tờ và công ăn việc làm của chúng tôi. Họ thấy chúng tôi đều quốc tịch Pháp, có công ăn việc làm đàng hoàng. Họ hết sức ngạc nhiên và mến phục khi biết có những Chiến hữu đã đi cả hơn ngàn cây số đến đây chỉ với mục đích phát những tờ truyền đơn này. Họ cũng rất ngạc nhiên và có cảm tình với chúng tôi khi đọc căn cước của nhiều Chiến hữu đến tuổi ''Thất thập cổ lai hy'' rồi, mà vẫn không ngại thời tiết giá buốt như đêm nay (2°), cùng anh em mang Sự Thật đến cho mọi người. Chúng tôi nói với họ, các ông, các bà thấy đó, chúng tôi có những Chiến hữu đến từ rất xa, và có những Chiến hữu đã lớn tuổi rồi, chúng tôi đâu có vui sướng gì đến đây dưới trời giá buốt này, nhưng vì bổn phận của lương tâm, chúng tôi phải đến mà thôi. Chúng tôi tin chắc, nằm vào địa vị của chúng tôi, Quý vị cũng không thể làm khác được.

Cảm tình của họ được thể hiện qua giọng và cách ăn nói của họ với chúng tôi. Họ rất thông cảm với việc làm của chúng tôi. Sau cùng, chúng tôi phát gần hết truyền đơn. Và vị quá lạnh, cảnh sát đề nghị chúng tôi giải tán trong ôn hoà. Chúng tôi nhận thấy trách nhiệm cũng đã chu toàn, nên chúng tôi xếp các lá Cờ Dân tộc VN lại và giải tán trong niềm hân hoan. Nhìn đồng hồ lúc đó là 19.30.

Khi về đến nhà, thì được biết Ông Bà Bs Phan Khắc Tường (Chủ tịch Cộng đồng Người Việt Tự do tại Pháp), CH Nguyễn Hữu Xương (Hội cựu SVSQ/TVBQGVN/tại Pháp) và CH Châu văn Lộc (VPLLQN/QLVNCH/Âu-châu), vì lạc đường nên đến trể lúc 20 giờ.

Vài hàng kính tường trình đến Quý Niên trưởng, các Chiến hữu và Đồng hương.

Kính
Phạm văn Đức
VPLLQN/QLVNCH/Âu châu

http://www.vietland.net/main/showthread.php?t=3908

http://www.vietland.net/main/attachment.php?attachmentid=30&d=1227620734

---

Click image for larger version
Click image for larger version Name: 22 11 2008 1.jpg Views: 4 Size: 89.1 KB ID: 25 Click image for larger version Name: 22 11 2008 16.JPG Views: 5 Size: 39.1 KB ID: 26 Click image for larger version Name: 22 11 2008 17.JPG Views: 4 Size: 37.2 KB ID: 27 Click image for larger version Name: 22 11 2008 2.jpg Views: 3 Size: 57.4 KB ID: 28 Click image for larger version Name: 22 11 2008 3.jpg Views: 3 Size: 68.4 KB ID: 29

http://www.vietland.net/main/showthread.php?t=3907

---

22 11 2008 16.JPG 25-11-2008 20:32
22 11 2008 17.JPG 25-11-2008 20:32
22 11 2008 2.jpg 25-11-2008 20:32

Click image for larger version Name: 22 11 2008 2.jpg Views: 3 Size: 57.4 KB ID: 28

http://www.vietland.net/main/attachment.php?attachmentid=27&d=1227619927



---

Công Tác Xin Chữ Ký Vận Động Tên Đuờng Sài Gòn Blvd., Arlington, TX


Công Tác Xin Chữ Ký Vận Động Tên Đuờng Sài Gòn Blvd., Arlington, TX

Kính thưa quý vị,

Sau khi bàn thảo với Ông Cao V. Lâm, Hội Trưởng Hội CVSSQTBTĐ - DFW, anh Nguyễn Xuân Hùng, CT/CĐFW và anh Hà Thúc Thanh, PCT/CDDFW, chúng tôi đồng ý là Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Fort Worth và Vùng Phụ Cận sẽ phối hợp với Hội CSVSQTBTĐ - DFW và các hội đoàn khác trong vùng tổ chức một cuộc vận động chữ ký cho tên đường "Saigon Boulevard" tại thành phố Arlington, TX vào hai ngày cuối tuần này, tức là ngày thứ Bảy, 29/11 và Chủ Nhật, 30/11, từ 10 giờ sáng đến 2 giờ chiều mỗi ngày. Tùy theo tình hình, chúng ta có thể kéo dài thời gian ghi danh.

