Monday, August 16, 2010

SỐ PHẬN TRUNG CỘNG TRƯỚC MỘT CUỘC CHIẾN VỚI MỸ VÀ ĐỒNG MINH

SỐ PHẬN TRUNG CỘNG TRƯỚC MỘT CUỘC CHIẾN VỚI MỸ VÀ ĐỒNG MINH

Thế giới đang lo ngại trước âm mưu bành trướng kinh tế cũng như quân sự của Trung cộng, nhưng theo thiển ý chúng tôi, kinh tế và quân sự của Trung cộng ở thời điểm nầy (2010) nhìn bên ngoài tuy đáng ngại cho tương lai trật tự cũng như hoà bình thế giới, nhưng đó chỉ là những thực tế thiếu căn bản và giả tạo, vượt ngoài khả năng, thì có thể xem như một sức mạnh ảo. Tiềm lực đỏ của khối cộng hiện nay, điển hình là Trung quốc, chỉ là một trái bong bóng đã được thổi phồng lên nhằm trấp áp chư hầu đồng thời hù dọa thế giới. Nghiên cứu kỹ về khả năng kinh tế cũng như quân sự, chúng tôi nghĩ rằng Trung cộng cũng chỉ là một con hổ giấy, dễ dàng cháy thành tro trong một sớm một chiều khi đối đầu trước sức tấn công đồng loạt của khối tự do về hai mặt kinh tế lẫn quân sự. Do đó có thể hiểu rằng, Trung cộng đang thật sự lo sợ một cuộc chiến tranh xảy ra khi đối đầu với sức mạnh gấp hàng chục lần. Một điều cần ghi nhận thêm, thế giới đã thấy rõ âm mưu bá quyền của tập đoàn cộng sản Trung quốc thì khối tự do nhất quyết phải ra tay nhổ tận gốc chế độ đầy tham vọng nầy hầu tránh cho nhân loại một ‘hậu họa da vàng trong lớp áo màu đỏ’.

Để giải thích thiển ý nầy, thử xét qua tiềm lực quân sự, kinh tế cũng như chính trị để thấy những điểm ‘tử’ (chết) của Trung cộng và hình dung được hậu quả sẽ xảy ra một khi cuộc chiến thu gọn giữa hai khối tự do và công sản. Sở dĩ chúng tôi dùnh chữ thu gọn vì nghĩ rằng, nếu có một cuộc chiến trong tương lai thì các cường quốc Mỹ-Âu sẽ dàn xếp với Nga cũng như Khối Á Rập để chiến tranh có thể xảy ra giữa các cường quốc do Mỹ chủ động với Trung cộng và Bắc Hàn. Chúng tôi không nghĩ rằng đây là trận chiến thứ III theo như nhiều nhà tiên tri tiết lộ là do cộng sản Nga hoặc khối Á Rập gây nên, mà chỉ là một chiến tranh thu hẹp nhằm tiêu diệt mối họa cho thế giới đồng thời ổn định và đem lại hòa bình cho khu vực Đông Á Châu mà trong đó Nga cũng như khối Á Rập đều có lợi. Từ nhiều năm qua, Mỹ đã chuẩn bị đánh Tàu bằng cách viện cớ can thiệp vào Iran (nguyên tử) cũng như khối Á Rập tại Đông Á (khủng bố) nhằm ngăn chận nguồn tiếp tế nhiên liệu, thì nay Mỹ phải giải quyết càng sớm càng tốt để nhanh chóng dập tắt sự bành trướng của Trung cộng, vì đây là thời điểm thuận lợi để giảm thiểu thiệt hại từ nhân lực đến vật lực. Nếu khối tự do chần chừ kéo dài thêm vài thập niên nữa, có lẽ hổ giấy Trung cộng sẽ thành hổ thật và lúc đó nếu xảy ra chiến tranh thì ‘mười người chết bảy còn ba, chết hai còn một mới ra thái bình’. Theo một số nhà phân tích, trong vòng một thập niên nữa nếu Trung cộng vẫn duy trì được đà phát triển như hiện nay mà Mỹ không đánh gục Trung Quốc trước trong thời điểm nầy, thì Mỹ sẽ mất vị thế cường quốc đứng đầu thế giới.

