Thursday, December 16, 2010

HOÀ LAN, Ngày Quốc Tế Nhân Quyền 10-12-2010








Hòa Lan, ngày Nhân-Quyền cho VN

Den Haag, CĐHL.


Năm nay kỷ niệm 62 năm bản Tuyên Ngôn Quốc tế Nhân quyền 10/12/2010, một phái đoàn CĐ đã đến Bộ Ngoại Giao HL trình bày vấn đề Nhân Quyền và trao Thỉnh Nguyện Thư.

Đặc biệt trong dịp này, khác với thông lệ hàng năm, BNG đã tiếp phái đoàn CĐHL và một phái đoàn khác trong cùng một thời điểm.

Đại diện phái đoàn CDHL có bà Nguyễn thị Thu Vân, ông Lê Quang Kế, Hồng Quốc Lộc, Đặng Thế Phan và ông Nguyễn Liên Hiệp, Chủ tịch CĐ.

Về phía bộ Ngoại Giao đại diện có bà Drs Innes Coppoolse, quyền Giám đốc Á Châu sự vụ Thái Bình Dương và bà Jetty Kouwen chuyên trách lãnh vực Đông Nam Á đã đón tiếp phái đoàn.

Riêng phái đoàn CĐ, đại diện cho đồng hương về mặt tổng thể đã trình bày chung về tình trạng xâm phạm nhân quyền mỗi ngày một tồi tệ xảy ra ở VN. Chẳng hạn nhà cầm quyền Việt gian Cộng sản vẫn tiếp tục bách hại tín đồ tôn giáo, duy trì kiểm soát internet và báo chí, cấm đoán quyền lập hội, bắt bớ bỏ tù công dân vì phát biểu quan điểm không cùng quan điểm với nhà cầm quyền Việt Cộng, công đoàn lao động độc lập không được hiện hữu, v.v… và nhằm chuẩn bị thu xếp nhân sự cho đại hội 11 sắp tới, bạo quyền CSVN đã gia tăng mức độ đàn áp, bắt bớ trấn áp hàng loạt những tiếng nói dân chủ trong nước. Trường hợp dàn cảnh một cách lộ liễu để bắt t.s. Cù Huy Hà Vũ hay nhà giáo Phạm Minh Hoàng mới đây là ví dụ điển hình.

Trong dịp này, CĐ yêu cầu chính phủ HL trong mối quan hệ ngoại giao của mình ở mức độ cao, hãy đưa vấn đề nhân quyền với mối quan tâm của cộng đồng thế giới để đòi hỏi nhà cầm quyền Việt Cộng cần nên cải thiện.

Bà Innes Coppoolse, quyền Giám đốc Á Châu Sự Vụ Thái Bình Dương đã tiếp nhận thỉnh nguyện thư CĐ. Bà cho biết nhân quyền là một vấn đề nhạy cảm, tuy nhiên trong chính sách ngoại giao ở mức độ cần thiết, chính phủ HL vẫn luôn luôn quan tâm vấn đề này.

Cuộc tiếp xúc hơn một tiếng đồng hồ đã xảy ra trong bầu không khí cởi mở, tương kính, hữu nghị và mang lại nhiều kết quả khả quan.

Công tác ngày Nhân quyền không dừng lại ở đây. Buổi chiều cùng ngày CĐHL đã tổ chức một cuộc biểu tình trước toà đại sứ VC. Dù thời tiết xấu, lạnh lẽo nhưng nhận thấy có sự tham gia của nhiều đồng hương, thân hào nhân sĩ, đại diện tôn giáo như Cha Nguyễn đức Minh cùng các đoàn thể tổ chức như Quân Cán Chính VNCH, Liên Minh Dân Chủ, Ủy Ban Đấu Tranh cho Tự Do Nhân Quyền Dân Chủ VN, nhóm Vinh Danh Cờ Vàng….

Như một vị đã phát biểu, với ý chí tranh đấu không ngưng nghỉ, một tinh thần đoàn kết không phân biệt như ngày hôm nay, thế nào chúng ta cũng gầy dựng được một nước VN thực sự độc lập, tự do, công bằng và thịnh vượng mai sau.

Người ghi: Nguyễn Liên Hiệp

---

Tuesday, December 14, 2010

Nam Cali: Hình ảnh Biểu Tình chống báo "Người Việt" - 12.12.2010

Nam Cali: Hình ảnh Biểu Tình chống báo "Người Việt" - 12.12.2010

Photo Courtesy: Mr. Lộc Hu
ỳnh















---

http://www.tamthucviet.com/articleview.aspx?src=&artId=%E2%80%A2%40

BẢN LÊN TIẾNG PHẢN ÐỐI BÁO NGƯỜI VIỆT NHỤC MẠ LÁ CỜ QUỐC GIA

Bản Lên Tiếng
March 24, 2008

Trong số Xuân Mậu Tý-2008, trang 194, báo Người Việt tại nam California đã đăng một bài viết có kèm theo hình một cái chậu rửa chân màu vàng, trong lòng chậu có vẽ ba sọc đỏ, tạo ấn tượng rõ rệt nơi người nhìn, là lá Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ bị giẵm lên khi ngâm chân. Ai cũng biết lá cờ này là biểu tượng cho tinh thần tự do của người Việt hải ngoại không chấp nhận chế độ độc tài Cộng Sản áp đặt lên Việt Nam sau 30 tháng 4 năm 1975. Tại nhiều tiểu bang và thành phố ở Hoa Kỳ, lá cờ Vàng Ba Sọc Đỏ đã được chính thức công nhận là cờ của cộng đồng người Việt Quốc Gia hải ngoại.

Theo truyền thống văn hoá Việt Nam, vẽ lá cờ vào một chậu ngâm chân như vậy là một cách công khai nhục mạ tập thể cộng đồng người Việt tỵ nạn Cộng Sản. Tương tự như hành động của một số cán binh Cộng Sản Việt Nam (CSVN) sau 1975 đã lấy lá cờ này để may quần lót hay làm giẻ chùi nhà. Cách đây không lâu, dư luận Hoa Kỳ cũng đã lên tiếng nghiêm khắc chỉ trích việc lá cờ Hoa Kỳ bị một người tự cho là nghệ sĩ vẽ lên nền đất để cho mọi người bước qua.

Chính vì vậy, nhiều giới đồng bào đã lên tiếng phản đối báo Người Việt và yêu cầu báo này phải có các biện pháp cải sửa. Nhưng tất cả những đáp ứng của báo Người Việt chỉ cho thấy một thái độ coi thường cộng đồng, đề ra cho có. Gần đây nhất, tin cho biết báo Người Việt còn nộp đơn kiện những người tích cực biểu tình chống đối việc làm của họ. Có vẻ như tờ báo muốn dùng khả năng tài chánh của mình để lấn át những người quyết liệt phản đối hành động sai trái của họ.

Trước sự kiện trên, chúng tôi nhận định rằng:

1- Trong quá khứ tờ Người Việt đã nhiều lần phổ biến tài liệu tuyên truyền cho bạo quyền CSVN, khiến đồng bào phải phản ứng. Gần đây hơn, trong số báo xuân Ðinh Hợi năm 2007, báo Người Việt cũng đã đăng một bài thơ ca tụng các lãnh tụ CSVN. Khi bị biểu tình phản đối, họ đã xin lỗi, đã thay thế tổng thư ký Vũ Ánh, nhưng chỉ ít lâu sau đương sự lại được thăng lên làm chủ bút. Năm nay cũng trên tờ báo Xuân, Người Việt lại quyết định cho đăng hình tượng Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ trong chậu rửa chân, và đã đưa ra những biện giải quanh co để bào chữa. Như vậy đây là một việc làm cố tình của báo Người Việt, trắng trợn nhục mạ biểu tượng thiêng liêng nhất của tập thể Người Việt tỵ nạn.

2- Nộp đơn kiện những người biểu tình chống đối, báo Người Việt muốn thách đố tinh thần liên đới của cộng đồng thầm lặng, tương tự như thái độ coi thường đồng bào San Jose của Madison Nguyễn và phe nhóm ở Bắc California. Đồng bào địa phương, với sự hỗ trợ tích cực của các hội đoàn, tổ chức và phong trào cũng như cá nhân, đã có phản ứng thích đáng, dẫn đến sự lui bước của những kẻ có âm mưu chính trị đen tối, giúp tạo ảnh hưởng cho cộng sản len lấn ra hải ngoại theo yêu cầu của nghị quyết 36 của chúng.

Vì thế, chúng tôi kêu gọi đồng bào mọi giới, mọi thành phần, cộng đồng, đoàn thể cũng như cá nhân, tích cực tham gia vào việc ngăn chặn những vụ tiếp tay tuyên truyền cho bạo quyền Việt cộng, bằng cách:

Thứ nhất: ký tên vào bản Lên Tiếng này để cùng nhau bảo vệ lá cờ truyền thống của chúng ta;

Thứ hai: tẩy chay không đọc, không quảng cáo, không viết bài, không phổ biến, báo Người Việt, nếu họ không công khai, chính thức nhận lỗi và chấm dứt đăng tải những tài liệu tuyên truyền cho Việt cộng, có hại cho chính nghĩa Quốc-Gia;

Thứ ba: sốt sắng đóng góp vào quỹ pháp lý để giúp cho các đồng bào vì kiên quyết nói lên quan điểm cộng đồng thay cho mình, mà bị Người Việt kiện tụng.

Mọi liên lạc xin quý vị email về: baovetudo@gmail.com

Ngày 8-3- 2008

Đồng ký tên theo thứ tự thời gian:

1. Khối Lập Trường Chung, Ðại diện: Hoàng Ðạo Thế Kiệt

2. Việt Nam Quốc Dân Đảng, Tổng Bí Thư: Lê Thành Nhân

3. Hoàng Cơ Long, thay mặt Ủy Ban Chỉ Đạo, Việt Nam Canh Tân Cách Mạng đảng (đảng cách mạng Việt Tân)

4. Đại Việt Quốc Dân Đảng, Chủ Tịch Ban Chấp Hành Trung Ương: Trần Trọng Đạt

5. Phong Trào Tự Do Việt Nam, Chủ Tịch: Nguyễn Phục Việt

6. Đoàn Thanh Niên Hùng Việt, Đại diện: Nguyên Thanh

7. Đoàn Thanh Sinh Phó Đức Chính, Đại diện: Ngãi Vinh

8. Phong Trào Thanh Niên New Hampshire, Đại diện: Cao Trí Thức

9. Liên Hội Cảnh Sát Quốc Gia VNCH / Âu Châu, Liên Hội Trưởng: Phạm Thìn

10. Tuần Báo Lịch Sử Việt tại Washington DC, Đại diện: Phạm Quốc Thiên

11. Tuần Báo Việt Mỹ Magazine Đông Bắc Hoa Kỳ, Chủ Nhiệm David Võ

12. Tuổi Trẻ Phù Đổng, Đại diện: Trần Gia Quang Áng

13. Website Vietland.net , chủ bút: Đặng Quỳnh Như , Thụy Sĩ

14. Ủy ban Phát huy Tinh thần Chiến sĩ Nguyễn Thị Ngọc Hạnh đấu tranh cho Nhân Quyền, Chủ Tịch: Nguyễn Tạ Quang