Vì sự kiện này chỉ xảy ra ở thành phố Arlington mà thôi nên cuộc vận động chữ ký chỉ đươc tập trung tại Arlington, tại các cơ sở thương mại lớn như Hong Kong Market, Saigon Taipei, May Hao, Nam Hung, v.v... và nếu có thể, đặt bàn ghi danh ngay các cơ sở tôn giáo trong thành phố Arlington.

Để thực hiện cuộc vận động chữ ký, một số công việc cần được làm trước để chuẩn bị:

1. Thảo Thông Báo về cuộc vận động chữ ký càng sớm càng tốt và chuyển đến các cơ quan truyền thông nhờ phổ biến - Anh Nguyễn Xuân Hùng phụ trách

2. Xin phép các cơ sở thương mại vùng Arlington - Anh Nguyễn Xuân Hùng phụ trách

3. Làm biểu ngữ - Anh Nguyễn Kinh Luân phụ trách

4. Dịch Thỉnh Nguyện Thư sang Việt ngữ - Anh Hà Thúc Thanh phụ trách

5. Làm bảng cho đồng hương ghi danh - Anh Nguyễn Kinh Luân

6. In bảng ghi danh và Thỉnh Nguyện Thư - Anh Nguyễn Kinh Luân

7. Đặt bàn ghi danh trước các cơ sở thương mại - Hội CSVSQTBTĐ

8. Phụ trách ghi danh đồng hương - Hội CSVSQTBTĐ

9. Ẩm thực - CĐFW

10. Thu thập chữ ký để trình lên Hội Đồng Thành Phố - Anh Nguyễn Xuân Hùng

10. Làm Bản Tin - Nguyễn Kinh Luân

Dù trong Bản Công Tác chỉ liệt kê CĐFW và HCSVSQTBTĐ phụ trách, chúng tôi rất mong quý chú bác trong Hội Cao Niên FW giúp một tay trong công tác ghi danh và phụ trách phần ẩm thực như nhiều lần Hội Cao Niên đã giúp. Ngoài ra đây là công tác cần thiết và có ảnh hương lâu dài đến cộng đồng chúng ta, chúng tôi rất mong có sự tiếp tay của các hội đoàn, đoàn thể khác bằng cách tham dự công tác ghi danh, phổ biến tin tức, cử đại diện hoặc khuyến khích Hội Viên của mình đến tham dự ngày họp của HĐTP Arlington vào lúc:

6 PM ngày 2 tháng 12, 2008

101 W. Abram St.
Arlington, Texas 76004


Thân ái chào đoàn kết.

Trân trọng

Nguyễn Kinh Luân
lkn7843@yahoo.com

http://www.vietland.net/main/showthread.php?t=3868

---

Xin đồng hương hãy giúp 1 tay trong vận động đặt Tên “Sài Gòn Boulevard ” cho 1 con đường tại Thành Phố Arlington, TX.

Quý vị nghĩ gì nếu thành phố Arlington Texas sẽ có con đường mang tên "Sài Gòn Boulevard”? Để đáp ứng nguyện vọng của bà con tại vùng Arlington TX, CĐNVQG tại vùng Fort Worth đã tán thành để Nghị viên thành phố Arlington Ông Robert Rivera đề nghị lên thành phố đặt tên đường Arkansas Lane thành Sài Gòn Boulevard.
Sẽ có 1 phiên họp quan trọng vào ngày 2 tháng 12 tại toà thị sảnh thành phố Arlington để bàn / yêu cầu biểu quyết về đề nghị nầy.

Để giấc mơ thành hiện thực, xin đồng hương gởi điện thư tới Ông Thị Trưởng và các nghị viên thành phố Arlington khuyến khích họ thông qua đề nghị nầy.
Để tiết kiệm thì giờ, chúng tôi đề nghị 2 mẫu điện thư để quí vị copy và gởi về các nghị viên và Thị Trưởng thành phố Arlington.

Xin hãy chọn 1 trong 2 điện thư và gửi đi.

Dear Mayor Cluck and members of Arlington City Council,

I encourage you to support the following names to be considered for naming some of the streets in the city of Arlington .

Martin Luther King Jr., Saigon Boulevard ; Cesar Chavez and Al-Salam.

This street naming project will reflect the diversity of our population, promote cultural harmony, good wills and as a result it will enhance economic development through tourism in the city of Arlington . Along with the new Cowboys stadium, the Rangers Ballpark, Six Flags over Texas , The Hurricane Harbor, these streets -- being located in a rich culture area -- will bring an international flavor to Arlington and render it as an attraction worldwide.