Trong lúc Trung cộng đang điên đầu vấn đề biển Đông, tranh chấp quyền lực với Mỹ cũng như các xứ lân bang, đồng thời bị các thuộc địa nổi dậy đòi tự trị thì Trung cộng sẽ vấp phải những sơ hở chính trị bởi thái độ hách dịch, ngoan cố, phô trương… để rồi xảy ra như hành động gây hấn quân sự, thì đây là cơ hội tốt để khối tự do mở màn cho việc nổ súng dứt điểm mối hiểm họa thế giới. Chúng tôi nghĩ rằng, nếu xảy ra chiến tranh với khối Âu-Mỹ trong thời điểm nầy thì Trung cộng không phải là đối thủ cân xứng trước sức mạnh khổng lồ của khối tự do và cuộc chiến sẽ chấm dứt nhanh chóng khi trái bong bóng cộng sản bị xì hơi. Dưới đây đề nghị xét qua các phương diện quân sự, kinh tế và chính trị của Trung cộng trong thời điểm nầy để có thể nghĩ rằng Trung cộng chỉ là một con cọp giấy !

A. Lực lượng quân sự (Quân đội, Vũ khí và Chiến trường) :

1. Ngày nay không còn chiến tranh quy ước như thời trước, hai bên dàn trận xáp chiến để chiếm từng ngọn đồi, từng vùng đất. Như vậy cả hai đối thủ không cần một đạo quân đông đảo để sắp hàng ra trận, thì dù một nước có 1 tỷ 4 dân số với hàng trăm triệu quân lính cũng không thể nắm phần quyết định trên các chiến trường. Đó chưa kể đạo quân nầy đang bị cô lập cả bốn phía, ít kinh nghiệm chiến đấu và vũ khí còn kém quá xa so với Tây Phương. Hơn nữa chiến trường Trung cộng là một cái ‘rọ’ ngăn chận bởi các xứ tự do chung quanh với một vùng biển eo hẹp (biển Đông) mà Tây Phương cũng đang có mặt, thì chiến trường trên không, dưới đất hay trong vùng biển nhỏ bé của Thái Bình Dương cũng chỉ là những điểm tập trung cho các vũ khí nguyên tử từ không gian giáng xuống, từ các khu vực quân sự của Nhật Bản, Đại Hàn, Afghanistan, Ấn Độ, Phi luật Tân, Thái Lan và Việt Nam (?) cũng như các loại hỏa tiển tầm xa rót vào từ hải phận quốc tế. Vậy chiến trường của Trung cộng bị đóng khung trong vòng vây của những đồng minh Á châu lân bang thì cường quốc Âu-Mỹ rảnh tay hoành hành từ trên không trung đến các đại dương, từ chiến thuật cho đến tiếp vận. So sánh sức mạnh của hai đối thủ thì Tàu cộng vẫn còn xa gấp cả chục lần với những vũ khí hiện đại của khối Âu-Mỹ. Một số máy bay, tàu ngầm, chiến hạm trang bị nguyên tử của Trung quốc không đủ khả năng để đối đầu với những máy bay tàng hình ném bom, các chiến cụ nguyên tử vừa mới xuất xưởng cũng như những hàng không mẫu hạm vô địch của hải quân Mỹ đang hướng mũi về lãnh thổ Trung quốc. Lấy một ví dụ rất tầm thường để chứng minh rằng thông tin tình báo cũng như khả năng thăm dò qua vệ tinh của Trung quốc còn yếu kém, đó là trên 20 ngàn hỏa tiễn ‘cruise’ mang đầu đạn nguyên tử đã được khai triển ở các nước láng giềng và các tàu ngầm Ohio Class đã đến sát lãnh hải, nhưng khi Trung quốc khám phá ra thì các điểm chiến lược trên lãnh thổ Tàu đã nằm trong tầm phóng hỏa tiễn của Mỹ.

2. Chiến thuật thành công ở chiến trường của cộng sản từ trước đến nay là ồ ạt thí quân hoặc xử dụng du kích đánh lén. Pháp đã thua Việt cộng với lối tấn công biển người tại Điện Biên Phủ năm 1954. Mỹ thì khốn đốn về du kích từ Việt Nam, Iraq cho đến Afghanistan. Nhưng nếu một cuộc chiến mới sẽ xảy ra, chắc chắn các chiến thuật xưa nầy không còn thích hợp, vì bây giờ không cần những cuộc đổ bộ cũng như trận địa chiến xảy ra ngay trên vùng hải-lãnh Trung cộng. Ai làm chủ vùng biển, ai làm chủ vùng trời và ai mạnh về vũ khí hiện đại thì sẽ thắng dễ dàng với một bộ tham mưu đánh từ phòng lạnh và bằng cách bấm nút điều khiển… Một khi đã khóa tay Trung cộng và làm chủ chiến trường bằng hỏa lực tầm xa, khối đồng minh với hàng trăm sư đoàn, được huấn luyện đầy đủ kinh nghiệm qua các chiến trương Iraq và Afghanistan sẽ được vận chuyển khẩn cấp để đáp ứng trật tự an ninh theo nhu cầu ‘hậu chiến trường’ của các thành phố và những vùng quan trọng. Đây là một điểm mạnh của Mỹ và đồng minh, so với Trung cộng là một đội quân thiếu kinh nghiệm chiến trường và chống đỡ bằng chiến thuật phòng thủ cố định, tức là ở thế thủ của một quân đội mà từ xưa đến nay chỉ dùng để đánh bóng và bảo vệ chế độ.