15. Tạp Chí Dân Văn Châu Âu, Chủ Nhiệm: Lý Trung Tín

16. Tổ Đình Việt Nam, Seattle, USA, Thủ Từ: Bùi Đức Ly

17. Đoàn Thanh Niên Dân Tộc Việt, Đại diện: Nguyễn Tuấn Việt

18. Lực Lượng Quân Dân Việt Nam, Đại diện: Vĩnh Ninh

19. Cộng Đồng Việt Nam South New Jersey và Báo Lạc Hồng, Chủ Tịch và Chủ Nhiệm: Trần Quán Niệm

20. Cộng Đồng Việt Nam, New Orlean, Chủ Tịch: Peter Nguyễn

21. Cộng Đồng Montagnard và Member Human Rights Watch, Chủ Tịch: Nông Ray

22. Đại Việt Cách Mạng Đảng Paris, Pháp Quốc, Đại diện: Nguyễn Bắc Ninh

23. Diễn Đàn Paltalk Tiếng Nói Tự Do Của Người Dân Việt Nam, Đại diện: Sĩ Hoàng

24. Hệ Thống Truyền Thanh Việt Nam Hải Ngoại Âu Châu, Đại diện: Đinh Kim Tân

25. Hội Đồng Dân Quân Cứu Quốc (Hải Ngoại & Quốc Nội): Đại diện: Nguyễn Văn Ba

26. Nguyễn Văn Đột, Hội Trưởng Hội Ái Hữu Đơn Vị 101

27. Tập Thể Cựu Chiến Sĩ VNCH tại Cộng Hòa Liên Bang Đức, Chủ Tịch: Hoàng Tôn Long

28. Ông Nhật Tùng, Spokane Washington State, USA

29. Ông Trương Nhân, Frankfurt am Main, West Germany

30. Ông Nguyễn Minh Hùng, Frankfurt am Main, West Germany

31. Phong Trào Yểm Trợ Tự Do Tôn Giáo và Tự Do Dân Chủ Cho Việt Nam, Đại diện: Rocky Phạm

32. Hội HO San Francisco, Chủ Tịch: Nguyễn Phú

33. Ông Bà Huỳnh Đức Huệ Tâm, Cư dân Stockton California Hoa kỳ

34. US ViệtTimes Magazine, Chủ Nhiệm kiêm Chủ Bút: Châu Kim Khánh

35. Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia tại Austin Texas, Chủ Tịch: Phan Thụy

36. Báo Tiếng Việt, chủ bút: Phan Quang Trọng

37. Nhóm BS Nguyễn Xuân Dũng trong diễn đàn Paltalk: Tiếng Nói Tự Do Của Người Dân Việt Nam, Đại Diện: Trần Thức

38. Hội Cựu Quân Nhân Quân Lực VNCH tại Vương Quốc Anh, Chủ Tịch: Ngô Hữu Thạt

39. Hồn Việt UK Online và toàn Ban Biên Tập, Đại diện: Nguyễn Đức Chung

40. Cựu Đại Tá Nguyễn Huy Hùng, Nguyên Sĩ Quan Phụ Tá Tổng Cục Trưởng Tổng Cục Chiến Tranh Chính Trị & Chủ Nhiệm Báo Tiền Tuyến

41. Cộng Đồng Người Việt Tỵ Nạn Minnesota, chủ tịch: Nguyễn Quốc Đống

42. Cộng Đồng Việt Nam Thành Phố Saint Cloud, Minnesota, đại diện: Nguyễn Kim Hoa

43. Hội Cựu Sinh Viên Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam, Minnesota, hội trưởng: Ngô Nơi

44. Hội Phụ Nữ Người Việt Quốc Gia Minnesota, hội trưởng: Nguyễn Phương Lan

45. Khu Hội Cựu Tù Nhân Chính Trị Việt Nam Houston, TX, chủ tịch: Lê văn Sanh

46. Khu Hội Cựu Tù Nhân Chính Trị Việt Nam Oklahoma, chủ tịch: Nguyễn văn Sứ

47. Khu Hội Cựu Tù Nhân Chính Trị Việt Nam Minnesota, Chủ tịch: Điền Minh Xuyến

48. Khu Hội Cựu Tù Nhân Chính Trị Việt Nam Bắc California, chủ tịch: Đỗ văn Trản

49. Khu Hội Cựu Tù Nhân Chính Trị Việt Nam Los Angeles, chủ tịch: Đại Tá Nguyễn văn Quí

50. Khu Hội Cựu Tù Nhân Chính Trị Việt Nam Nam California,Chủ tịch: Trần Thế Cung

51. Khu Hội Cựu Tù Nhân Chính Trị Việt Nam Washington DC & vùng phụ cận, chủ tịch: Đại Tá Nguyễn Cao Quyền

52. Khu Hội Tù Nhân Chính Trị Việt Nam New Jersey, chủ tịch: Nguyễn Thường Thược

53. Khu Hội Tù Nhân Chính Trị Việt Nam Chicago, chủ tịch: Lê văn Lâm

54. Khu Hội Tù Nhân Chính Trị Việt Nam Tacoma, Washington State, chủ tịch: Cao Hữu Thiên

55. Khu Hội Cựu Tù Nhân Chính Trị Việt Nam Massachusetts, chủ tịch: Đại Tá Bùi Hợp

56. Khu Hội Cựu Tù Nhân Chính Trị Việt Nam Colorado, chủ tịch: Trần Trọng Thuyên

57. Khu Hội Cựu Tù Nhân Chính Trị Việt Nam Stockton, chủ tịch: Nguyễn Hữu Hiến

58. Khu Hội Cựu Tù Nhân Chính Trị Việt Nam New Orleans, Louisiana, chủ tịch: Lê Bá Hữu

59. Khu Hội Cựu Tù Nhân Chính Trị Việt Nam Missouri, chủ tịch: Nguyễn Thanh Trà

60. Khu Hội Cựu Tù Nhân Chính Trị Việt Nam Orlando, Florida, chủ tịch: Phạm Ngọc Cửu

61. Khu Hội Cựu Tù Nhân Chính Trị Việt Nam Utah, chủ tịch: Nguyễn văn Thành

62. Khu Hội Cựu Tù Nhân Chính Trị Việt Nam Phoenix, Arizona, chủ tịch: Nguyễn Ngọc Xuân

63. Khu Hội Cựu Tù Nhân Chính Trị Baton Rouge & Vùng Phụ Cận, Louisiana, Chủ Tịch: Lê Tiến Quỳnh

64. Khu Hội Cựu Tù Nhân Chính Trị Việt Nam Maryland, Chủ Tịch: Trần Gia Nhật

65. Uỷ Ban Cứu Trợ Thương Phế Binh, Cô Nhi, Quả Phụ Quân Lực VNCH Stockton, chủ tịch: Phạm Đình Trung

66. Liên Hội Người Việt Tỵ Nạn Cộng Sản tại Cộng Hòa Liên Bang Đức, Chủ Tịch: Lưu Văn Nghĩa.

67. Hội Người Việt Tỵ Nạn Cộng Sản tại Frankfurt am Main & Vùng Phụ Cận, Hội Trưởng: Lưu Văn Nghĩa.

68. Chi Hội Phật Tử Việt Nam Tỵ Nạn Cộng Sản Frankfurt am Main & Vùng Phụ Cận, Hội Trưởng: Huỳnh Các Đằng

69. Ông Nguyễn Văn Bảo, thành phố Stuttgart, West Germany

70. Ông Đặng Đức Quỳnh, Cựu Phi Công KQVNCH, California USA

71. Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Raleigh & Vùng Phụ Cận, North Carolina, USA. Chủ Tịch: Trương Đình Thiện

72. Hội Cựu Quân Nhân Quân Lực VNCH tại Vương Quốc Bỉ, TM Ban Chấp Hành, Hội Trưởng: Nguyễn Đức Hồ

73. Ông Nguyễn Hữu Thời, Khóa 18 Thủ Đức, Sĩ Quan Cục ANQĐ/QLVNCH

74. Hội Cựu Quân Nhân QLVNCH tại Nhật Bản, Đại Diện: Giao Hà

75. Cộng Đồng Việt Nam Hoa Kỳ (CĐVNHK):

- Chủ Tịch Hội Đồng Đại Biểu Trung Ương/CĐVNHK: Nguyễn Văn Tần

- Chủ Tịch Hội Đồng Chấp Hành Trung Ương/CĐVNHK: Nguyễn Bác Ái

- Chủ Tịch Hội Đồng Giám Sát /CĐVNHK: Bs Trương Ngọc Tích

76. Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Fort Worth, Texas, Chủ Tịch: Nguyễn Xuân Hùng

77. Cộng Đồng Việt Nam Bắc California, Chủ Tịch: Nguyễn Ngọc Tiên

78. Cộng Đồng Việt Nam Oregon, Chủ Tịch: Nguyễn Bác Ái

79. Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia, Dallas, Texas: Chủ Tịch: Thái Hóa Tố

80. Ủy Ban Bảo Vệ Quốc Kỳ VNCH, Dallas-Fort Worth, Chủ Tịch: Cao Chánh Cương

81. Ủy Ban Phát Huy Chính Nghĩa Quốc Gia Dallas-Fort Worth, Chủ Tịch: Thái Hóa Tố

82. Hội Cựu Chiến Sĩ VNCH Austin và Vùng Phụ Cận, Texas, Chủ Tịch: Đỗ Văn Phúc

83. Điện Báo Take2Tango, Đại diện: Thế Phương

84. Take2Tango Weekly: KPC Media Inc

85. Điện Báo PeopleVoiceOnile.com

86. Nhóm Bảo Vệ Chánh Nghĩa VNCH Thành phố Mississauga-Ontario, Canada, Đại diện: Lê Thanh Tùng

87. Hội Cựu SVSQ Trừ Bị Thủ Đức/Sacramento/California. Hội Trưởng: Alpha Phạm Minh Mẫn

88. Hội Đồng Hương Quảng Nam Đà Nẵng tiểu bang Washington, USA. Chủ Tịch: Đinh Hùng Chấn.

89. Ông Đinh Lâm Thanh, nhà văn, cựu SQTBTĐ khóa 24

90. Homebound Newsletter Network / HNN, Chủ Nhiệm: Mathew Trần

91. Báo Thế Giới Mới, Dallas, Texas, Chủ Nhiệm: Trương Sĩ Lương

92. Cộng Đồng Washington State, USA, Chủ Tịch: Tăng Phước Trọng

93. Diễn Đàn Thảo Luận Hiện Tình Đất Nước và Phỏng Vấn Live Paltalk, Đại diện:Khánh Hòa, Lê Phương, Nguyễn Nam Phong, Hồn Nhiên.

94. Gia Đình Quân Cán Chính VNCH tại Hoà Lan, Hội Trưởng: Lê Quang Kế

95. Hội Cao Niên Dayton, Ohio, Hội Trưởng: cụ Phạm Ngọc Tân

96. Ông Nguyễn Minh Huy, San Jose, North California

97. Lực Lượng Quân Dân VNCH, Chủ Tịch: Đại Tá Phạm Văn Thuần

98. Hội Yên Thế, Chủ Tịch: Đoàn Hữu Định

99. Phong Trào Hải Ngoại Yểm Trợ Quốc Nội Vùng Dậy, Anh Quốc, Đại diện: Ngô Ngọc Hiếu

100. Nguyễn Chí Thiệp, Nhà Văn

101. Hội Cựu Quân Cán Chính VNCH Raleigh và Vùng Phụ Cận, North Carolina, USA, Hội Trưởng: Trịnh Ngọc Phát

March 24, 2008

Email:baovetudo@gmail.com
Sau khi doc qua ban len tieng cua quy vi ve hanh dong cua bao Nguoi Viet,toi hoan toan dong y voi nhan dinh cua quy vi va xin duoc len tieng phan doi ve viec lam sai trai cua bao Nguoi Viet
Friday, June 20, 2008

http://www.tamthucviet.com/articleview.aspx?src=&artId=%E2%80%A2%40


---

Tuesday, November 30, 2010

BÀI VIẾT TRÊN TÂM THỨC VIỆT NAM CAY ĐẮNG VỚI BÀ AUNG SAN SUU KYI

BÀI VIẾT TRÊN TÂM THỨC VIỆT NAM
CAY ĐẮNG VỚI BÀ AUNG SAN SUU KYI


Tôi vẫn thích theo dõi những bài viết của bà Tuệ Vân trên tamthucviet.com. Cũng như những mẫu đối thoại giữa bà và Bác sĩ Trần xuân Ninh cùng vài người khác trong tiết mục “Bàn Chuyện Thời Sự” thường xuyên được gởi lên internet.

Lý do là vì qua đó, tôi học hỏi được nhiều điều hữu ích cũng như cách lập luận vững chắc được bà trình bày một cách gảy gọn.