Thank you for your help.

Sincerely yours,

Your name

---

Dear Mayor Cluck and members of Arlington City Council,

I am writing this letter asking you to support the proposal to recognize civil rights activist Martin Luther King Jr., Cesar Chavez and symbols such as Saigon or Al-Salam to represent the Vietnamese and Muslim communities through street names in the city of Arlington, Texas.

These street names will reflect the diversity of the population in this city and will serve as tokens to promote cultural harmony and good businesses. Let’s help turn these streets into international ambassadors where prosperity through tourism and businesses is the goal of this dynamic city of Arlington .

Thank you for your consideration.

Respectfully yours

Your name

---

Sau đây là Email của Thị Trưởng và city council member của TP Arlington.

Thị Trưởng:

Mayor Bob Cluck:
robert.cluck@arlingtontx.gov

City Council Members:

Gene Patrick:
gene.patrick@arlingtontx.gov

Kathryn Wilemon:
kathryn.wilemon@arlingtontx.gov

Lana Wolff
lana.wolff@arlingtontx.gov

Robert Rivera
robert.rivera@arlingtontx.gov

Sheri Capehart
sheri.capehart@arlingtontx.gov

Mel Leblanc
Mel.Leblanc@arlingtontx.gov

Robert Shepart
Robert.Shepard@arlingtontx.gov

Jimmy Bennet
Jimmy.Bennett@arlingtontx.gov

Xin quý vị copy những địa chỉ email nầy và gởi thư về cho những vị đó. Để nhanh chóng, chúng tôi xin góp lại những địa chỉ Email nầy sau đây để quý vị copy cùng 1 lúc và gởi đi:

Mel.Leblanc@arlingtontx.gov, robert.cluck@arlingtontx.gov,robert.rivera@arlingtontx.gov kathryn.wilemon@arlingtontx.gov, lana.wolff@arlingtontx.gov, sheri.capehart@arlingtontx.gov, Robert.Shepard@arlingtontx.gov, Jimmy.Bennett@arlingtontx.gov, gene.patrick@arlingtontx.gov,

Đối với bà con ở các thành phố quanh Arlington, Texas, xin gọi cho chúng tôi để chúng tôi biết chắc sỉ số bà con chúng ta sẽ có mặt tại phiên họp của thành phố lúc:

6 PM ngày 2 tháng 12, 2008
101 W. Abram St.
Arlington, Texas 76004


để ủng hộ cho đề nghị quan trọng nầy.

Xin gọi để ghi danh:

Anh Hùng: 817 614 8733
Anh Luân: 469 233 9097
Anh Tom Ha 817 683 3139

Xin đến càng đông càng tốt... Xin quý vị vận động bà con, anh em và bạn bè của mình.

Kính chào đoàn kết.

Tom Hà, PCTCĐNVQG Fort Worth .

http://www.vietland.net/main/showthread.php?t=3868

---

Sunday, November 23, 2008

Sáng Danh cựu học sinh trung học Pétrus Trương Vĩnh Ký, SàiGòn

Những Anh Không Quân Tôi Yêu ... Mến

ToVanCap, Cập Nhựt 11/11/2008

Kể từ sau khi đọc xong cuốn “Đời Phi Công” của Toàn Phong, mỗi buổi sáng thay vì chạy bộ như thường lệ thì tôi lại giang thẳng 2 tay nghiêng cánh sắt, khi nghiêng bên phải lúc nghiêng trái chạy vòng vòng, môi chúm lại phát ra những tiếng “ù ù”, chúi đầu về phía trước bắn súng miệng : “pằng-pằng”. Mê KQ đến như thế nên khi Thiếu Tá Nguyễn Cao Kỳ đến trường Pétrus Ký thuyết trình và chiêu dụ thanh niên chọn con đường “đi mây về gió” là tôi nạp đơn tình nguyện liền mặc dù lúc đó mới đang học lớp đệ nhất. Vì thiếu kinh nghiệm không biết uống 2 lít nước trước khi bước lên bàn cân nên bị loại vì không đủ tiêu chuẩn 50 kg.

Thua keo này ta bày keo khác, vừa hoàn thành “tú-đúp” lại nạp đơn liền, rút kinh nghiệm, kỳ này tôi uống thật nhiều nước, một lít nước nặng 1 kg chứ ít sao. Có lẽ ông trung sĩ có phận sự cân đo biết được “tẩy” của những chàng nhẹ ký nhưng nặng tình với KQ nên ông ta tà-tà không đi đâu mà vội ! Chỉ tội nghiệp cho người đứng trên bàn cân thì ôm bụng nhăn nhó đau khổ có thể tức nước vỡ bờ.

