Sunday, January 27, 2008

Hình: Biểu Tình chống báo NV (Người Việt) - Thứ Bảy, 26-01-2008




Hình: Biểu Tình chống báo NV (Người Việt) - Thứ Bảy, 26-01-2008

Tin:

From: thacmac52@yahoo.com
Date: Sun, 27 Jan 2008 09:46:45 -0800 (PST)

Nhật báo Người Việt bị phản đối vì một tấm hình vẽ và bài viết

Tin Westminster - Cuộc biểu tình thường lệ của nhóm đấu tranh Nam California tại tòa soạn tuần báo Việt Weekly đã biến thành cuộc biểu tình chống nhật báo Người Việt vì một bức tranh đăng trong báo Xuân Người Việt Mậu Tý.

Khoảng 4 giờ chiều thứ Bảy 26 tháng Giêng, 2008 khoảng 50 người đã kéo đến biểu tình trước tòa soạn nhật báo Người Việt để phản đối tấm hình vẽ trong bài viết “Mẹ Chồng Tôi” của tác giả Trần Thuỷ Châu, một nữ sinh viên đại học theo học ngành mỹ thuật của đại học UC Davis, bức hình được vẽ lúc cô học lớp cuối cùng tại đại học Berkeley.

Những tiếng hô “đả đảo báo Người Việt”, “Báo Người Việt thân cộng”, “Người Việt cộng sản” …v…v… cùng những trang báo Xuân và nhật báo bị xé đầy trước tòa soạn.

Lý do đoàn biểu tình vì tấm hình vẽ một chậu nước rửa chân của những người làm nghề “móng tay” màu vàng với 3 sọc đỏ (biểu tượng cờ chính nghĩa quốc gia) được cắm vào ổ điện có nắp đậy màu đỏ bằng một giây điện màu vàng.

Những yếu tố do đoàn biểu tình đưa ra theo sự suy nghĩ, chậu rửa chân màu cờ Việt Nam không hề có ngoài thị trường (bài viết nói chậu dùng để tẩy rửa chất dơ từ 2 bàn chân), nắp ổ điện màu đỏ lại hiếm thấy cộng thêm một giây điện màu vàng của máy rửa chân mang ý nghĩa cờ đảng cộng sản Việt Nam trên cao (ổ điện trên tường), đã đốt lá cờ vàng 3 sọc đỏ nằm dưới đất.

Không thấy nhân viên có thẩm quyền ra tiếp xúc với đoàn biểu tình. Buổi biểu tình chấm dứt trong ôn hoà và mọi người hẹn sẽ tiếp tục biểu tình vào lúc 10 giờ sáng hôm nay Chủ Nhật 27 tháng Giêng, 2008.

Năm ngoái, một bài thơ trên báo Xuân Người Việt cũng đã bị phản đối vì những chữ dùng trong bài thơ là tên của các lãnh tụ cộng sản Việt Nam.

Wednesday, January 23, 2008

Tu+o+?ng Nie^.m 40 Na(m: Bie^'n Co^' Te^'t Ma^.u Tha^n - Vie^.t Co^.ng ta`n sa't da~ man 7600 d-o^`ng ba`o Hue^': 1968-2008


Elje Vannema: Cố Ðô Kinh Hoàng

Cố Ðô Kinh Hoàng
Elje Vannema


Mới sáng tinh sương đã thấy quân Mặt Trận (Giải Phóng Miền Nam) hiện diện trong thành phố. Họ là những người lo mặt chính trị trong cuộc chiếm cứ. Ngày hôm trước, họ vào sổ gần hết mọi người, ghi tên, tuổi, phái tính. Họ quan tâm đặc biệt đối với phái nam, chia những người này ra thành nhiều nhóm: công chức, những người có liên hệ với quân đội cộng hòa, và những kẻ khác. Nhiều trường hợp họ ghi chú đầy đủ cả gia đình, cả tên con cái nữa. Mỗi nhóm họ chỉ định một người đại diện, mang trách nhiệm mọi mặt về tất cả thành viên trong nhóm. Nếu có người thoát thì người đại diện phải lãnh đủ. Dân chúng được lệnh không tụ họp đông người, trừ khi được kêu đi dự mít tinh, không được nghe đài, không được phao tin đồn đãi...

Ngày hôm sau, du kích và nằm vùng địa phương tỏa ra đi tìm những người có tên trong danh sách viết tay nguệch ngoạc. Họ được đưa về Tiểu chủng viện, nơi dựng tòa án nhân dân. Một anh cựu sinh viên chủ tọa phiên tòa với sự hiện diện của một người Bắc Việt và hai sinh viên khác. Hai sinh viên này chúng tôi biết...

Hoàng Phủ Ngọc Tường

Các phiên tòa nhân dân mấy ngày trước đã chấm dứt. Dân chúng hiện diện khá đông tại các phiên tòa ở Tiểu chủng viện, ở Gia Hội bên kia cầu và ở trong thành. Tòa án ở Tiểu chủng viện do Hoàng Phủ Ngọc Tường chủ trì. Anh này tốt nghiệp đại học Huế và là cựu lãnh tụ sinh viên trong Ủy Ban Phật Giáo chống chính quyền trước đây. Cầm đầu ở Gia Hội là Nguyễn Ðắc Xuân, trước kia là một liên lạc viên cộng sản nay đột nhiên lại xuất hiện. Tòa trong thành do hai sinh viên Nguyễn Ðọc và Nguyễn Thị Ðoan điều khiển. Các phiên tòa vang lên những lời đe dọa với khẩu hiệu tuyên truyền, kết tội, qui chụp. Hầu hết những người bị lôi ra tòa chẳng biết lý do mình bị bắt. Nhưng tất cả đều bị kết tội, một số bị tử hình tức khắc.