3. Theo nhiều tài liệu quân sự, những nhà phân tích cho thấy khả năng quân sự (vũ khí) của Trung cộng còn kém xa dưới cả chục lần so với Tây phương. Trong đó đa số vũ khí tự sản xuất cũng như mua từ Liên sô cũ và của Nga hiện giờ. Với vũ khí do Liên sô sản xuất trước kia (tàu ngầm, hỏa tiễn, máy bay, giàn phóng nguyên tử….) dù chưa xử dụng, thì khả năng và tầm hoạt động đã yếu mà còn ‘bị’ Tây phương thông suốt cấu trúc kỹ thuật thì những loại vũ khí nầy chỉ đáng là đồ chơi so với các vũ khi hiện đại của thời nguyên tử bây giờ. Một số vũ khí do Trung cộng sản xuất hoặc mới mua sau nầy của Nga là những hàng vừa xuất xưởng, chưa có ‘kinh nghiệm’ chiến trường thì sẽ trở thành những mồi ngon của hỏa lực phản pháo Tây Phương. Các loại hỏa tiễn tầm xa của Trung cộng khó bắn tới Washington hay Paris, mà nếu có phóng tới thì cũng bị những phương tiện chống hỏa tiễn của Tây phương phá nổ ngay trên tuyến đường đi. Ngoài ra, lực lượng quân đội nhân dân dù có hàng trăm triệu lính với Aka, xe tăng, đại bác, giàn phóng cũng không thể làm một cuộc viễn chinh như thời Napoléon ngày trước. Lực lượng quân đội lớn lao nầy chỉ tập trung trên lãnh thổ Tàu cộng thì đây là mục tiêu cho các con mắt điện tử của hàng ngàn vệ tinh mang đầu đạn nguyên tử đang hướng về họ.

4. Trung cộng là xứ tiêu thụ nhiên liệu quan trọng hàng đầu trên thế giới, nhưng Trung quốc không có mỏ dầu, phải nhập cảng từ các xứ Iran, Nga, Trung Phi cũng như Trung Mỹ. Dầu lửa là một phương tiện chiến lược quyết định sự tồn vong của Tàu cộng. Đây là yếu điểm (điểm tử) của một quốc gia đang phát triển mạnh về kỹ nghệ. Dù rằng Trung quốc có chuẩn bị dự trữ một số lượng nào đó nhưng một khi chiến tranh xảy ra, bị cô lập tất cả các nguồn tiếp tế thì chế độ Tàu cộng cũng phải tan rã một cách nhanh chóng. Trước khi quyết định đánh chế độ cộng sản Tàu, Mỹ đã chuẩn bị một chương trình chận đứng nguồn cung cấp dầu lửa cho Trung quốc như Mỹ đã gây sự và tố cáo Iran vấn đề nguyên tử đồng thời đổ quân vào Afghanistan và phía Tây của Tàu cộng (truy lùng bọn khủng bố Bin Laden) để chận đường tiếp tế dầu lửa từ Nga chạy vào Trung cộng qua ngã Kazakhstan, Kirghizistan bằng đường ống…. Và một khi cuộc chiến bùng nổ, kế hoạch cấm vận sẽ bao vây toàn bộ nước Tàu thì Tàu cộng dù ngoan cố cũng không thể cầm cự lâu ngày vì vấn đề thiếu tiếp vận nhiên liệu.

B. Ảnh hưởng Chính Trị (Sự nổi dậy từ trong nước. Các chư hầu đòi tự trị. Vòng vây của các nước trong khối tự do. Ảnh hưởng của các thế lực tài phiệt) :