Nói ra các bạn đừng cười, thủa thiếu thời tôi mê KQ không phải vì bảo vệ vùng trời Tổ Quốc thân yêu mà vì thấy KQ được nhiều “người yêu” quá ! Yêu anh có cái mũ ca-lô đội lệch, bộ áo liền quần với nhiều “phec-mơ-tuya”, yêu anh có dao găm cùng 2 khẩu súng lủng lẳng hai bên, thương anh bay đêm với khúc bánh mì dắt túi.

Bạn bè cùng khám sức khỏe đã nhận được giấy gọi trình diện tại trại Phi Long TSN, còn tôi, đã bao ngày đợi mong chẳng thấy bóng “em” đâu nên tôi đầu quân vào Võ Bị. Chính vì mối tình dở dang với nàng KQ, “tình chỉ đẹp khi còn dang dở” nên dù đã là Võ Bị, là TQLC, tôi vẫn yêu mến KQ, rất vui và hãnh diện được làm quen với những chàng KQ tử tế và hình như họ ... đều như thế cả.

Người đầu tiên tôi phải kể là tên Nguyễn xuân Thanh, tuy cùng chung lớp cùng trường Lycée Pétrus Ký nhưng nó Nam-Kỳ tôi rau muống, một tên Bê-Ka duy nhất trong lớp nên tên Xuân Thanh và đồng bọn ác ôn hành hạ tôi vô cùng khốn đốn, thấy mặt tôi là chúng la “B.K ăn cá rô cây” hay tệ hơn là chúng ca bài cải lương mà tôi nhớ suốt đời :
- “Ớ cái thằng nhỏ, mày đau làm sao mà dưới đ ... có cộng rau ... ”

Người xưa có nói : “trăm năm trả thù vẫn chưa muộn” nên tôi chờ sau khi ra trường, đi Võ Bị rồi tình nguyện về TQLC mới đi tìm tung tích hắn khắp 4 vùng chiến thuật nhưng vẫn chưa gặp, nghe nói nó đi KQ, nó bay trực thăng hay lái “bà già” ? Thiên bất dung gian, gần 50 năm sau bất ngờ đụng nhau trên đường Bolsa khi “bà già” lái nó bằng Honda Accord từ Oklahoma đường xa vạn dặm về Little Sài Gòn để dự đại hội KQ.64, thế là ác chiến xẩy ra tại chiến trường “bún chả Hà Nội”.

Một người cùng lớp khác là Nguyễn quang Kim đi K 17/VB rồi được chọn về KQ. khi tôi vào VB thì hắn là khoá đàn anh và dĩ nhiên tôi được hắn ưu ái phạt nhiều hơn, nghe nói anh ta bay khu trục nhưng không biết “giờ này anh ở đâu ?”

Một tên cùng lớp cùng xóm là trực thăng Đỗ Văn Minh, không biết hắn học khoá mấy, đơn vị nào nhưng từ sau vụ Hạ-Lào 71, chúng tôi cùng chung giới tuyến Quảng Trị, KQ và TQLC thường hay nói chuyện “trên Trời dưới Đất” với nhau.

Ngày N giờ G khi một đơn vị TQLC ở trên đồi Carrol bị pháo kích nặng nề, nhiều lính bị thương trong tình trạng thập tử nhất sinh, trực thăng tải thương chưa xuống được ! Bất ngờ tôi nghe tiếng Minh léo nhéo trong máy, nó đi tiếp tế cho một đơn vị bạn ở động Bà-Thìn đang trên đường về, chắc nó biết tình trạng bi đát của tôi nên hối thúc bằng bạch văn luôn :
- “Chỉ điểm khói tím cho tao xuống bốc thương binh”.
- “Không được, nguy lắm, gà tây (Mỹ) có cover mà còn chưa xuống được…”
- “C ... ĐM, tao biết chỗ mày rồi, tao xuống ... ”.

Vừa mừng lại vừa lo nhưng không còn chọn lựa nào hơn, tôi bảo lính thả khói tím và chuẩn bị tải thương. Khói tím chưa kịp bốc cao thì chuồn chuồn từ đâu nhào tới tưởng như nó đạp thắng xe hơi, thương binh được cõng, bốc, vác thẩy lên sàn trực thăng trong khi cái càng máy bay không chạm đất và rồi nó cất cánh bay đi.

Lạy Chúa ! An toàn trong nháy mắt, tôi mừng muốn thở hắt ra, thương binh đã được tải thương. Nếu không kịp cứu sống thì cũng không phải chết hai lần ! Xác một người lính đã được gói poncho chưa kịp tải thương thì lại bị pháo VC “mở ra” hai ba lần ! Đó là những chuyện bình thường ngoài chiến trường !