Nói như thế không có nghĩa là lúc nào tôi cũng hoàn toàn đồng ý với những lý luận cũng như quan điểm của bà. Bài viết “Chìa Khóa Của Thành Công” được gởi lên mạng ngày 23/11/2010 là thí dụ mới nhứt của trường hợp này.

Bài viết nói trên liên quan đến bà Aung San Suu Kyi và dựa trên, thứ nhứt, câu tuyên bố của chính bà Suu Kyi với biên tập viên John Simpson của đài BBC, và thứ hai, một câu văn trong bài “Freedom From Fear” của “Banyan” trên tuần san The Economist ngày 20/11/2010 đã được bà Tuệ Vân trích dẫn.

Từ đó, tác giả Tuệ Vân đưa ra một loạt những câu hỏi để nêu nghi vấn về thái độ chính trị mới nhứt của bà Suu Kyi đối với các nhà cầm quyền quân phiệt Miến Điện.

Tôi tôn trọng sự suy luận đó. Trong bài viết này, tôi chỉ muốn trình bày một cách nhìn khác về những câu nói trên.

1.- Cuộc phỏng vấn với John Simpson của đài BBC.

Trong cuộc phỏng vấn với đài BBC ngày 15/11/2010, ký giả lão thành John Simpson, chủ biên về Thời Sự Thế Giới, đã hỏi bà Suu Kyi một câu mà chính ông cũng nhìn nhận là hết sức “lắc léo”:

“Now I’d like to ask you a very crude question that may get you into trouble. Do you want to see the military government fall ?”. (“Bà có muốn thấy chính quyền quân sự sụp đổ hay không ?”)

Trước câu hỏi “lắc léo” này, dỉ nhiên bà Suu Kyi phải hết sức thận trọng để không tạo cơ hội cho nhà cầm quyền có lý do để bắt giam bà thêm một lần nữa. Trả lời “Yes, tôi muốn họ sụp đổ” thì họ sẽ phán cho bà cái tội xách động quần chúng. Do đó, bà đã dùng “ngữ thuật”” (word playing) và đáp rằng:

“No, I don’t want them to fall. I want to see them rising to dignified levels of professionalism and true patriotism, that is, to do what is best for the country and what the people want. It’s obvious what the people want: a better life based on security and freedom”.

Dùng từ “rising”, bà đã chuyển ý của chữ “fall” đang được hiểu theo nghĩa “sụp đổ” sang nghĩa “đi xuống” để từ đó, bà kêu gọi nhà cầm quyền “hãy vươn lên đến mức độ chuyên nghiệp và tinh thần ái quốc cao độ hầu thực hiện những điều tốt đẹp nhứt cho quốc gia và những điều mà dân chúng mong muốn”.

Tôi không nghĩ bà Suu Kyi định nói “Tôi không muốn nhóm quân sự thất bại” trong ý nghĩa là bà “chúc họ thành công với những điều họ đang làm”.

2.- Bài viết “Freedom From Fear” trên The Economist.

Nếu chỉ đọc câu đưọc bà Tuệ Vân trích dẫn” Sau chót, thì với tư cách một chính trị gia, bà đã là một thất bại. Hội đồng quân nhân có vẻ như vững chắc hơn bao giờ hết và, ngoài một nhóm nhỏ vượt trội phồn vinh, dân Miến Điện bị áp bức và nghèo khó hơn bao giờ hết”, người ta có cảm tưởng “Banyan” đang viết trong The Economist một bài để tấn công bà Suu Kyi.

Và đó là điều làm tôi ngạc nhiên. Bởi vì chính “Banyan” cũng thú nhận trong bài viết đang đề cập đến như sau:

“Here Banyan should confess a bias. He met Miss Suu Kyi several times in the late 1990’s and remains in awe of her bravery, dignity and even sense of humour”.

Chẳng lẽ một ngưởi “ .. vẫn còn nể trọng lòng can đảm, phong cách và ngay cả óc khôi hài” của bà nay đã hết tin tưởng bà rồi hay sao?

Thật ra thì không phải vậy. “Banyan” nhìn nhận bà Suu Kyi không phải là “một chính trị gia thành công” bởi vì theo ông, có 2 lý do. Thứ nhứt, trong bao năm tháng tù đày và quản thúc, bà Suu Kyi đã tiếp nhận rất ít tin tức và những sự cố vấn. Thứ hai, hành xử cách nào thì bà cũng bị chỉ trích. Năm 1995, khi được “trả tự do”, bà đã bị tấn công khi kêu gọi đối thoại và tương nhượng bởi vì phong trào đối lập còn đang dâng cao sau cuộc bầu cử đại thắng vào năm 1990. Năm nay, khi bà kêu gọi Liên Minh Quốc Gia cho Dân Chủ rút ra khỏi cuộc bầu cử, bà đã bị chỉ trích là “quá cứng rắn”.

Theo tôi, vì bị kềm kẹp trong nhiều năm tháng, bà Suu Kyi không có điều kiện để làm một chính trị gia theo như nghĩa mà chúng ta vẫn thường hiểu. Nhưng bà đã, và đang, là một lãnh tụ đối lập xuất sắc và vẫn còn đang được dân chúng Miến Điện quý trọng. Ngay trong đoạn mở đầu của bài Freedom From Fear, “Banyan” đã viết “ Thật khó lòng mà không xúc động về phong cách của bà Aung San Suu Kyi khi bà được trả tự do ở Yangon vào ngày 13/11 và về phản ứng của quần chúng về sự tự do của bà”.

Và trong toàn bài viết “Freedom From Fear”, tác giả “Banyan” đã đưa ra nhiều dẫn chứng khác để tỏ lòng ngưỡng phục nhà đấu tranh dân chủ này.

3.- Đối tượng của bài “Chìa Khóa Của Thành Công”.

Như đã nói ở trên, tôi vẫn tôn trọng các ý kiến của bà Tuệ Vân dù có trái ngược với sự suy nghĩ của tôi về bà Aung San Suu Kyi. Nhưng trong lòng, tôi vẫn cảm thấy có một điểu gì không ổn, nếu không muốn nói là gượng ép, trong bài nhận định này của tác giả.

Đọc đến đoạn cuối của bài viết, tôi mới tìm ra lý do. Bà Tuệ Vân viết:

“ .. Nghĩ như thế thì thấy ra ngay rằng những lời kêu gọi “đừng sợ” của những nhà chính trị hay tôn giáo không ở trong hoàn cảnh bị đe dọa, hay những lời kêu gọi đấu tranh công khai bất bạo động, mang tính cách xin/cho đối với một chế độ bạo lực trấn áp chỉ có thể lôi kéo những kẻ hoang tưởng… ”.

À ra thế ! Mấu chốt là đây. Nếu biết được diễn đàn Tâm Thức Việt Nam và nhóm của Bác sĩ Trần xuân Ninh đã “ly khai” ra khỏi tổ chức nào, và hiện nay tổ chức / đảng phái đó đang chủ trương ra sao đối với nhà cầm quyền Việt Nam, thì người ta thấy ngay bài này muốn dùng kinh nghiệm của bà Aung San Suu Kyi để chỉa mũi dùi đến ai.

Nếu quả đúng như vậy thì thật là đáng tiếc ! Thứ nhứt, bài viết chỉ nói bóng gió mà không đề cập trực tiếp đến đối tượng thực sự mà tác giả muốn tấn công . Thứ hai, trong khi đó, bài viết lại đã có những đoạn mà tôi nghĩ là quá khắt khe đối với bà Suu Kyi. Cho rằng bà “ … đã bị đem ra xử dụng là công cụ phục vụ cho các thế lực tài phiệt mà kết quả là được cho về hưu đúng tuổi 65 ..” đã là khá nặng nề, nhưng nói rằng bà chỉ được “ .. cái danh hảo được giải hòa bình Nobel và món tiền kèm theo dư sống phong lưu tới chết ..” thì tôi e rằng tác gỉả Tuệ Vân có phần quá “cay đắng” (cynical).

Nếu quả thật giải Nobel Hòa Bình chỉ là một cái “danh hảo” thì có lẽ chúng ta nên ngưng ngay những cố gắng vận động cho Hòa Thượng Thích Quảng Độ, Linh mục Nguyễn văn Lý và các nhà đấu tranh Tự Do, Dân Chủ khác của Việt Nam được trao vinh dự này cho xong !

LƯƠNG VĂN MINH

----------

Chìa Khóa Của Thành Công (có âm thanh)
Tuệ Vân
tamthucviet.com
November 23, 2010

Thế giới tuần qua có hai bản tin đáng chú ý.

Bản tin thứ nhất là về lời tuyên bố của bà Aung San Suu Kyi, nhà đấu tranh dân chủ Miến Điện, và là người được trao giải Nobel Hòa Bình, vừa được chính quyền quân phiệt độc tài Miến Điện trả tự do sau 15 năm bị quản thúc tại gia. Bà phát biểu với biên tập viên thế giới của đài BBC, John Simpson rằng: “Tôi không muốn nhóm quân sự thất bại. Tôi muốn những người mặc quân phục có cơ hội hoàn thiện, thể hiện tài năng với tinh thần làm việc chuyên nghiệp và lòng yêu nước thật sự.” “Đó là những gì người dân muốn trong lúc này. Người dân muốn có cuộc sống khá hơn, dựa trên sự yên ổn và tự do.”

Bản tin thứ hai là tin tướng David Richards, tân tư lệnh quân lực Anh, đã tuyên bố: “Chiến thắng những ngưòi đấu tranh Hồi Giáo là không cần thiết và sẽ không bao giờ có thể thực hiện được.” Và, “Cuộc chiến này có thể duy trì được để cho người Anh sống an toàn.” Bởi vì, “Sự đe dọa bởi al-Qaeda và các liên minh của nó có nghĩa rằng an ninh của nước Anh sẽ bị nguy hiểm ít nhất là 30 năm tới.”

Hai bản tin trên đã nói lên những điều gì?

Lời phát biểu của bà Aung San Suu Kyi đã đưa ra những câu hỏi. Bà Aung San Suu Kyi đang trong cuộc đấu tranh mà lại không muốn nhìn thấy địch thủ của bà thất bại, có phải là bà đã chấp nhận sự thua cuộc của phe dân chủ do bà lãnh đạo trước phe độc tài quân phiệt? Hay sau 15 năm bị quản thúc bà đã cảm thấy mệt mỏi và thay đổi lập trường? Hay sự thay đổi của bà đã đến từ sau những lần gặp gỡ với các giới chính trị Tây phương đang mong muốn có những chính thức giao thương, buôn bán với chính quyền Miến Điện mà không bị mất mặt? Sự thay đổi mà bà Suu Kyi nói tới có thật sự sẽ đem đến đời sống ổn định, phát triển cho người dân Miến Điện, hay chỉ tạo cơ hội để chính thức hoá quyền lực và việc buôn bán tài nguyên đất nước của nhóm lãnh đạo độc tài quân sự Miến với các nước Tây phương? Hoặc là bà Suu Kyi đã nhìn thấy sự thành công của chính quyền quân phiệt Miến trong việc loại bỏ bà trong vai trò một lãnh đạo đất nước, qua những đạo luật cho họ đặt ra. Chẳng hạn như: Những người đang mang án tù không được quyền ứng cử vào 2 viện. Luật bầu cử cấm những ai bị hình phạt tù được ra tranh cử. Luật cũng cấm những người có tiền án hình sự được trở thành đảng viên các đảng chính trị. Luật cũng ràng buộc là Thủ tướng (hay Tổng thống) phải có kiến thức về quân sự, và không phải là người lấy vợ hay chồng nước ngoài. Trong mục bình luận dưới tên Banyan của báo The Economist ngày 20 tháng 11/2010 đã chỉ ra một sự thực, là: “Sau chót, thì với tư cách một chính trị gia, bà đã là một thất bại. Hội đồng quân nhân có vẻ như vững chắc, hơn bao giờ hết và, ngoài một nhóm nhỏ vượt trội phồn vinh, dân Miến điện bị áp bức và nghèo khổ hơn bao giờ hết”.