Trung cộng đã mất ảnh hưởng chính trị tốt đối với lân bang cũng như quốc tế qua mưu đồ xâm nhập từ hàng hóa đến thành phần lao động để lũng đoạn kinh tế và chính trị. Đối với Âu-Mỹ, sự xuất hiện từ hàng hóa đến việc xâm nhập nhân sự một cách ồ ạt là mối quan tâm cho chính quyền cũng như dân chúng của các quốc gia nầy. Ngay cả những xứ Phi Châu chậm phát triển, Trung quốc vừa xâm nhập thương trường địa phương nầy những loại thực phẩm và hàng công kỹ nghệ bị các cường quốc Âu Mỹ tẩy chay trả về vì tính cách độc hại và thiếu an toàn, thì Bắc Kinh cũng đã bắt tay thi hành thủ đoạn bóc lột sức lao động dân của những quốc gia nầy trong các công ty xí nghiệp do chúng vừa làm chủ. Từ đó người ta thật sự mới nhận ra nguy cơ của ‘dịch Tàu’ với mưu đồ thống trị thế giới, ngấm ngầm như một bệnh truyền nhiễm đang lan rộng và hăm dọa loài người.

1. Đối nội, đảng cộng sản Tàu phải đương đầu với các phong trào chống đối. Sinh viên cũng như giới trí thức đã ra mặt xuống đường… biểu hiện qua biến cố Thiên An Môn cũng như tổ chức Pháp Luân Công với hàng trăm triệu hội viên… Sự chống đối của các thành phần đối lập và yêu nước tại Tàu cộng đã chứng tỏ cho thế giới biết rằng chế độ Bắc kinh dù có phô trương bằng hình thức nào đi nữa cũng không thể che giấu được tình trạng tập đoàn cầm quyền đã mất lòng dân và đảng cộng sản Tàu đang trên đường thái hóa. Như vậy việc khối tự do đánh thẳng vào Tàu cũng là một hành động giúp người Trung Hoa thống nhất đất nước (Đài Loan), giải phóng cho dân tộc Nội Mông, Tây Tạng cũng như dân chúng đã bị nhuộm đỏ trong suốt chiều dài lịch sử.

2. Tình hình chính trị và địa thế chiến lược của Trung quốc là những điểm bất lợi cho một cuộc chiến đại quy mô sắp đến : Tại nội địa, Mongolie Intérieure, Xinjiang cũng như Tibet (Tây Tạng) đang đòi tự trị. Nếu chiến tranh xảy ra thì đây là cơ hội tốt để các dân tộc bị trị nổi dậy giành độc lập. Nước Tàu lúc đó sẽ bị xâu xé, chia năm xẻ bảy bởi chiến tranh xảy ra, trái bong bóng đang căng sẽ xì hơi và đâm đầu xuống tức khắc. Đối với bên ngoài, các quốc gia lân bang bao quanh nước Tàu đều nằm trong khối tự do. Phía Tây Nam : Các xứ Á Rập gồm những nước như Kazakhstan, Kirghizistan, Tadjikistan, đang nằm dưới trướng của Nga và chịu ảnh hưởng của Mỹ, Afghanistan hiện là điểm chiến lược của Mỹ và đồng minh. Vùng Á Rập Tây Á là đường chuyển vận dầu lửa từ Nga đang bị đồng minh kiểm soát. Cũng nên nói thêm rằng Mỹ đã thuê căn cứ Manas ở Kirghizistan (để chận đứng các ống dẫn dầu từ Nga) và đặt căn cứ quân sự trên đảo của Tây Ban Nha gần Vénezuela để chận Vénézuela tiếp tế dầu cứu nguy cho Trung quốc). Phía Nam : Ấn Độ, một quốc gia cũng trên 1 tỷ người với tiềm năng vũ khí nguyên tử, là kẻ đang tranh chấp biên giới với Tàu cộng, quốc gia nầy không ngồi yên và chắc chắn sẽ vùng dậy tiếp tay đánh một đối thủ đáng sợ về nhân số, chính trị cũng nhu kinh tế. Từ Phía Đông xuống đến Đông Nam Á Châu là một thành trì chống cộng gồm Nhận Bản, Nam Hàn, Phi Luật Tân, Mã lai, Nam Dương, Thái Lan… Riêng đối với Việt Nam, ngay từ bây giờ, Hà Nội đang lưu manh đi nước đôi, vừa đội quan thầy Tàu cộng lên đầu vừa bắt tay với Mỹ, thì một khi bộ chính trị trung ương ngửi thấy mùi chiến tranh, chắc chắn bọn chúng sẽ chạy theo kẻ mạnh để xin hai chữ bình an và lấy lại Hoàng Sa Trương Sa nhằm chuộc tội. Chung quanh Trung quốc là các quốc gia thuộc khối đồng minh, như vậy chiến trường chỉ còn thu gọn trong phạm vi nội địa và một phần biển Đông thuộc hải phận của Tàu… Khối tự do đã bao vây chiến trường kể cả chung quanh, trên không và vùng biển thì nước Tàu là mục tiêu bị cô lập trong cái ‘rọ’ của các vũ khí và chiến cụ có tầm hoạt động đường xa. Đây là điểm yếu mà Bắc Kinh đã biết và lo sợ.