Tôi biết Đỗ-Minh bị “củ” và bị ăn củ ... vì vi phạm nguyên tắc “an phi”, nhưng nó chỉ cười vì đó là chuyện “bình thường” ! Có tiếp xúc với chiến trường thì mới biết trường hợp cứu bạn của KQ Minh chỉ là một trong nhiều trường hợp “bình thường”.

Lại vào một ngày N giờ G khác, TQLC được lệnh đi tiếp cứu một trực thăng bị rớt cách động Ông-Đô 5 km hướng Tây-Bắc. Ngày thứ nhất qua đi không thấy gì, ngày thứ 2 vẫn thế, cấp trên chửi thề bảo tôi vô trách nhiệm ! Qua ngày thứ ba thấy xác trực thăng bị cháy nhưng không thấy “xương” phi công. Tiếp tục bung rộng lục soát từng hốc đá bụi cây và ... tiếng Thiếu úy Nghĩa trung đội trưởng báo trên máy : “Đây rồi”.

Người phi công, quần bị cháy dở dang, nằm thở thoi thóp trong bụi rậm, kiến bu quanh vết thương đùi đã có mùi, có dòi ! Đã 3 ngày rồi còn gì ! Vậy mà chỉ cần vài nắp bi-đông nước cho ướt cặp môi khô đang rỉ máu thì bản năng sinh tồn khiến người phi công mở mắt, nhe hàm răng, đã 3 ngày không bàn chải, mỉm cười :
- “Tụi mày cứu tao đấy à ? TQLC đẻ tao lần thứ 2”.

Thật khó khăn nhận ra nó nếu không có cái bảng tên Minh, chính nó là trực thăng Đỗ Văn Minh đã chui vào đạn pháo cứu thương binh TQLC mấy ngày trước đây thôi. Mừng quá hoá bực mình, tôi chửi thề :
- “ Đẻ cái con c ... , mày hành tụi tao tìm ba ngày nay rồi, đứng dậy ... đi”.

Cứ như đùa với tử thần, lại còn ăn nói lỗ mãng, nhưng nếu có một hoạ sĩ nào vẽ lên khung vải không phải bức tranh “vân cẩu” mà là bức tranh tình huynh-đệ “KQ&TQLC” này thì chắc cũng dễ thương lắm nhỉ.

Cũng cần thêm vào bức tranh “KQ&TQLC” này một tấm lòng của phi công chở quan ... tài, anh bay C130 khứ hồi Sài Gòn Đà Nẵng chở quân, chở quan và quan tài của TQLC suốt trong thời gian SĐ/TQLC hành quân ở vùng I. Anh bay không mệt mỏi cho nhu cầu chiến trường, tiếp tế, tải thương, bổ sung quân số. Những khi phi cơ chở đầy quan-tài thì anh cho phép quan đi phép ngồi trong phòng lái. Nhờ vậy tôi mới biết thế nào là “sướng tận 9 tầng mây xanh”. Anh lái chim sắt qua những tầng mây xám, máy bay thì rung, mây bay vùn vụt như đập vào mặt khiến chân chúng tôi đạp thắng, tay ôm ngực tay bịt mồm cho khỏi bị ói khiến Trần văn Hợp chửi thề :
- “Thằng Vinh bay như con ... c ... ”

Rồi 2 thằng bạn cùng khoá nắm tay nhau cười, nay thì Hợp ở “chín suối”, người còn ở lại ấy là Vinh Đèo Đào quang Vinh.

Chẳng cứ phải là trực thăng Đỗ Văn Minh hay Đào Quang Vinh cùng lớp, cùng khoá, cùng xóm với TQLC mới đối xử với nhau tận tình như thế, kể sao cho hết những trường hợp người không quen mặt, bạn không biết tên. KQ đã quên mình trên Trời mà cứu Bộ Binh dưới đất. Tôi không có đủ khả năng để kể hết, nói lên những tấm gương sáng này, chỉ trong phạm vi nhỏ hẹp xin gửi lời cám ơn muộn màng đến những chàng KQ không quen biết đã tiếp và cứu đơn vị tôi trong những lúc khốn đốn.

Năm 1965, trên đường vào cứu đồn Đức Cơ, Kontum, toàn đơn vị sa vào thế trận “công đồn đả viện” của địch, những “con ma, thần sấm” đến thả bom cứu bồ. Địch trong hầm hố lại quá gần quân ta nên bom thả từ trên cao kém hiệu quả, rồi thình lình một phản lực xì khói, cánh dù bung ra trên tít trời cao ! Những phản lực còn lại bỏ mục tiêu dưới đất mà bay vòng tròn bao quanh cánh dù và thả bom diệt những tràng đạn lửa phòng không bắn lên.