Nghĩ cũng ngậm ngùi, cuộc đấu tranh cho đất nước Miến Điện của bà Suu Kyi do các cường quốc tư bản thổi lên thì nay cũng do họ mà vai trò của bà đang bị mờ dần. Để bắt tay buôn bán với những thế lực độc tài, những quốc gia tư bản Tây phương đã tạo ra những nhân vật chính trị thời cơ làm những cái loa ra rả nhắc đi nhắc lại các chủ trương “ổn định kinh tế, đối thoại, hợp tác” và những khẩu hiệu “đấu tranh công khai, hợp pháp, bất bạo động”.

“Đấu tranh công khai, hợp pháp, bất bạo động” trên thực tế là một hình thức Xin/Cho, chấp nhận sự lãnh đạo của chế độ độc tài, do đó thực chất là đấu tranh để làm những “bình bông chậu kiểng” tô điểm cho chế độ.

Quay sang lời phát biểu của tư lệnh quân lực Anh David Richards “Chiến thắng những ngưòi đấu tranh Hồi Giáo là không cần thiết và sẽ không bao giờ có thể thực hiện được.” Người ta không khỏi nẩy ra câu hỏi tại sao các nước phương Tây giầu có binh hùng tướng mạnh mà lại không thể thắng nổi một nhóm không nhiều, tản mác, với phương tiện giới hạn? Có người sẽ bảo rằng là vì những người Hồi giáo cuồng tín. Nhưng nhìn thực tế thì không thiếu những người theo Thiên chúa giáo Tây phương và Mỹ, cũng vô cùng cuồng tín qua những hành động hay lời giảng trên các phương tiện truyền thông đại chúng.

Xét cho kỹ thì khác nhau chỉ ở chỗ sự quyết tâm và không chịu khuất phục đã khiến cho các chiến binh al-Qaeda chịu đựng được cuộc đấu tranh gian khổ, tới mức độ liều cả mạng sống. Chìa khoá của thành công là ở chỗ đó. Người đấu tranh chỉ để bảo vệ cuộc sống yên ổn của mình thì khó có mấy khi thắng được những kẻ không có gì để mất, kể cả sinh mạng của mình.

Nghĩ như thế thì thấy ra ngay rằng những lời kêu gọi “đừng sợ” của những nhà chính trị hay tôn giáo không ở trong hoàn cảnh bị đe doạ, hay những lời kêu gọi đấu tranh công khai bất bạo động, mang tính cách xin/cho đối với một chế độ bạo lực trấn áp, chỉ có thể lôi kéo những kẻ hoang tưởng. Không ai chối cãi rằng bà Aun Sang Suu Kyi là người có lòng, nhưng cái lòng này đã bị đem ra xử dụng làm công cụ phục vụ cho các thế lực tài phiệt mà kết quả là được cho về hưu đúng tuổi 65, với cái danh hão được giải hoà bình Nobel và món tiền kèm theo dư sống phong lưu tới chết, và sự bắt tay làm ăn giữa những nhà hô hào dân chủ quốc tế và những kẻ độc tài Miến điện.

Tuệ Vân
Ngày 23 tháng 11 năm 2010

http://tamthucviet.com/articleview.aspx?artId=%C5%B8O%1E[

---

Monday, November 15, 2010

NHẠC PHAN VĂN HƯNG VÀ PALTALK - 11.12.2010

Nhạc Phan Văn Hưng và Paltalk

http://www.lyhuong.net/viet/index.php?option=com_content&view=article&id=3290:3290&catid=37:bandoc&Itemid=56


NHẠC PHAN VĂN HƯNG VÀ PALTALK

Hưng Việt

Tôi chỉ có hân hạnh được gặp anh Phan văn Hưng đâu ba, bốn lần. Mà toàn là ở Brisbane, khi anh đến viếng thành phố này, chứ tôi chưa có dịp đến thăm Adelaide nơi anh cư ngụ. Đọc trên sách vở thấy nói thủ phủ tiểu bang Nam Úc đất đai bằng phẳng và gọi đó là City of Churches. Mà tôi, sống ở Christchurch, Tân Tây Lan, 16 năm trời, nên cũng đã quá quen thuộc với các nhà thờ và những đồng bằng thẳng tắp của vùng Canterbury.

Nhưng tôi đã mến phục anh từ trước đó khá lâu. Tôi vẫn còn nhớ cảm nghĩ của mình khi lần đầu tiên được nghe CD “Ai Trở Về Xứ Việt”. Tôi không phải là một nhạc sĩ. Cũng không phải là một ca sĩ. Thậm chí, âm nhạc đối với tôi là một bộ môn hoàn toàn vượt ngoài khả năng. Nhưng điều đó không ngăn cản được sự rung động trong lòng tôi khi nghe những dòng nhạc của anh Phan văn Hưng. Từ CD đầu tiên nói trên đến những CD sau này như “Sinh Ra Làm Người Việt Nam’, hay “Khát”, v.v…

Anh viết nhạc như anh đang kể chuyện. Những câu chuyện thương đau, bi đát của dân tộc. Những câu chuyện đó có thể khác nhau. Các âm điệu có thể khác nhau. Nhưng chung qui vẫn là nói về Quê Hương, Dân Tộc.

* * *

Về sau, được biết thêm anh là một cựu sinh viên du học ở Pháp trước năm 1975, tôi lại càng cảm mến anh hơn. Không, phải nói là tôi đã thầm cảm ơn anh. Cám ơn anh đã lấy lại danh dự cho chúng tôi, những người trẻ tuổi đã bị hiểu lầm hoặc tệ hại hơn, bị gán cho những danh từ bất công nhất.

Chúng tôi có may mắn được ra đến nước ngoài để học hỏi những điều hay, nét lạ của xứ người, những tưởng một ngày nào đó không xa sẽ được trở về để góp bàn tay xây dựng đất nước.

Nhưng hoàn cảnh của quốc gia, định mệnh của dân tộc đã khiến cho chúng tôi phải đau đớn và bất lực nhìn quê hương mình trôi vào dòng thác Đỏ.

Lúc đó, như anh Phan văn Hưng và các bạn của anh bên trời Tây, chúng tôi là những người trẻ cô đơn. Nhưng may mắn đã được Hồn Thiêng Sông Núi dắt dìu để vẫn đi theo con đường của chính nghĩa Quốc Gia.

Hôm trước nhìn tấm ảnh các anh chị em sinh viên biểu tình ở Paris vào ngày 27/4/1975, dầu không nhận ra anh ở đâu nhưng bỗng dưng tôi tin chắc rằng phải có anh Phan văn Hưng và người bạn đường của anh sau này là chị Nam Dao trong đó.

(xin xem tấm hình ở cuối bài)

***

Như đã nói ở trên, tôi hoàn toàn mù tịt về nhạc lý. Có lẽ vì sanh nhằm tuổi Sửu “đàn khảy tai trâu “ ! Nhưng cho phép tôi được so sánh nhạc của anh Phan văn Hưng và nhạc của chị Nguyệt Ánh.

Cũng đồng thời là nhạc đấu tranh. Nhạc chị Nguyệt Ánh nghe bừng bừng, thôi thúc. “Vẫn còn đây ! Vẫn còn đây các con của Mẹ !” hoặc “… Còn đây … máu anh hùng vẫn còn nồng say, Chí quật cường không hề chuyển lay ..”. Nhạc của anh Phan văn Hưng nghe bi thiết hơn “… Bạn bè của tôi ! Là nhân chứng của cả thế hệ này… ” hay “ … Em sinh ra em là người Việt Nam, trong gian ngỏ tối, không trăng không đèn …”.

Hai dòng nhạc, theo tôi, chuyên chở hai tác dụng khác nhau. Một, nói lên nguyên nhân của thảm cảnh, đại họa của dân tộc. Một, để làm sao khải trừ tai ách đó.

Nhưng cả hai, theo tôi, phải để chính các tác giả trình bày. Không ai hát nhạc Nguyệt Ánh hay hơn chị Nguyệt Ánh. Cũng như không ai khiến những bản nhạc của Phan văn Hưng làm thấm lòng người nghe bằng chính anh Phan văn Hưng.

***

Do đó, khi nghe tin ngày 11/12 tới đây, anh Phan văn Hưng sẽ trình diễn một buổi duy nhứt ở Melbourne để giúp việc gây quỹ xây dựng đền thờ Quốc tổ nơi đó, và buổi trình diễn sẽ được phát thanh trên diễn đàn paltalk “Nhạc Phan văn Hưng”, tôi ghi ngay vào nhật ký “1 giờ trưa - thứ Bảy 11/12/2010 – paltalk - Phan văn Hưng”.

http://www.lyhuong.net/viet/index.php?option=com_content&view=article&id=3273:3273&catid=39:sinhhoatcongdong&Itemid=58

Hẹn " tái ngộ" cùng anh vào ngày hôm đó, dear anh Hưng !

HƯNG VIỆT
(15/11/2010)

Biểu tình ở Paris 27/4/1975


Trên đây là một tấm ảnh rất cảm động ghi lại cuộc biểu tình của SV Việt Nam tại Paris ngày 27/4/75, ba ngày trước khi Saigon sụp đổ, lúc đó trong nước chúng ta vẫn chưa biết Đất nước sẽ đi về đâu, nhưng tại Âu châu, nhất là tại Pháp mọi người đã biết số phận của VNCH. Các bạn SV Việt Nam đều đã để tang cho một Dân Tộc, một Đất nước, lá Đại kỳ VNCH đã được rước đi khắp quận 13, thành phố Paris.

Bức ảnh được một anh bạn tốt nghiệp KTS tại Pháp trước 75 scan lại từ một tờ báo Pháp mà anh đã cất giữ từ ngày đó, mãi đến hôm nay Phi mới tìm thấy lại xin chia sẻ cùng các ACE nhà Kiến Trúc xa gần.

---

Thursday, November 04, 2010

Vĩnh biệt Thế Phương! Please rest in peace.



Vĩnh biệt Thế Phương!

Please rest in peace.


Anh đã ra đi thật sao, không còn anh gởi Bài Vở Tin Tức trên Website cuả anh cho tôi - mỗi khi anh muốn phổ biến rộng rãi khắp nơi trên Toàn Cầu.

Chúng tôi mất đi một Chiến Hữu chống Cộng, anh có nhiều anh em, các em cuả anh - có ai muốn làm website không ? Anh có truyền nghề làm Website cuả anh lại cho người em ruột nào cuả anh không ? Bao nhiêu câu hỏi, không có câu trả lời - vì anh đã vĩnh viễn ra đi...

"Nghề" làm website là một đam mê, không đam mê không làm được, tôi tin như vậy. Kỹ thuật thì có thể học từ một người Thầy nào đó truyền lại, nhưng sự Đam Mê, nhất là đam mê... chống Cộng - không phải ai cũng có được.

Làm website cũng không hái ra tiền hoặc chưa hái ra tiền, cho nên ít ai muốn thực hiện - ngoại trừ các Chiến Hữu có lòng chống Cộng như Anh trong Cộng Đồng NVQG Hải Ngoại trên Thế Giới và tích cực tham gia vào mặt trận Net Vận, góp phần chống Cộng triệt để trên lãnh vực Trí Vận và Truyền Thông internet, là một vũ khí lợi hại ngày nay và không thể thiếu được.

Anh cũng ít khi viết gì trong Email cho tôi, nếu cần viết gì - Anh có thói quen viết luôn trên Subject cuả emails, tôi vẫn còn nhớ như vậy và biết đó là tánh cuả anh - cho nên tôi cũng không bận tâm.

Tôi nhớ thuở mới lớn - tôi say mê đọc báo "Trắng Đen", một nhật báo chống Cộng cuả Người Việt Quốc Gia, trước Quốc Hận 30.4.1975 ; nhất là Truyện Dài về một hồn ma phụ nữ trong khám Chí Hoà, SàiGòn, truyện dài do Thân Phụ cuả anh thực hiện (nếu tôi nhớ không lầm), cố ký giả Việt Định Phương, người cũng đã tặng cho chị Bảy bên Paris bút hiệu Việt Dương Nhân.