3. Các cường quốc Âu-Mỹ, đảng nào phe nhóm nào cầm quyền thì đường lối và quyền lợi của họ cũng bị các thế lực tài phiệt chi phối không nhiều thì ít. Mục tiêu của các nhóm nầy là dùng kinh-tế-thương-mãi để làm giàu bằng cách phát triển chiến tranh, hay có thể hiểu ngược trở lại, tạo ra chiến tranh để giải quyết tất cả những vấn đề liên quan đến kinh-tế-thương-mãi. Súng đạn, máy bay tàu chiến hay những phẩm vật mang lại tang thương chết chóc con người nhưng cũng chính là mục tiêu hàng hóa để làm giàu cho giới tài phiệt. Mới trong vòng hơn một thập niên vừa qua, cũng nhờ phát triển kinh tế và chuẩn bị chiến tranh, Trung quốc đã xuất hiện thêm giai cấp mới, gọi là tài phiệt đỏ. Nhóm nầy dù xuất hiện sau nhưng phát triển một cách ‘thần thánh’, vì chính các cấp lãnh đạo đảng hoặc bà con dòng họ của chúng đã dựa vào họng súng, kẽm gai, nhà tù để độc quyền bóc lột và trở thành những tên tỷ phú đỏ núp bóng dưới cái võ ‘cộng sản bần cố nông’…. Chúng phát triển được là nhờ vào chế độ tư bản, nghĩa là bắt tay mở cửa thỏa hiệp với kẻ thù truyền kiếp qua con đường hợp tác đầu tư và xâm nhập thị trường quốc tế để từ đó phát triển kinh tế và quân sự nhằm thực hiện giấc mơ thống trị thiên hạ.. Sự kiện nầy chắc chắn sẽ gây trở ngại quyền bá chủ của các nhóm tài phiệt Tây phương, thì, Tây phương phải có thái độ và hành động đối với các nhóm tài phiệt đỏ nầy. Đây có thể là lý do để hiểu ngầm rằng các nhóm tài phiệt đã bật đèn xanh và ủng hộ chính quyền Mỹ gây chiến để tiêu diệt các nhóm tài phiệt đối lập mới. Chiến tranh cũng là mục tiêu tạo thêm nhu cầu chiến trường nhằm tiêu thụ các loại vũ khí mà các quốc gia đại tư bản Tây phương xem như phương tiện để làm giàu. Vậy một khi đã có kế hoạch thì chắc chắn Mỹ sẽ đánh, và đánh thì sẽ thắng chớp nhoáng, không cầm chừng cù cưa như tại Iraq cũng như Afghanistan.

C. Tình trạng kinh tế (Thực chất nền kinh tế. Liên quan giữa Trung quốc và quốc tế. Hậu quả sau cuộc chiến)

Chính hàng lậu, hàng giả mạo, hàng bắt chước (hàng nhái, nói theo danh từ việt cộng) và nhất là sản phẩm độc hại cũng như thiếu an toàn do Tàu cộng ồ ạt phá giá, tung ra thị trường quốc tế - vì lợi nhuận hay mục đích đầu độc nhân loại - thì Trung quốc sẽ lãnh hậu quả của một cuộc ‘chiến tranh trừng trị kinh tế’ có tính cách ‘hội đồng’ từ các nước tư bản. Và cũng vì sự phát triển kinh tế từ ‘căn bản trên cát’ được chắp vá do đơn đặt hàng của khối tự do, thì nền kinh tế Tàu cộng sẽ thảm bại một cách nhanh chóng khi tiếng súng khai hỏa. Đồng thời chiến tranh sẽ đưa đất nước rộng lớn với 1 tỷ 4 trăm triệu người trở thành tay không và quay lại đời sống nông nghiệp trước kia với hình ảnh con trâu đi trước cái cày theo sau. Chúng tôi xin đưa ra vài hình ảnh để chứng minh :