Nhìn theo cánh dù lơ lửng trên cao tôi cầu mong sao cho nó bay về hướng quân ta, nhưng buồn thay, dù cứ bay xa về hướng địch trong ánh nắng hoàng hôn và mất hút ở biên giới Việt Miên ! Tôi không biết người phi công ấy là Việt hay Mỹ nhưng lòng buồn khôn tả ! Trên khắp các chiến trường đã có những cánh dù như thế và người phi công không bao giờ trở về !

Phản lực đi rồi thì khu trục đến, trông nó xấu trai nhưng liều ra phết, nắm chắc là phi công là phe ta chứ không phải Tây, các chàng bay sát ngọn cây để tránh phòng không dầy đặc mà còn để thả bom xăng-đặc ngay trên tuyến những người “anh em”, không thành chả thì cũng thành nem nướng, tuy nằm cách xa mà chúng tôi cũng cảm thấy nóng tới độ muốn quăn cả lông mày lẫn lông tao. Sau vài “bát”, con cháu bác bỏ xác bạn chạy lấy người, mặt trận trở nên yên tỉnh.

Đêm về, nằm ngửa mặt trên tuyến nhìn ánh trăng không xuyên qua khỏi khói đạn bom, miệng há hốc không đủ ốc (xy) để ăn nhưng được an ủi không phải tiếp tục bóp cò và ăn pháo kích, địch đã cao chạy xa bay. Ngày hôm sau chúng tôi tiến vào tới đồn Đức Cơ thoải mái.

Cám ơn những người anh em phi công hào hoa, không có các anh tiếp đạn chắc chúng tôi sẽ vất vả lắm đấy, nhưng cho đến bây giờ vẫn không biết các anh là ai, những người cầm lái những khu trục đó ?

Quay về vùng Bốn, trận chiến trên kinh Cái Thia quận Cai Lậy vào ngày 31/12/1967 giữa 1 tiểu đoàn TQLC và 2 tiểu đoàn VC không kém khốc liệt. Trực thăng vừa đổ quân ta xuống là đã bị phủ đầu ngay bởi đủ mọi loại súng từ trong bờ kinh xối xả bắn ra, đạn xuyên màng tang trung úy Nguyễn Quốc Chính đại đội phó của tôi khiến thằng em gục ngã ngay đợt xung phong đầu tiên. Vì là ngày “hưu chiến” nên không có hoả lực yểm trợ của KQ khiến chúng tôi sa lầy ngoài ruộng lúa !

Rồi không biết lệnh từ đâu, hồi lâu khu trục tới, dĩ nhiên người da vàng mũi tẹt cầm lái, TQLC chúng tôi thở phào thoải mái, nằm im ghìm súng nhìn chàng AD6 chúc đầu xuống trút bom rồi nghiêng cánh sắt lắc mình vọt lên không, không quên xịt từ đít xuống thêm vài tràng 12 ly 7.

Quá đã ! Từng bụi tre còn tróc gốc nói chi đến đám VC, chúng bị chôn sống, đám còn lại kiếm đường chuồn ! Hoạ vô đơn chí cho đám con chồn cháu cáo, khu trục đi thì Hoả Long đến. Trong đêm tối, nhìn rồng phun lửa, đạn từ trên phủ xuống đầu địch như những giải lụa hồng đẹp ơi là đẹp. Chúng tôi chiếm được mục tiêu vào lúc 5 giờ sáng, quân ta nhìn xác địch la liệt không toàn thây bên những hố bom.

Trở về vùng Ba, vào một sáng sớm tháng 10/1968, khi sương mù còn dầy đặc bao phủ rừng Cầu Khởi, Hố Bò, 9 trực thăng thẩy 90 anh em ĐĐ1/TQLC chúng tôi xuống trảng trống rồi vụt bay đi, nói “thẩy” vì trực thăng còn đang lơ lửng là chúng tôi phải nhẩy vội xuống rồi, bất kể qua màn sương dưới đất là cái khỉ gì.

Nhiệm vụ của 90 anh em tôi là “nhảy diều hâu”, nói cho dễ hiểu là bất chợt từ trên trời nhẩy xuống đất, nếu không gặp địch thì thì trực thăng đến bốc đi thả chỗ khác. Nếu đụng địch thì diệt, diệt không được thì cầm cự để đại đơn vị đến tiếp sức.