Năm 2005 anh cho ra đời tờ báo điện tử Take2Tango, có phải không ? Cuộc đời thật là vô thường, điện báo T2T còn đó - mà anh đã ra đi.

Tôi không thể viết tiếp được nữa. Chúng tôi xin thành thật chia buồn cùng chị Thế Phương và Tang Quyến.

Thành tâm nguyện cầu cho Hương Linh cuả Anh sớm được vãng sanh Cực Lạc Quốc.

Nam Mô Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật.

Nam Mô Địa Tạng Vương Bồ Tát Ma Ha Tát.

Kính bái,
Trương Nhân
01.11.2010


THÀNH KÍNH PHÂN ƯU

cùng Tang Quyến cuả Nhà báo Thế Phương


Tuesday, September 21, 2010

Nam Đức: Hình ảnh biểu tình chống vc Phạm Gia Khiêm đến München (14.09.2010)



















Nam Đức: Hình ảnh biểu tình chống Việt gian Cộng sản Phạm Gia Khiêm đến München - 14.09.2010

---

Monday, August 16, 2010

SỐ PHẬN TRUNG CỘNG TRƯỚC MỘT CUỘC CHIẾN VỚI MỸ VÀ ĐỒNG MINH

SỐ PHẬN TRUNG CỘNG TRƯỚC MỘT CUỘC CHIẾN VỚI MỸ VÀ ĐỒNG MINH

Thế giới đang lo ngại trước âm mưu bành trướng kinh tế cũng như quân sự của Trung cộng, nhưng theo thiển ý chúng tôi, kinh tế và quân sự của Trung cộng ở thời điểm nầy (2010) nhìn bên ngoài tuy đáng ngại cho tương lai trật tự cũng như hoà bình thế giới, nhưng đó chỉ là những thực tế thiếu căn bản và giả tạo, vượt ngoài khả năng, thì có thể xem như một sức mạnh ảo. Tiềm lực đỏ của khối cộng hiện nay, điển hình là Trung quốc, chỉ là một trái bong bóng đã được thổi phồng lên nhằm trấp áp chư hầu đồng thời hù dọa thế giới. Nghiên cứu kỹ về khả năng kinh tế cũng như quân sự, chúng tôi nghĩ rằng Trung cộng cũng chỉ là một con hổ giấy, dễ dàng cháy thành tro trong một sớm một chiều khi đối đầu trước sức tấn công đồng loạt của khối tự do về hai mặt kinh tế lẫn quân sự. Do đó có thể hiểu rằng, Trung cộng đang thật sự lo sợ một cuộc chiến tranh xảy ra khi đối đầu với sức mạnh gấp hàng chục lần. Một điều cần ghi nhận thêm, thế giới đã thấy rõ âm mưu bá quyền của tập đoàn cộng sản Trung quốc thì khối tự do nhất quyết phải ra tay nhổ tận gốc chế độ đầy tham vọng nầy hầu tránh cho nhân loại một ‘hậu họa da vàng trong lớp áo màu đỏ’.

Để giải thích thiển ý nầy, thử xét qua tiềm lực quân sự, kinh tế cũng như chính trị để thấy những điểm ‘tử’ (chết) của Trung cộng và hình dung được hậu quả sẽ xảy ra một khi cuộc chiến thu gọn giữa hai khối tự do và công sản. Sở dĩ chúng tôi dùnh chữ thu gọn vì nghĩ rằng, nếu có một cuộc chiến trong tương lai thì các cường quốc Mỹ-Âu sẽ dàn xếp với Nga cũng như Khối Á Rập để chiến tranh có thể xảy ra giữa các cường quốc do Mỹ chủ động với Trung cộng và Bắc Hàn. Chúng tôi không nghĩ rằng đây là trận chiến thứ III theo như nhiều nhà tiên tri tiết lộ là do cộng sản Nga hoặc khối Á Rập gây nên, mà chỉ là một chiến tranh thu hẹp nhằm tiêu diệt mối họa cho thế giới đồng thời ổn định và đem lại hòa bình cho khu vực Đông Á Châu mà trong đó Nga cũng như khối Á Rập đều có lợi. Từ nhiều năm qua, Mỹ đã chuẩn bị đánh Tàu bằng cách viện cớ can thiệp vào Iran (nguyên tử) cũng như khối Á Rập tại Đông Á (khủng bố) nhằm ngăn chận nguồn tiếp tế nhiên liệu, thì nay Mỹ phải giải quyết càng sớm càng tốt để nhanh chóng dập tắt sự bành trướng của Trung cộng, vì đây là thời điểm thuận lợi để giảm thiểu thiệt hại từ nhân lực đến vật lực. Nếu khối tự do chần chừ kéo dài thêm vài thập niên nữa, có lẽ hổ giấy Trung cộng sẽ thành hổ thật và lúc đó nếu xảy ra chiến tranh thì ‘mười người chết bảy còn ba, chết hai còn một mới ra thái bình’. Theo một số nhà phân tích, trong vòng một thập niên nữa nếu Trung cộng vẫn duy trì được đà phát triển như hiện nay mà Mỹ không đánh gục Trung Quốc trước trong thời điểm nầy, thì Mỹ sẽ mất vị thế cường quốc đứng đầu thế giới.

Trong lúc Trung cộng đang điên đầu vấn đề biển Đông, tranh chấp quyền lực với Mỹ cũng như các xứ lân bang, đồng thời bị các thuộc địa nổi dậy đòi tự trị thì Trung cộng sẽ vấp phải những sơ hở chính trị bởi thái độ hách dịch, ngoan cố, phô trương… để rồi xảy ra như hành động gây hấn quân sự, thì đây là cơ hội tốt để khối tự do mở màn cho việc nổ súng dứt điểm mối hiểm họa thế giới. Chúng tôi nghĩ rằng, nếu xảy ra chiến tranh với khối Âu-Mỹ trong thời điểm nầy thì Trung cộng không phải là đối thủ cân xứng trước sức mạnh khổng lồ của khối tự do và cuộc chiến sẽ chấm dứt nhanh chóng khi trái bong bóng cộng sản bị xì hơi. Dưới đây đề nghị xét qua các phương diện quân sự, kinh tế và chính trị của Trung cộng trong thời điểm nầy để có thể nghĩ rằng Trung cộng chỉ là một con cọp giấy !

A. Lực lượng quân sự (Quân đội, Vũ khí và Chiến trường) :

1. Ngày nay không còn chiến tranh quy ước như thời trước, hai bên dàn trận xáp chiến để chiếm từng ngọn đồi, từng vùng đất. Như vậy cả hai đối thủ không cần một đạo quân đông đảo để sắp hàng ra trận, thì dù một nước có 1 tỷ 4 dân số với hàng trăm triệu quân lính cũng không thể nắm phần quyết định trên các chiến trường. Đó chưa kể đạo quân nầy đang bị cô lập cả bốn phía, ít kinh nghiệm chiến đấu và vũ khí còn kém quá xa so với Tây Phương. Hơn nữa chiến trường Trung cộng là một cái ‘rọ’ ngăn chận bởi các xứ tự do chung quanh với một vùng biển eo hẹp (biển Đông) mà Tây Phương cũng đang có mặt, thì chiến trường trên không, dưới đất hay trong vùng biển nhỏ bé của Thái Bình Dương cũng chỉ là những điểm tập trung cho các vũ khí nguyên tử từ không gian giáng xuống, từ các khu vực quân sự của Nhật Bản, Đại Hàn, Afghanistan, Ấn Độ, Phi luật Tân, Thái Lan và Việt Nam (?) cũng như các loại hỏa tiển tầm xa rót vào từ hải phận quốc tế. Vậy chiến trường của Trung cộng bị đóng khung trong vòng vây của những đồng minh Á châu lân bang thì cường quốc Âu-Mỹ rảnh tay hoành hành từ trên không trung đến các đại dương, từ chiến thuật cho đến tiếp vận. So sánh sức mạnh của hai đối thủ thì Tàu cộng vẫn còn xa gấp cả chục lần với những vũ khí hiện đại của khối Âu-Mỹ. Một số máy bay, tàu ngầm, chiến hạm trang bị nguyên tử của Trung quốc không đủ khả năng để đối đầu với những máy bay tàng hình ném bom, các chiến cụ nguyên tử vừa mới xuất xưởng cũng như những hàng không mẫu hạm vô địch của hải quân Mỹ đang hướng mũi về lãnh thổ Trung quốc. Lấy một ví dụ rất tầm thường để chứng minh rằng thông tin tình báo cũng như khả năng thăm dò qua vệ tinh của Trung quốc còn yếu kém, đó là trên 20 ngàn hỏa tiễn ‘cruise’ mang đầu đạn nguyên tử đã được khai triển ở các nước láng giềng và các tàu ngầm Ohio Class đã đến sát lãnh hải, nhưng khi Trung quốc khám phá ra thì các điểm chiến lược trên lãnh thổ Tàu đã nằm trong tầm phóng hỏa tiễn của Mỹ.

2. Chiến thuật thành công ở chiến trường của cộng sản từ trước đến nay là ồ ạt thí quân hoặc xử dụng du kích đánh lén. Pháp đã thua Việt cộng với lối tấn công biển người tại Điện Biên Phủ năm 1954. Mỹ thì khốn đốn về du kích từ Việt Nam, Iraq cho đến Afghanistan. Nhưng nếu một cuộc chiến mới sẽ xảy ra, chắc chắn các chiến thuật xưa nầy không còn thích hợp, vì bây giờ không cần những cuộc đổ bộ cũng như trận địa chiến xảy ra ngay trên vùng hải-lãnh Trung cộng. Ai làm chủ vùng biển, ai làm chủ vùng trời và ai mạnh về vũ khí hiện đại thì sẽ thắng dễ dàng với một bộ tham mưu đánh từ phòng lạnh và bằng cách bấm nút điều khiển… Một khi đã khóa tay Trung cộng và làm chủ chiến trường bằng hỏa lực tầm xa, khối đồng minh với hàng trăm sư đoàn, được huấn luyện đầy đủ kinh nghiệm qua các chiến trương Iraq và Afghanistan sẽ được vận chuyển khẩn cấp để đáp ứng trật tự an ninh theo nhu cầu ‘hậu chiến trường’ của các thành phố và những vùng quan trọng. Đây là một điểm mạnh của Mỹ và đồng minh, so với Trung cộng là một đội quân thiếu kinh nghiệm chiến trường và chống đỡ bằng chiến thuật phòng thủ cố định, tức là ở thế thủ của một quân đội mà từ xưa đến nay chỉ dùng để đánh bóng và bảo vệ chế độ.

3. Theo nhiều tài liệu quân sự, những nhà phân tích cho thấy khả năng quân sự (vũ khí) của Trung cộng còn kém xa dưới cả chục lần so với Tây phương. Trong đó đa số vũ khí tự sản xuất cũng như mua từ Liên sô cũ và của Nga hiện giờ. Với vũ khí do Liên sô sản xuất trước kia (tàu ngầm, hỏa tiễn, máy bay, giàn phóng nguyên tử….) dù chưa xử dụng, thì khả năng và tầm hoạt động đã yếu mà còn ‘bị’ Tây phương thông suốt cấu trúc kỹ thuật thì những loại vũ khí nầy chỉ đáng là đồ chơi so với các vũ khi hiện đại của thời nguyên tử bây giờ. Một số vũ khí do Trung cộng sản xuất hoặc mới mua sau nầy của Nga là những hàng vừa xuất xưởng, chưa có ‘kinh nghiệm’ chiến trường thì sẽ trở thành những mồi ngon của hỏa lực phản pháo Tây Phương. Các loại hỏa tiễn tầm xa của Trung cộng khó bắn tới Washington hay Paris, mà nếu có phóng tới thì cũng bị những phương tiện chống hỏa tiễn của Tây phương phá nổ ngay trên tuyến đường đi. Ngoài ra, lực lượng quân đội nhân dân dù có hàng trăm triệu lính với Aka, xe tăng, đại bác, giàn phóng cũng không thể làm một cuộc viễn chinh như thời Napoléon ngày trước. Lực lượng quân đội lớn lao nầy chỉ tập trung trên lãnh thổ Tàu cộng thì đây là mục tiêu cho các con mắt điện tử của hàng ngàn vệ tinh mang đầu đạn nguyên tử đang hướng về họ.