1. Hàng xuất cảng, nhất là toàn bộ thực phẩm, Tàu đã xử dụng những chất hóa học trợ lực hoặc xúc tác chứa một lượng độc tố vượt quá hàng chục lần so với mức ấn định của các cơ quan y tế quốc tế. Những chất độc nầy tuy không gây bệnh tức thời thì cũng tích tụ trong cơ thể máu huyết và sẽ bộc phát vào một thời gian nào đó, lúc bấy giờ các nhà khoa học cũng đành bó tay trước các chứng nan y quái gở hoặc những bệnh ung thư vô phương cứu chữa. Tiếp đến, những hàng hóa tiêu dùng từ y phục đến đồ chơi trẻ em đều chứa một lượng hóa học có chất độc hại cao và thiếu an toàn cho người xử dụng mà trong những năm gần đây, các quốc gia văn minh Tây Phương từ chối nhập cảng thì Tàu cộng đem ve vãn bán giá rẽ cho các quốc gia nghèo chưa phát triển tại Phi Châu. Đây là một lối thương mãi có hậu ý của Bắc Kinh, và trước sau gì Trung quốc cũng phải trả lời trước quốc tế về hành động tội ác nầy. Khi nói đến hàng mang nhãn hiệu ‘made in China’, cần phải phân thành hai loại hàng hóa. Sản phẩm nào do các đại công ty ngoại quốc đầu tư, có trách nhiệm, có kiểm soát trước khi tung ra thị trường thì tạm thời có thể tin tưởng để tiêu dùng. Nhưng ngược lại từ hộp tăm xỉa răng, cuộn giấy đi cầu, các loại thực phẩm đến hàng tiêu dùng khác… do chính Trung quốc sản xuất và xuất cảng đều có tính cách lừa bịp, tráo trở, dùng nguyên liệu (matière première) giả, biến chế và sản xuất vô trách nhiệm, thiếu vệ sinh (bất chấp norme ISO) để giá thành phẩm trở nên rẻ mạt hầu cạnh tranh với các loại hàng hóa do khối tự do sản xuất. Chính hàng hóa của Trung quốc đã phá hoại và đảo lộn thị trường sản xuất cũng như tiêu dùng thế giới vì hai lý do. Một, Tây Phương phải nhập hàng Trung cộng vì các chính phủ nước ngoài bị ràng buộc có ẩn ý bởi các hợp đồng thương mãi hai chiều để ghi công trạng và trình diễn cán cân xuất nhập của quốc gia. Người ta ghi nhận Tàu cộng thường đặt các loại hàng thượng đẳng như máy bay, tàu chiến, thực phẩm, nguyên liệu, khoáng sản, thiết bị hiện đại và tuyệt đối không mua hàng hóa tiêu dùng bình dân sản xuất từ phía tự do. Ngược lại Trung quốc xuất vào các quốc gia Tây phương các loại thực phẩm biến chế và hàng hóa giả mạo, thiếu an toàn và thiếu chất lượng. Hai, số lượng hàng nhập đủ mọi ngành đang tràn ngập các cảng quốc tế, không đủ nhân viên quan thuế và vệ sinh để kiểm soát từng kiện hàng tráo trở một. Ba, các nhà nhập cảng nhận hối lộ, hưởng hoa hồng hay lợi nhuận cao (hối lộ là bí quyết thương mãi của người Trung hoa). Bốn, giới tiêu thụ ham rẻ bất chấp lời khuyên của các cơ quan kiểm nghiệm về an toàn cũng như sức khỏe.

Nếu một ngày nào đó thế giới ngưng tiêu thụ hàng của Trung cộng thì Bắc Kinh chỉ còn nước thu hồi hàng hóa về và biến chế trở lại thành thực phẩm để chia đều cho dân chúng ăn dặm với cháo trắng hột vịt muối.

2. Căn bản của nền kinh tế thương mãi Trung cộng dựa vào công nghiệp nhẹ, sản xuất theo đơn đặt hàng của các nhà đầu tư ngoại quốc hay chính do Trung quốc sản xuất hàng tiêu dùng để cung cấp một cách đại chúng đến giới tiêu thụ bình dân. Vào một siêu thị tại các khu vực của người Á Châu, người ta có thể bắt gặp đến 90 phần trăm hàng tiêu dùng hạ đẳng đều do Trung quốc sản xuất, và trong những khu vực dành cho người địa phương thì bách phân nầy vẫn ở một mức độ vài chục phần trăm. Sở dĩ hàng hóa Trung quốc tràn ngập ồ ạt thị trường là do các hợp đồng đầu tư của các công ty nước ngoài cũng như hậu quả của việc giao thương hợp tác song phương giữa các quốc gia. Lý do giá thành phẩm thấp là vì nhân công nội địa bị bóc lột, hàng tiêu dùng do chính Trung quốc sản xuất, xuất cảng được miễn thuế. Ngoài ra, Bắc Kinh ngoan cố phá giá đồng nhân dân tệ để xâm nhập hàng hoá dễ dàng vào các thị trường quốc tế. Từ khi nền công nghiệp nhẹ phát triển ồ ạt trên lãnh thổ nước Tàu, người nông dân bỏ ruộng vườn dồn về các nhà máy thành phố. Nếu vì lý do chiến tranh, các nhà đầu tư ngưng hoạt động rút đi hoặc không đặt hàng, không cung cấp nguyên liệu thì tất cả cơ sở và nhà máy trở thành nghĩa địa, và nếu, các nước Tây Phương đồng loạt tẩy chay hàng Trung quốc thì nước Tàu sẽ ra sao ? Một nền kinh tế dựa trên căn bản sức lao động con người và sản xuất hoàn toàn tùy thuộc vào mức tiêu thụ nước ngoài thì sẽ sụp đổ tức khắc khi không có nhu cầu. Bắc Kinh phải giải quyết thế nào khi hàng triệu tấn hàng hóa bị từ chối trả về và hàng trăm triệu nhân công trong các cơ xưởng nhà máy không có công ăn việc làm ? Đây là điểm ‘tử’ của một nền kinh tế xây trên lâu đài bằng cát mà Trung quốc thường tự hào và xem như đòn phép nặng ký để đe dọa thị trường quốc tế.