Trò chơi này cũng hấp dẫn lắm, lính bộ binh mà không phải lội bộ ngày 20 cây số là thú vị rồi. Nay tới tuổi về “hiu”, đọc sách coi phim trên đất Mỹ mới thấy buồn cho anh em mình bị xem như con dê đem cột cổ trong rừng để dụ ác thú ! Dê càng kêu be-be thì người thợ săn trong lầu son gác tía càng dễ “be-he” !.

Trở lại khu rừng có tên Cầu Khởi, rừng sao im lặng quá, không tiếng chim kêu, không có nai hoẵng gọi đàn đi ăn sương sớm, như vậy ắt là có hơi người, nói đúng hơn là lũ “cáo hồ” đang rình rập đâu đây, kinh nghiệm dậy cho tôi biết vậy nên ra lệnh cho anh em sẵn sàng và báo về đơn vị mẹ chuẩn bị tiếp cứu.

Ánh nắng vừa xuyên qua khe lá, sương vừa tan dần, cỏ cây rung động là biết mình đã bị bao vây, từng đám người cài đầy cành lá đang lom khom men theo từng gốc cao su áp sát chúng tôi và hai bên súng nổ.

Đơn vị mẹ đổ bộ trực thăng xuống một LZ khác cũng bị “uýnh” luôn nên nhóm 90 anh em tôi đành “seo-sẹc-vít”, tự lực cánh sinh. Bài này không phải để diễn tả trận đánh của bộ binh nên cho phép tôi bỏ qua diễn tiến chuyện bắn nhau, chỉ sơ lược đại khái để độc giả thấy anh em tôi đang trong tình trạng thập tử chí nguy.

Cuối cùng thì khu trục, gunship HU1D và “cô-ba” đã luân phiên thay nhau, theo lệnh “bà-già” bao che và cứu chúng tôi. Có KQ 64 nào cầm lái cô-ba (cobra) đó không ? Ngồi ôm súng dưới đất ngước lên nhìn các cô-ba thân hình thon gọn với hai ống hoả tiễn hai bên, liệng qua lách lại phóng hoả chưởng xuống đầu địch mà sướng rên. Nhờ cứu bồ tận tình và kịp thời mà trong số 90 anh em chúng tôi chỉ có 20 wishky và 8 kilô ! Nếu không có cô-ba, tôi chẳng còn có dịp ngồi đây viết gửi lời cám ơn muộn màng sau gần 40 năm đến các anh KQ.

Còn nhiều lắm, nhưng bấy nhiêu đó cũng đủ nói lên sự tối cần thiết và quan trọng của những chàng KQ trong cuộc chiến, một đơn vị như chúng tôi mà còn cần đến KQ như thế thì những đại đơn vị, những chiến thắng to hơn thì cần sự góp sức và công của KQ cần thiết biết là bao nhiêu ! Nhưng hình như các “ngôi sao anh dũng” tưởng thưởng cho các phi công thì ... lơ thơ tơ liễu, “gửi gió cho mây ngàn bay” !

Dù cấp lớn hay đơn vị nhỏ, từ Gio Linh Đông Hà tới Năm Căn, Cái Nước Cà Mâu, đâu đâu mỗi bước TQLC chúng tôi đi đều được “Bà Già” hay cô Loan 19 theo sát để săn sóc sức khỏe. Nếu không có quý “bà và cô” thì chúng tôi sứt mẻ khôn lường.

Một lần tại chiến trường Chương Thiện, địch xung phong đông trong khi những AD6, A37 còn bận đổ xăng thì “Cô Loan” bèn xịt xuống một hoả tiễn khói trắng để hù, địch khựng lại trong giây lát là đủ thời gian “xì-kai-đơ” lên vùng.

Nếu như ở hậu phương, “vua” nằm chờ hoàng hậu, sốt ruột vua phải than :

“Đêm Xuân, mỗi khắc giá đáng ngàn vàng đó ái khanh” !

Thì ngoài chiến trường, lính đánh giặc chúng tôi cũng kêu :

“Cứu quân, mỗi khắc giá đáng ngàn sinh mạng đó các anh KQ ơi”.

Và lúc nào các anh KQ cũng sẵn sàng. Chiến thắng Cổ Thành Quảng Trị ư ? Mấy ai đã biết cái Cổ Thành là cái chi chi nếu chị không phải là người Huế, anh không quê Quảng Trị. Thành cao hào sâu nếu không có hoả lực KQ tiếp sức thì phải cần bao nhiêu xương và máu mới chiếm được Cổ Thành ? Có mấy ai biết rằng trung bình mỗi ngày có tới hằng trăm TQLC được gói poncho để dưới chân tường thành làm nấc thang cho đồng đội tiến lên và tiếp tục gục ngã !