4. Trung cộng là xứ tiêu thụ nhiên liệu quan trọng hàng đầu trên thế giới, nhưng Trung quốc không có mỏ dầu, phải nhập cảng từ các xứ Iran, Nga, Trung Phi cũng như Trung Mỹ. Dầu lửa là một phương tiện chiến lược quyết định sự tồn vong của Tàu cộng. Đây là yếu điểm (điểm tử) của một quốc gia đang phát triển mạnh về kỹ nghệ. Dù rằng Trung quốc có chuẩn bị dự trữ một số lượng nào đó nhưng một khi chiến tranh xảy ra, bị cô lập tất cả các nguồn tiếp tế thì chế độ Tàu cộng cũng phải tan rã một cách nhanh chóng. Trước khi quyết định đánh chế độ cộng sản Tàu, Mỹ đã chuẩn bị một chương trình chận đứng nguồn cung cấp dầu lửa cho Trung quốc như Mỹ đã gây sự và tố cáo Iran vấn đề nguyên tử đồng thời đổ quân vào Afghanistan và phía Tây của Tàu cộng (truy lùng bọn khủng bố Bin Laden) để chận đường tiếp tế dầu lửa từ Nga chạy vào Trung cộng qua ngã Kazakhstan, Kirghizistan bằng đường ống…. Và một khi cuộc chiến bùng nổ, kế hoạch cấm vận sẽ bao vây toàn bộ nước Tàu thì Tàu cộng dù ngoan cố cũng không thể cầm cự lâu ngày vì vấn đề thiếu tiếp vận nhiên liệu.

B. Ảnh hưởng Chính Trị (Sự nổi dậy từ trong nước. Các chư hầu đòi tự trị. Vòng vây của các nước trong khối tự do. Ảnh hưởng của các thế lực tài phiệt) :

Trung cộng đã mất ảnh hưởng chính trị tốt đối với lân bang cũng như quốc tế qua mưu đồ xâm nhập từ hàng hóa đến thành phần lao động để lũng đoạn kinh tế và chính trị. Đối với Âu-Mỹ, sự xuất hiện từ hàng hóa đến việc xâm nhập nhân sự một cách ồ ạt là mối quan tâm cho chính quyền cũng như dân chúng của các quốc gia nầy. Ngay cả những xứ Phi Châu chậm phát triển, Trung quốc vừa xâm nhập thương trường địa phương nầy những loại thực phẩm và hàng công kỹ nghệ bị các cường quốc Âu Mỹ tẩy chay trả về vì tính cách độc hại và thiếu an toàn, thì Bắc Kinh cũng đã bắt tay thi hành thủ đoạn bóc lột sức lao động dân của những quốc gia nầy trong các công ty xí nghiệp do chúng vừa làm chủ. Từ đó người ta thật sự mới nhận ra nguy cơ của ‘dịch Tàu’ với mưu đồ thống trị thế giới, ngấm ngầm như một bệnh truyền nhiễm đang lan rộng và hăm dọa loài người.

1. Đối nội, đảng cộng sản Tàu phải đương đầu với các phong trào chống đối. Sinh viên cũng như giới trí thức đã ra mặt xuống đường… biểu hiện qua biến cố Thiên An Môn cũng như tổ chức Pháp Luân Công với hàng trăm triệu hội viên… Sự chống đối của các thành phần đối lập và yêu nước tại Tàu cộng đã chứng tỏ cho thế giới biết rằng chế độ Bắc kinh dù có phô trương bằng hình thức nào đi nữa cũng không thể che giấu được tình trạng tập đoàn cầm quyền đã mất lòng dân và đảng cộng sản Tàu đang trên đường thái hóa. Như vậy việc khối tự do đánh thẳng vào Tàu cũng là một hành động giúp người Trung Hoa thống nhất đất nước (Đài Loan), giải phóng cho dân tộc Nội Mông, Tây Tạng cũng như dân chúng đã bị nhuộm đỏ trong suốt chiều dài lịch sử.

2. Tình hình chính trị và địa thế chiến lược của Trung quốc là những điểm bất lợi cho một cuộc chiến đại quy mô sắp đến : Tại nội địa, Mongolie Intérieure, Xinjiang cũng như Tibet (Tây Tạng) đang đòi tự trị. Nếu chiến tranh xảy ra thì đây là cơ hội tốt để các dân tộc bị trị nổi dậy giành độc lập. Nước Tàu lúc đó sẽ bị xâu xé, chia năm xẻ bảy bởi chiến tranh xảy ra, trái bong bóng đang căng sẽ xì hơi và đâm đầu xuống tức khắc. Đối với bên ngoài, các quốc gia lân bang bao quanh nước Tàu đều nằm trong khối tự do. Phía Tây Nam : Các xứ Á Rập gồm những nước như Kazakhstan, Kirghizistan, Tadjikistan, đang nằm dưới trướng của Nga và chịu ảnh hưởng của Mỹ, Afghanistan hiện là điểm chiến lược của Mỹ và đồng minh. Vùng Á Rập Tây Á là đường chuyển vận dầu lửa từ Nga đang bị đồng minh kiểm soát. Cũng nên nói thêm rằng Mỹ đã thuê căn cứ Manas ở Kirghizistan (để chận đứng các ống dẫn dầu từ Nga) và đặt căn cứ quân sự trên đảo của Tây Ban Nha gần Vénezuela để chận Vénézuela tiếp tế dầu cứu nguy cho Trung quốc). Phía Nam : Ấn Độ, một quốc gia cũng trên 1 tỷ người với tiềm năng vũ khí nguyên tử, là kẻ đang tranh chấp biên giới với Tàu cộng, quốc gia nầy không ngồi yên và chắc chắn sẽ vùng dậy tiếp tay đánh một đối thủ đáng sợ về nhân số, chính trị cũng nhu kinh tế. Từ Phía Đông xuống đến Đông Nam Á Châu là một thành trì chống cộng gồm Nhận Bản, Nam Hàn, Phi Luật Tân, Mã lai, Nam Dương, Thái Lan… Riêng đối với Việt Nam, ngay từ bây giờ, Hà Nội đang lưu manh đi nước đôi, vừa đội quan thầy Tàu cộng lên đầu vừa bắt tay với Mỹ, thì một khi bộ chính trị trung ương ngửi thấy mùi chiến tranh, chắc chắn bọn chúng sẽ chạy theo kẻ mạnh để xin hai chữ bình an và lấy lại Hoàng Sa Trương Sa nhằm chuộc tội. Chung quanh Trung quốc là các quốc gia thuộc khối đồng minh, như vậy chiến trường chỉ còn thu gọn trong phạm vi nội địa và một phần biển Đông thuộc hải phận của Tàu… Khối tự do đã bao vây chiến trường kể cả chung quanh, trên không và vùng biển thì nước Tàu là mục tiêu bị cô lập trong cái ‘rọ’ của các vũ khí và chiến cụ có tầm hoạt động đường xa. Đây là điểm yếu mà Bắc Kinh đã biết và lo sợ.

3. Các cường quốc Âu-Mỹ, đảng nào phe nhóm nào cầm quyền thì đường lối và quyền lợi của họ cũng bị các thế lực tài phiệt chi phối không nhiều thì ít. Mục tiêu của các nhóm nầy là dùng kinh-tế-thương-mãi để làm giàu bằng cách phát triển chiến tranh, hay có thể hiểu ngược trở lại, tạo ra chiến tranh để giải quyết tất cả những vấn đề liên quan đến kinh-tế-thương-mãi. Súng đạn, máy bay tàu chiến hay những phẩm vật mang lại tang thương chết chóc con người nhưng cũng chính là mục tiêu hàng hóa để làm giàu cho giới tài phiệt. Mới trong vòng hơn một thập niên vừa qua, cũng nhờ phát triển kinh tế và chuẩn bị chiến tranh, Trung quốc đã xuất hiện thêm giai cấp mới, gọi là tài phiệt đỏ. Nhóm nầy dù xuất hiện sau nhưng phát triển một cách ‘thần thánh’, vì chính các cấp lãnh đạo đảng hoặc bà con dòng họ của chúng đã dựa vào họng súng, kẽm gai, nhà tù để độc quyền bóc lột và trở thành những tên tỷ phú đỏ núp bóng dưới cái võ ‘cộng sản bần cố nông’…. Chúng phát triển được là nhờ vào chế độ tư bản, nghĩa là bắt tay mở cửa thỏa hiệp với kẻ thù truyền kiếp qua con đường hợp tác đầu tư và xâm nhập thị trường quốc tế để từ đó phát triển kinh tế và quân sự nhằm thực hiện giấc mơ thống trị thiên hạ.. Sự kiện nầy chắc chắn sẽ gây trở ngại quyền bá chủ của các nhóm tài phiệt Tây phương, thì, Tây phương phải có thái độ và hành động đối với các nhóm tài phiệt đỏ nầy. Đây có thể là lý do để hiểu ngầm rằng các nhóm tài phiệt đã bật đèn xanh và ủng hộ chính quyền Mỹ gây chiến để tiêu diệt các nhóm tài phiệt đối lập mới. Chiến tranh cũng là mục tiêu tạo thêm nhu cầu chiến trường nhằm tiêu thụ các loại vũ khí mà các quốc gia đại tư bản Tây phương xem như phương tiện để làm giàu. Vậy một khi đã có kế hoạch thì chắc chắn Mỹ sẽ đánh, và đánh thì sẽ thắng chớp nhoáng, không cầm chừng cù cưa như tại Iraq cũng như Afghanistan.

C. Tình trạng kinh tế (Thực chất nền kinh tế. Liên quan giữa Trung quốc và quốc tế. Hậu quả sau cuộc chiến)

Chính hàng lậu, hàng giả mạo, hàng bắt chước (hàng nhái, nói theo danh từ việt cộng) và nhất là sản phẩm độc hại cũng như thiếu an toàn do Tàu cộng ồ ạt phá giá, tung ra thị trường quốc tế - vì lợi nhuận hay mục đích đầu độc nhân loại - thì Trung quốc sẽ lãnh hậu quả của một cuộc ‘chiến tranh trừng trị kinh tế’ có tính cách ‘hội đồng’ từ các nước tư bản. Và cũng vì sự phát triển kinh tế từ ‘căn bản trên cát’ được chắp vá do đơn đặt hàng của khối tự do, thì nền kinh tế Tàu cộng sẽ thảm bại một cách nhanh chóng khi tiếng súng khai hỏa. Đồng thời chiến tranh sẽ đưa đất nước rộng lớn với 1 tỷ 4 trăm triệu người trở thành tay không và quay lại đời sống nông nghiệp trước kia với hình ảnh con trâu đi trước cái cày theo sau. Chúng tôi xin đưa ra vài hình ảnh để chứng minh :