3. Nhiều quốc gia Tây Phương đang đứng trước một lo ngại về kinh tế : Các nhà đầu tư bỏ xứ đi tìm thị trường nhân công rẻ, chuyển công nghệ, cơ sở và xây dựng nhà máy ở nước ngoài, nhất là Á châu, trong đó Trung quốc là một địa bàn thu hút đặc biệt các nhà đầu tư Tây phương. Hàng hóa sản xuất xong ở ngoại quốc được nhập trở lại tiêu thụ ngay trong nước so với hàng sản xuất tại chỗ thì chiếm tỷ lệ nhỏ giọt thị trường, do đó một số hãng xưởng bắt buộc đóng cửa và nạn thất nghiệp càng ngày càng gia tăng. Việc các nhà đầu tư bỏ nước ra đi kéo theo nhiều lợi nhuận sản xuất đối với quốc gia sở tại cũng như quyền lợi thuế khóa lại rơi vào tay nước ngoài thì các nhà có trách nhiệm kinh tế phải tính lại bài toán. Bài toán ở đây là đóng cửa rút cầu bằng giải pháp quân sự. Chiến tranh là giải pháp duy nhất để giải quyết nhiều vấn đề cùng một lúc, trong đó có phần xóa tên các nhóm tài phiệt mới và rút các nguồn đầu tư về tạo công ăn việc làm cho dân bản xứ. Công việc nầy không phải thuần túy quyết định của chính phủ và lãnh đạo quân sự mà phần lớn do bàn tay của giới tài phiệt Mỹ cũng như Châu-Âu nhúng vào. Tài phiệt chỉ biết có quyền lợi, mà một khi quyền lợi không đạt được theo ý muốn hay bị tranh giành va chạm thì họ phải nghĩ đến việc thay chiều đổi hướng. Giới tài phiệt Mỹ-Âu không thể kéo dài tình trạng hiện nay để xây bê tông cốt sắt cho nhóm tài phiệt đỏ phát xuất từ những tên bần cố nông, lợi dụng môi trường ‘đỏ’ để trở nên giàu có với đầy đủ quyền lực. Nếu không chặt tay chặt chân nhóm tài phiệt mới ngay bây giờ thì trong vài chục năm nữa chúng sẽ thống trị thế giới. Đây là lý do một cuộc chiến sẽ phải xảy ra trong nay mai. Theo quan niệm của giới tài phiệt Mỹ-Âu thì phải tiêu diệt mầm mống Trung quốc để gầy dựng lại những địa bàn mới vừa béo bở, vừa dễ bảo hơn như Ấn Độ, Đông Âu và Á Rập Bắc Phi.

D. Những đòn phép mở màn cho cuộc chiến (Thay đổi hối xuất đồng Dollars. Tạo khủng hoảng kinh tế. Tăng thuế nhập tất cả hàng nhập của Trung quốc).

Một khi dứt khoát tiến hành một cuộc chiến thì phải chấp nhận bất cứ hành động gì có thể làm được để triệt hạ đối phương, không còn thắc mắc đến hiệp ước, hợp đồng ký kết hay phải quan tâm đến vấn đề nhân đạo, như vậy mới có thể mạnh tay để thắng trận.