Không biết trong số những anh cỡi A37, AD6, Gunship HU1D, Thundership, Phantom, Cô-Ba, Cô-Loan để giúp TQLC chúng tôi thanh toán mục tiêu Cổ Thành thì có anh nào mang tên Phan Trừng, Nguyễn Xuân Huề, Lê Hồng Triển, Định-Lắc, Vinh-Đèo, Lữ Minh Đức, Trực-Khều, Nguyễn Văn Tỏ, Minh-Lõ, Nguyễn Viết-Trường ... ?

Ngoài những anh KQ ngoài chiến trường mà tôi yêu mến, còn có những Không Quân ở hậu phương tôi hằng kính phục, dù đã 40 năm qua. Khi viết những dòng này tôi không còn nhớ quý vị ấy mang cấp bậc gì, chức vụ cao thấp ra sao mà vì những biệt danh mà thuộc cấp ưu ái dành tặng cho họ là “Anh Sáu Lèo, Anh Năm Vinh”.

Trận Mậu Thân 1968 tại Sài Gòn, đơn vị TQLC chúng tôi “bị” đặt dưới quyền sử dụng của Tổng Giám Đốc Cảnh Sát và Giám Đốc đài phát thanh. Tôi dùng chữ “bị” vì một lính tác chiến rất ngại đến gần, nói thẳng ra là không có cảm tình với mấy ông quan to ở thành phố, nhưng sau một thời giam làm việc dưới quyền của họ, mọi ác cảm trong lòng tôi phải nhường chỗ cho sự kính phục.

Mới đây tôi có viết lại những kỷ niệm này trong câu chuyện “Vui Xuân Quên Nhiệm Vụ”, trong đó có nhắc tới anh “Năm Vinh” tức Không Quân Vũ-Đức-Vinh, Tổng Giám Đốc đài phát thanh đã thưởng cho đơn vị tôi một tấm “lắc” vì đã xuất sắc hoàn thành nhiệm vụ và ông hứa sẽ gửi cho những băng nhạc Thái Thanh, nhưng vì đơn vị tôi đi hành quân liên miên và không có địa chỉ cố định nên không nhận được.

Khi nhắc lại kỷ niệm vui với tấm lòng kính trọng các anh, tôi thật tình không hề có ý “khiếu nại” và cũng không biết “Anh Năm Vinh” ở nơi nào trên trái đất này. Nhưng thật bất ngờ một thời gian sau khi bài viết được đăng, tôi nhận được 4 DVD toàn là nhạc của Thái Thanh do chị Vũ Đức Vinh và cháu Tùng gửi đến.

Thật là quá ngạc nhiên và cảm động nhưng cũng thật bối rối không biết phải nói làm sao, đã năm lần bẩy lượt tôi cố gắng viết câu chuyện : “Món quà vô giá nhận được sau 40 năm” để tạ lỗi cùng chị và gia đình anh Năm nhưng không đủ ngôn ngữ để trình bày những điều muốn nói ! Thôi thì nhân dịp nói về những KQ, tôi cám ơn chị và cháu Tùng về món quà vô giá đó và xin chị tha thứ nếu những điều vui tôi nhắc về anh làm chị buồn.

Còn ông KQ “Sáu Lèo”, lúc nào cũng áo giáp phanh ngực, đưa cái đầu trần trán hói chạy như con thoi khắp thành phố Sài Gòn Chợ Lớn. Nơi nào có tiếng súng nổ là ông chạy đến khiến chúng tôi theo ông mà phát mệt.

Dù ở chiến trường hay hậu phương và nhất là sau ngày 30/04/1975 ở trong tù, tôi thấy các anh, những cái tên KQ quen thuộc vẫn giữ được phong thái phi công hào hoa và quả cảm của những chàng Không Quân Việt Nam Cộng Hoà. Nhân dịp Đại Hội KQ 64ABCDD+, xin chân thành gửi đến tất cả các anh lời cám ơn đã SOL (Sale) chúng tôi, “Save Our Lives” cứu chứ không phải bán sale. Huynh đệ chi binh QLVNCH chẳng bao giờ bán nhau.

Chúc các anh mãi mãi vẫn đủ sức khỏe để bay bổng và chúc quý vị “lái phi công” luôn điều khiển được những con chim sắt. Bắt chim ... sắt phải nghe lời ./.


http://www.congdongnguoiviet.fr/DienDan/0811NhungAnhKQh.htm


---