1. Hàng xuất cảng, nhất là toàn bộ thực phẩm, Tàu đã xử dụng những chất hóa học trợ lực hoặc xúc tác chứa một lượng độc tố vượt quá hàng chục lần so với mức ấn định của các cơ quan y tế quốc tế. Những chất độc nầy tuy không gây bệnh tức thời thì cũng tích tụ trong cơ thể máu huyết và sẽ bộc phát vào một thời gian nào đó, lúc bấy giờ các nhà khoa học cũng đành bó tay trước các chứng nan y quái gở hoặc những bệnh ung thư vô phương cứu chữa. Tiếp đến, những hàng hóa tiêu dùng từ y phục đến đồ chơi trẻ em đều chứa một lượng hóa học có chất độc hại cao và thiếu an toàn cho người xử dụng mà trong những năm gần đây, các quốc gia văn minh Tây Phương từ chối nhập cảng thì Tàu cộng đem ve vãn bán giá rẽ cho các quốc gia nghèo chưa phát triển tại Phi Châu. Đây là một lối thương mãi có hậu ý của Bắc Kinh, và trước sau gì Trung quốc cũng phải trả lời trước quốc tế về hành động tội ác nầy. Khi nói đến hàng mang nhãn hiệu ‘made in China’, cần phải phân thành hai loại hàng hóa. Sản phẩm nào do các đại công ty ngoại quốc đầu tư, có trách nhiệm, có kiểm soát trước khi tung ra thị trường thì tạm thời có thể tin tưởng để tiêu dùng. Nhưng ngược lại từ hộp tăm xỉa răng, cuộn giấy đi cầu, các loại thực phẩm đến hàng tiêu dùng khác… do chính Trung quốc sản xuất và xuất cảng đều có tính cách lừa bịp, tráo trở, dùng nguyên liệu (matière première) giả, biến chế và sản xuất vô trách nhiệm, thiếu vệ sinh (bất chấp norme ISO) để giá thành phẩm trở nên rẻ mạt hầu cạnh tranh với các loại hàng hóa do khối tự do sản xuất. Chính hàng hóa của Trung quốc đã phá hoại và đảo lộn thị trường sản xuất cũng như tiêu dùng thế giới vì hai lý do. Một, Tây Phương phải nhập hàng Trung cộng vì các chính phủ nước ngoài bị ràng buộc có ẩn ý bởi các hợp đồng thương mãi hai chiều để ghi công trạng và trình diễn cán cân xuất nhập của quốc gia. Người ta ghi nhận Tàu cộng thường đặt các loại hàng thượng đẳng như máy bay, tàu chiến, thực phẩm, nguyên liệu, khoáng sản, thiết bị hiện đại và tuyệt đối không mua hàng hóa tiêu dùng bình dân sản xuất từ phía tự do. Ngược lại Trung quốc xuất vào các quốc gia Tây phương các loại thực phẩm biến chế và hàng hóa giả mạo, thiếu an toàn và thiếu chất lượng. Hai, số lượng hàng nhập đủ mọi ngành đang tràn ngập các cảng quốc tế, không đủ nhân viên quan thuế và vệ sinh để kiểm soát từng kiện hàng tráo trở một. Ba, các nhà nhập cảng nhận hối lộ, hưởng hoa hồng hay lợi nhuận cao (hối lộ là bí quyết thương mãi của người Trung hoa). Bốn, giới tiêu thụ ham rẻ bất chấp lời khuyên của các cơ quan kiểm nghiệm về an toàn cũng như sức khỏe.

Nếu một ngày nào đó thế giới ngưng tiêu thụ hàng của Trung cộng thì Bắc Kinh chỉ còn nước thu hồi hàng hóa về và biến chế trở lại thành thực phẩm để chia đều cho dân chúng ăn dặm với cháo trắng hột vịt muối.

2. Căn bản của nền kinh tế thương mãi Trung cộng dựa vào công nghiệp nhẹ, sản xuất theo đơn đặt hàng của các nhà đầu tư ngoại quốc hay chính do Trung quốc sản xuất hàng tiêu dùng để cung cấp một cách đại chúng đến giới tiêu thụ bình dân. Vào một siêu thị tại các khu vực của người Á Châu, người ta có thể bắt gặp đến 90 phần trăm hàng tiêu dùng hạ đẳng đều do Trung quốc sản xuất, và trong những khu vực dành cho người địa phương thì bách phân nầy vẫn ở một mức độ vài chục phần trăm. Sở dĩ hàng hóa Trung quốc tràn ngập ồ ạt thị trường là do các hợp đồng đầu tư của các công ty nước ngoài cũng như hậu quả của việc giao thương hợp tác song phương giữa các quốc gia. Lý do giá thành phẩm thấp là vì nhân công nội địa bị bóc lột, hàng tiêu dùng do chính Trung quốc sản xuất, xuất cảng được miễn thuế. Ngoài ra, Bắc Kinh ngoan cố phá giá đồng nhân dân tệ để xâm nhập hàng hoá dễ dàng vào các thị trường quốc tế. Từ khi nền công nghiệp nhẹ phát triển ồ ạt trên lãnh thổ nước Tàu, người nông dân bỏ ruộng vườn dồn về các nhà máy thành phố. Nếu vì lý do chiến tranh, các nhà đầu tư ngưng hoạt động rút đi hoặc không đặt hàng, không cung cấp nguyên liệu thì tất cả cơ sở và nhà máy trở thành nghĩa địa, và nếu, các nước Tây Phương đồng loạt tẩy chay hàng Trung quốc thì nước Tàu sẽ ra sao ? Một nền kinh tế dựa trên căn bản sức lao động con người và sản xuất hoàn toàn tùy thuộc vào mức tiêu thụ nước ngoài thì sẽ sụp đổ tức khắc khi không có nhu cầu. Bắc Kinh phải giải quyết thế nào khi hàng triệu tấn hàng hóa bị từ chối trả về và hàng trăm triệu nhân công trong các cơ xưởng nhà máy không có công ăn việc làm ? Đây là điểm ‘tử’ của một nền kinh tế xây trên lâu đài bằng cát mà Trung quốc thường tự hào và xem như đòn phép nặng ký để đe dọa thị trường quốc tế.

3. Nhiều quốc gia Tây Phương đang đứng trước một lo ngại về kinh tế : Các nhà đầu tư bỏ xứ đi tìm thị trường nhân công rẻ, chuyển công nghệ, cơ sở và xây dựng nhà máy ở nước ngoài, nhất là Á châu, trong đó Trung quốc là một địa bàn thu hút đặc biệt các nhà đầu tư Tây phương. Hàng hóa sản xuất xong ở ngoại quốc được nhập trở lại tiêu thụ ngay trong nước so với hàng sản xuất tại chỗ thì chiếm tỷ lệ nhỏ giọt thị trường, do đó một số hãng xưởng bắt buộc đóng cửa và nạn thất nghiệp càng ngày càng gia tăng. Việc các nhà đầu tư bỏ nước ra đi kéo theo nhiều lợi nhuận sản xuất đối với quốc gia sở tại cũng như quyền lợi thuế khóa lại rơi vào tay nước ngoài thì các nhà có trách nhiệm kinh tế phải tính lại bài toán. Bài toán ở đây là đóng cửa rút cầu bằng giải pháp quân sự. Chiến tranh là giải pháp duy nhất để giải quyết nhiều vấn đề cùng một lúc, trong đó có phần xóa tên các nhóm tài phiệt mới và rút các nguồn đầu tư về tạo công ăn việc làm cho dân bản xứ. Công việc nầy không phải thuần túy quyết định của chính phủ và lãnh đạo quân sự mà phần lớn do bàn tay của giới tài phiệt Mỹ cũng như Châu-Âu nhúng vào. Tài phiệt chỉ biết có quyền lợi, mà một khi quyền lợi không đạt được theo ý muốn hay bị tranh giành va chạm thì họ phải nghĩ đến việc thay chiều đổi hướng. Giới tài phiệt Mỹ-Âu không thể kéo dài tình trạng hiện nay để xây bê tông cốt sắt cho nhóm tài phiệt đỏ phát xuất từ những tên bần cố nông, lợi dụng môi trường ‘đỏ’ để trở nên giàu có với đầy đủ quyền lực. Nếu không chặt tay chặt chân nhóm tài phiệt mới ngay bây giờ thì trong vài chục năm nữa chúng sẽ thống trị thế giới. Đây là lý do một cuộc chiến sẽ phải xảy ra trong nay mai. Theo quan niệm của giới tài phiệt Mỹ-Âu thì phải tiêu diệt mầm mống Trung quốc để gầy dựng lại những địa bàn mới vừa béo bở, vừa dễ bảo hơn như Ấn Độ, Đông Âu và Á Rập Bắc Phi.

D. Những đòn phép mở màn cho cuộc chiến (Thay đổi hối xuất đồng Dollars. Tạo khủng hoảng kinh tế. Tăng thuế nhập tất cả hàng nhập của Trung quốc).

Một khi dứt khoát tiến hành một cuộc chiến thì phải chấp nhận bất cứ hành động gì có thể làm được để triệt hạ đối phương, không còn thắc mắc đến hiệp ước, hợp đồng ký kết hay phải quan tâm đến vấn đề nhân đạo, như vậy mới có thể mạnh tay để thắng trận.

1. Dựa vào việc Bắc Kinh thao túng tiền tệ, Mỹ chỉ cần đánh thuế hàng nhập cảng của Trung quốc lên 30% trong vòng một thời gian ngắn thì Trung quốc sẽ bật ngửa ra chết vì phá sản. Đây là một vấn đề mà bất cứ quốc gia tiêu thụ nào cũng có thể thực hiện trong các điều kiện theo luật định của chính sách ngoại thương, nhưng Bắc Kinh vẫn cao ngạo đối với những gì họ đã ký kết. Trung quốc nghĩ rằng họ là khách hàng số 1 của Hoa Kỳ cũng như một số nước ở Châu-Âu thì quyền của một người chủ nợ có thể ngang nhiên hành động và khinh thường con nợ. Nhưng trên chiến trường thương mãi người ta có trăm phương ngàn kế kiếm khẻ hở của đối phương để vô hiệu hóa hợp đồng và quỵt nợ ! Buôn bán là nghề tay phải của người Tàu. Nhưng dù được hấp thụ bí quyết gia truyền ‘chạp phô’ thì những bộ óc xuất thân từ thành phần bần cố nông cũng khó qua mặt được các tay tổ trong các tập đoàn tài phiệt Âu-Mỹ, nhất là những kế hoạch kinh tế dài hạn mà họ được đào tạo hàng chục năm trong các trường đại học chuyên nghiệp. Đây là điểm cao ngạo của những người cộng sản như chúng ta thường thấy trong đầu óc thành phần lãnh đạo của Bắc Hàn, Cuba, Việt Nam cũng như Trung Quốc.

2. Nợ không trả nổi thì chỉ còn cách ‘xù’ và một khi các con nợ đồng loạt ‘xù’ chắc chắn chủ nợ trắng tay ! Nhưng không thể dễ dàng chạy trốn mà chỉ cần tạo ra chiến tranh thì mọi chuyện đều không còn gì phải bận tâm để bàn đến nữa. Đây là bí quyết chạy làng một cách êm thấm, dù Mỹ hay quốc gia nào có trọng danh dự đến đâu thì cũng không còn cách chọn lựa nào khác, vì đây là hậu quả đương nhiên của… chiến tranh !

3. Đồng dollar của Mỹ được xem như ‘khuôn vàng thước ngọc’ cho nhiều loại tiền khác trên thế giới, nhất là các xứ Ấ Châu và nói riêng là ‘nhân dân tệ’ Trung quốc. Tàu cộng với hàng ngàn tỷ dollars, chủ nợ số 1 của Mỹ bằng công khố phiếu thì cũng tạm xem như Tàu đang giữ một nắm giấy lộn, vì bàn tay ma giáo của Mỹ có thể tạo xáo trộn kinh tế, gây bất ổn chính trị để biến dollars từ vàng, xuống bạc, xuống đồng, rồi thì chì hay đất sét (hoặc ngược lại). Như vậy số dollars khổng lồ trong tay Tàu cộng hôm nay có giá, nhưng ngày mai biến thành giấy lộn là một việc có thể xảy ra. Thay đổi hối xuất đồng dollars cũng là một đòn phép Mỹ thường xử dụng và một khi muốn đánh bại chủ nợ Tàu cộng thì Mỹ chỉ cần dùng khổ nhục kế trong một thời gian ngắn thì Trung quốc sẽ là xứ hàng đầu điêu đứng và sạt nghiệp kinh tế trước tiên.

4. Ngoài ra, nếu Mỹ ngụy tạo khủng hoảng kinh tế quy mô một lần nữa thì Tàu cộng cũng là nạn nhân chính, vì Trung quốc là nước có liên hệ mật thiết kinh tế và thương mãi với Mỹ. Kinh nghiệm cho biết cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 2008, thị trường chứng khoán Trung quốc và Nga đã giảm giá trị xuống 4 lần (4 còn 1). Vậy khủng hoảng kinh tế trong tương lai sẽ đưa Tàu cộng đi về đâu ?