1. Dựa vào việc Bắc Kinh thao túng tiền tệ, Mỹ chỉ cần đánh thuế hàng nhập cảng của Trung quốc lên 30% trong vòng một thời gian ngắn thì Trung quốc sẽ bật ngửa ra chết vì phá sản. Đây là một vấn đề mà bất cứ quốc gia tiêu thụ nào cũng có thể thực hiện trong các điều kiện theo luật định của chính sách ngoại thương, nhưng Bắc Kinh vẫn cao ngạo đối với những gì họ đã ký kết. Trung quốc nghĩ rằng họ là khách hàng số 1 của Hoa Kỳ cũng như một số nước ở Châu-Âu thì quyền của một người chủ nợ có thể ngang nhiên hành động và khinh thường con nợ. Nhưng trên chiến trường thương mãi người ta có trăm phương ngàn kế kiếm khẻ hở của đối phương để vô hiệu hóa hợp đồng và quỵt nợ ! Buôn bán là nghề tay phải của người Tàu. Nhưng dù được hấp thụ bí quyết gia truyền ‘chạp phô’ thì những bộ óc xuất thân từ thành phần bần cố nông cũng khó qua mặt được các tay tổ trong các tập đoàn tài phiệt Âu-Mỹ, nhất là những kế hoạch kinh tế dài hạn mà họ được đào tạo hàng chục năm trong các trường đại học chuyên nghiệp. Đây là điểm cao ngạo của những người cộng sản như chúng ta thường thấy trong đầu óc thành phần lãnh đạo của Bắc Hàn, Cuba, Việt Nam cũng như Trung Quốc.

2. Nợ không trả nổi thì chỉ còn cách ‘xù’ và một khi các con nợ đồng loạt ‘xù’ chắc chắn chủ nợ trắng tay ! Nhưng không thể dễ dàng chạy trốn mà chỉ cần tạo ra chiến tranh thì mọi chuyện đều không còn gì phải bận tâm để bàn đến nữa. Đây là bí quyết chạy làng một cách êm thấm, dù Mỹ hay quốc gia nào có trọng danh dự đến đâu thì cũng không còn cách chọn lựa nào khác, vì đây là hậu quả đương nhiên của… chiến tranh !

3. Đồng dollar của Mỹ được xem như ‘khuôn vàng thước ngọc’ cho nhiều loại tiền khác trên thế giới, nhất là các xứ Ấ Châu và nói riêng là ‘nhân dân tệ’ Trung quốc. Tàu cộng với hàng ngàn tỷ dollars, chủ nợ số 1 của Mỹ bằng công khố phiếu thì cũng tạm xem như Tàu đang giữ một nắm giấy lộn, vì bàn tay ma giáo của Mỹ có thể tạo xáo trộn kinh tế, gây bất ổn chính trị để biến dollars từ vàng, xuống bạc, xuống đồng, rồi thì chì hay đất sét (hoặc ngược lại). Như vậy số dollars khổng lồ trong tay Tàu cộng hôm nay có giá, nhưng ngày mai biến thành giấy lộn là một việc có thể xảy ra. Thay đổi hối xuất đồng dollars cũng là một đòn phép Mỹ thường xử dụng và một khi muốn đánh bại chủ nợ Tàu cộng thì Mỹ chỉ cần dùng khổ nhục kế trong một thời gian ngắn thì Trung quốc sẽ là xứ hàng đầu điêu đứng và sạt nghiệp kinh tế trước tiên.

4. Ngoài ra, nếu Mỹ ngụy tạo khủng hoảng kinh tế quy mô một lần nữa thì Tàu cộng cũng là nạn nhân chính, vì Trung quốc là nước có liên hệ mật thiết kinh tế và thương mãi với Mỹ. Kinh nghiệm cho biết cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 2008, thị trường chứng khoán Trung quốc và Nga đã giảm giá trị xuống 4 lần (4 còn 1). Vậy khủng hoảng kinh tế trong tương lai sẽ đưa Tàu cộng đi về đâu ?

Kết Luận

Cộng sản xứ nào cũng vậy, xuất lò chung một thầy thì tất cả đều giống nhau, nghĩa là khoác lác, to mồm, lì lợm, ngoan cố và hung hăng…. nhưng khi khối tự do nổi giận, ra tay kiếm cớ trừng trị thì chúng rút vào ốc vỏ rồi… ra thông cáo phản đối như Bắc Hàn, Cuba, Việt Nam trước đây và Tàu cộng trong mấy ngày vừa qua. Nếu lần nầy Mỹ và khối đồng minh bắt tay đánh ‘hội đồng’, Trung quốc sẽ lộ mặt thật là con hổ giấy thì các cộng sản đàn em hết nơi nương tựa và tự động cuốn gói từ bỏ cái thiên đường xã hội chủ nghĩa ưu việt của chúng.

Đinh Lâm Thanh
Mùa Hè 2010


---