Kết Luận

Cộng sản xứ nào cũng vậy, xuất lò chung một thầy thì tất cả đều giống nhau, nghĩa là khoác lác, to mồm, lì lợm, ngoan cố và hung hăng…. nhưng khi khối tự do nổi giận, ra tay kiếm cớ trừng trị thì chúng rút vào ốc vỏ rồi… ra thông cáo phản đối như Bắc Hàn, Cuba, Việt Nam trước đây và Tàu cộng trong mấy ngày vừa qua. Nếu lần nầy Mỹ và khối đồng minh bắt tay đánh ‘hội đồng’, Trung quốc sẽ lộ mặt thật là con hổ giấy thì các cộng sản đàn em hết nơi nương tựa và tự động cuốn gói từ bỏ cái thiên đường xã hội chủ nghĩa ưu việt của chúng.

Đinh Lâm Thanh
Mùa Hè 2010


---

Monday, August 09, 2010

Thầy Giáo cũ và Lá Cờ Vàng

Thầy Giáo cũ và Lá Cờ Vàng


Tôi bàng hoàng xúc động thật lâu khi nhận được điện thoại của một người bạn học gọi từ Pennsylvania báo tin thầy cũ của chúng tôi là thầy N. mới từ Việt Nam qua Mỹ du lịch và thầy rất mong được gặp lại tôi. Thầy tôi đang ở nhà của một người cháu ở vùng Tây Nam tiểu bang Virginia, cách nhà tôi gần 3 giờ lái xe. Tôi gọi điện thoại xuống để chào thầy và hẹn cuối tuần sẽ xuống đón thầy về nhà nhưng thầy bảo cứ để thầy đi xe lửa lên Hoa Thịnh Đốn rồi đón thầy ở nhà ga, và “đó là mệnh lệnh” nên tôi đành phải vâng lời.

Sau khi nói chuyện điện thoại với thầy, tôi đã ngồi thẫn thờ cả tiếng đồng hồ tưởng nhớ lại kỷ niệm hơn bốn năm về trước, lúc trở về Việt Nam thăm gia đình, tôi đã hỏi thăm và tìm cách đến thăm Thầy sau gần 30 năm cách biệt. Nếu không có một người bạn học dẫn tới, chắc chắn tôi không thể nào nhận ra thầy cũ của mình... Tôi chỉ nấc lên được một tiếng “thầy” rồi ôm chầm lấy thầy mà khóc òa trong tức tưởi! Thầy tôi đó, một ông lão gầy gò ốm yếu, tóc chỉ còn lơ thơ vài sợi trắng như tuyết, và vẫn chưa được “trả quyền công dân” sau bao nhiêu năm bị tù đày vì đã làm thầy của bao nhiêu người “quyền cao chức trọng” trước năm 1975. Thầy tôi chỉ là một nhà giáo dạy trường tư nhưng đã bị giam cầm và quản chế lâu hơn rất nhiều sĩ quan và công chức khác vì lúc nào thầy cũng “ngẩng cao đầu và đứng thẳng lưng” để không mất đi tư cách của một nhà giáo. Thầy tôi đã quyết định không đi Mỹ theo diện đoàn tụ, cũng chẳng nộp đơn theo diện H.O. , chỉ muốn đi du lịch một lần cho biết trước khi về với ông bà tổ tiên.

Sáng Thứ Bảy tôi thức dậy rất trễ vì tối hôm trước ngồi chuyện trò với thầy mãi tới gần 2 giờ sáng mới đi ngủ. Vừa bước xuống nhà tôi đã thấy thầy đang ngồi uống trà và đọc báo ở phòng khách. Nghe tôi chào, thầy tháo cặp kiếng lão rồi nói:

- Đúng là “đi một ngày đàng học một sàng khôn” con ạ. Mới đọc vài tờ báo đã học được nhiều chuyện hay về đời sống của người Việt mình bên Mỹ… Con uống trà hay cà phê? Vợ con đã để sẵn phích nước sôi, hộp trà, và cà phê trên bàn. Chắc thầy làm ồn nên con giật mình hả?

- Dạ không ạ. Bình thường con dậy sớm lắm. Thầy dậy lâu chưa ạ?

- Mỗi đêm thầy ngủ có vài ba tiếng thôi. Con mệt cứ lên ngủ tiếp đi.

- Con ngủ thẳng giấc rồi thầy ạ. Để con pha vội ly cà phê rồi chở thầy ra Eden chơi. Gần 10 giờ sáng rồi, thầy trò mình ra trễ khó tìm chỗ đậu xe lắm... Buổi chiều vợ chồng con và các cháu sẽ đưa thầy lên DC chụp hình và thăm Nhà Trắng, Quốc Hội, Tháp Bút Chì, Viện Bảo Tàng và những đài kỷ niệm khác.

- Tuỳ con. Nhưng thầy không muốn gia đình con phát bịnh vì phải lo tiếp đãi thầy.

Trong lúc chờ vắng xe để quẹo trái vào “Cổng Tam Quan” trước trung tâm Eden, thầy tôi hỏi lớn:

- Đường này họ đặt tên là “Đại Lộ Sàigòn” hả con?

- Dạ. Hồi đầu năm Thành Phố Falls Church cho phép cộng đồng Việt Nam để thêm tên “Saigon Boulevard” song song với tên đường chính thức là “Wilson Boulevard”. Còn bên trong khu Eden, tất cả các đường ngang dọc đều mang tên Việt Nam hết đó thầy.

- Người Việt mình bên này hay thật!

- Mai mốt thầy sang California hay Texas sẽ thấy nhiều trung tâm lớn hơn Eden nữa, và sinh hoạt người Việt dưới đó còn mạnh gấp mấy lần trên này thầy ạ.

Tôi vừa quẹo xe vào cổng, thầy tôi đã nghẹn ngào thốt lên:

- Ôi! Đẹp quá. Lá cờ… Lá Cờ Vàng… Ôi! Mấy chục năm rồi… Con nhớ chụp cho thầy mấy tấm hình dưới cột cờ nhé.

- Dạ… Mà thầy không sợ gặp rắc rối lúc trở về Việt Nam sao?? Mấy người “du lịch” khác họ sợ liên luỵ lắm nên…

- Ăn thua chi con. Ai sao kệ họ. Phần thầy đã nếm đủ rồi, chẳng có gì phải sợ hãi! Con lái xe tới gần chỗ cột cờ đi.

- Dạ… nhưng phải đứng xa xa mới chụp được thầy ạ. Cây cột cờ cao quá.

- Ừ nhỉ. Mà con nhớ chờ lúc gió nó bay bay rồi mới chụp cho đẹp nhé. Nhìn hai lá cờ Việt – Mỹ tung bay trong gió mà thấy lòng quặn đau con ạ. Ôi! Mấy chục năm rồi!

Tôi nghe giọng thầy nghèn nghẹn như không muốn thoát ra khỏi đầu môi. Tôi biết thầy mình đang xúc động lắm. Hình như đôi mắt của thầy cũng long lanh ngấn lệ…

Sau khi chụp mấy tấm hình với nhiều góc độ khác nhau, thầy cầm tay tôi nói nhỏ:

- Con đi với thầy tới chỗ cột cờ nhé.
- Dạ.

Tôi theo thầy đến bên cột cờ. Thầy tôi trịnh trọng đưa tay sờ vào cột cờ như một cái gì linh thiêng lắm, rồi từ từ ngửa mặt, nheo mắt ngắm hai lá cờ đang tung bay phần phật dưới nắng ban mai. Mãi một lúc lâu thầy mới quay lại thầm thì bên tai tôi:

- Thầy trò mình đứng im cầu xin cho những người đã hy sinh bỏ mình vì quê hương con nhé.

- Dạ. Một phút mặc niệm phải không thầy?

- Đúng. Đã có hàng trăm, hàng ngàn người bỏ mình dưới Lá Cờ này đó, con còn nhớ không? Ta bắt đầu cầu nguyện cho họ nhé.

- Dạ.

Sau mấy phút im lặng dưới cột cờ, tôi nhận ra sự thay đổi khác thường trên khuôn mặt già nua vì tuổi tác của thầy? Tôi biết biết chắc chắn đằng sau đôi mắt u uẩn đau buồn của thầy còn chất chứa bao nhiêu tâm sự không biết giãi bày cùng ai. Tôi đưa thầy dạo qua một vài cửa tiệm nhưng thầy tôi cứ lững thững đi theo như một kẻ mất hồn! Tôi dừng lại bên “quầy báo” trước cửa tiệm Phở Xe Lửa. Mặc dầu “người bán báo” hôm nay không phải là “chú thương phế binh” quen biết nhưng tôi cũng lên tiếng theo thói quen:

- Chú cho cháu xin mỗi thứ một tờ.

- Có ngay. Có ngay. 15 Đô tất cả.

Thầy cầm tay tôi giặc giặc:

- Ở nhà có mấy tờ Hoa Thịnh Đốn, Phố Nhỏ… rồi đó con. Sáng nay thầy đã đọc.

- Dạ. Không sao thầy ạ. Con mua ủng hộ các chú gây “quỹ thương phế binh”.

- Ồ. Quý hóa quá!

Chờ lúc tôi nhận lại tiền thối và xếp báo xong xuôi, thầy tôi trao cho “chú bán báo” tờ giấy 5 Đô và nói nhỏ:

- Ông cho tôi góp mấy đồng nhé.

- Dạ… Dạ… Cám ơn. Xin lỗi ông đây là…

Tôi đỡ lời:

- Thưa chú đây là thầy cũ của cháu mới từ Việt Nam qua chơi.

Không để tôi nói thêm, thầy tôi lên tiếng:

- Tình chiến hữu! Tình chiến hữu! Đẹp thật! Đẹp thật! Các ông làm hay quá.

Rồi quay sang tôi, thầy tiếp tục:

- Con chụp cho thầy một tấm hình với ông anh đây. Con chụp cẩn thận để lấy hết hình cái sạp báo nhé.

- Dạ.

Không biết thầy tôi và “ông bạn mới” to nhỏ những gì mà chú ấy phải chạy nhờ người trông dùm sạp báo để đi theo thầy tôi chụp chung một số hình dưới “sân cờ” với những nụ cười thật rạng rỡ trên khuôn mặt của cả hai người. Sau đó, thầy tôi nhất định không chịu vào tiệm ăn sáng, cứ nằng nặc bắt tôi chở về nhà để đọc báo và “con đi in ngay cho thầy mấy tấm hình!” Cũng may vợ và các con tôi đã dậy, và đang chuẩn bị bữa trưa trước khi chở thầy đi thăm thủ đô Hoa Thịnh Đốn.

Thầy kính yêu,

Bao nhiêu năm ở Mỹ, hầu như tuần nào con cũng ghé Eden, và đã hơn một lần con đậu xe sát bên cột cờ, nhưng chưa bao giờ con xúc động như mấy phút cùng thầy cầu nguyện dưới cột cờ buổi sáng hôm đó. Đúng như cha ông đã nói - “không thầy đố mầy làm nên” - con đã quên mất ý nghĩa linh thiêng của Lá Cờ nếu như con không được một lần chứng kiến “cảnh đoàn viên” của thầy và Lá Cờ Vàng ở Eden sau bao nhiêu năm cách biệt. Mãi mãi con vẫn là đứa học trò bé nhỏ của thầy. Thầy không những đã dạy con qua sách vở và bài giảng mà còn qua chính gương sống của thầy. Con cầu xin để bài học về “Lá Cờ” không phải là bài học cuối cùng thầy dạy cho con.

Nguyễn Duy-An


http://motgocpho.com/forums/showthread.php?17101-Th%E1%BA%A7y-Gi%C3%A1o-c%C5%A9-v%C3%A0-L%C3%A1-C%E1%BB%9D-V%C3%A0ng

---