Sau hai ngày phiên tòa kết thúc, nhường chỗ cho những công tác khủng bố dân chúng khác. Một người trộm mở nghe đài (radio) bị bắn giữa thanh thiên bạch nhật để làm gương. Một anh sinh viên không tới dự lớp học tập cũng bị bắn công khai. Nguyễn Ðọc bắn nhiều người trong đó có người bạn thân đồng lớp là Mu Ty, chỉ vì bạn không chịu hợp tác với y. Bước vào ngày thứ hai bắt đầu kiểm soát lương thực, thực phẩm.

Ngày thứ bốn, vì không tuân hành lệnh "cách mạng", một gia đình bị xử. Người chủ gia đình bị bắn tức khắc. Dưới áp lực khủng bố gia tăng nhiều người bỏ trốn, nhưng ít kẻ thoát. Vùng Gia Hội có nhiều người thoát hơn nhờ ban đêm chèo bè qua sông sang làng Ðập Ðá. Thường bị bắn theo nhưng cố chèo.

Những người nằm vùng xuất đầu lộ diện, ra tay truy lùng nạn nhân. Bộ đội Bắc Việt và quân chính quy Mặt Trận lo chuyện quân sự và chiến lược. Nằm vùng địa phương lo việc chính trị, hành chính, bình định, tuyên truyền, và tiêu diệt kẻ thù. Ðám này bắt và giết người bất kể, nhiều khi chỉ vì hiềm thù cá nhân. Cán bộ miền Bắc có mặt ở tòa án nhân dân xem ra ít nắm vững chuyện chính trị và đóng vai trò ít quan trọng trong các bản án. Ðịa phương quyết định mọi chuyện. Trước khi lên danh sách, thường đám nằm vùng đã quyết định bắt ai rồi. Chỉ còn việc ra lệnh thanh toán những ai họ nhắm nữa mà thôi. Có lẽ họ lý luận rằng, thà giết lầm hơn bỏ sót, vì bỏ sót thì sau này mình sẽ bị nhận diện. Một cách hệ thống, công chức, quân nhân, sinh viên có tinh thần quốc gia, có khả năng lãnh đạo và có thể gây trở ngại cho cách mạng, chính trị gia đối lập, tất thảy đều được đoái hoài. Danh sách bất tận.

Dân chúng tập trung ở nhà thờ chính tòa được lệnh vào bên trong, không ai được đứng bên ngoài. Phụ nữ và trẻ con được lệnh ngồi xuống. Ðàn ông và thiếu niên từ 15 tuổi trở lên đứng. Ở bệnh viện, trò tương tự cũng đã diễn ra. Dân quanh vùng, đặc biệt là vùng quanh căn cứ Mỹ, được lệnh tập trung vào bệnh viện vì cộng sản sợ giao tranh có thể xảy ra ở đó. Dân lúc này còn sợ súng máy và hỏa tiễn trực thăng hơn quân chiếm đóng nên ngoan ngoãn làm theo lệnh. Sau ba ngày, đàn bà con nít được lệnh ngồi, đàn ông đứng dậy để hai tên nằm vùng nhận diện, trước mặt hai cán bộ miền Bắc và hai bộ đội Mặt Trận. Hai người nằm vùng này mới được xổ tù khi Việt cộng chiếm thành phố. Cả hai đều là thành viên kỳ cựu của Mặt Trận. Một số người, trẻ có già có, được cấp thẻ và dẫn về nhà thờ chính tòa.

Nguyễn Ðắc Xuân

Bên trong nhà thờ đàn ông và thiếu niên được lệnh sắp thành hàng rồi bước ra ngoài với cán bộ hộ tống. Từ nhà thờ họ băng qua các đường Phủ Cam lên Chùa Từ Ðàm. Bị giữ ở đấy một ngày rồi lại tiếp tục đi về phía Nam, hướng Nam Giao. Ðàn bà trẻ con nhao lên nhưng được trấn an rằng cha, chồng, con họ phải ra phục dịch bên ngoài thành. Một số bà đi theo xa xa, nhưng rồi bị chặn lại. Trong số người ra đi có anh lính trẻ cộng hòa và Lương (nhân vật kể lại câu chuyện này) Ngày kế tiếp, cuộc hành trình kéo dài suốt chiều tới tối, thoạt tiên rời Từ Ðàm đi về hướng Nam rồi bẻ hướng Ðông Nam. Sáu cây số đường đi mà Lương nghĩ là một cuộc trường chinh. Không ai nói với ai. Chỉ một lần yên lặng bị cắt đứt bởi một câu hỏi của ai đó "Ta đi mô đây". Có tiếng phụ họa "Lên núi hay tới chỗ chết?".

Bộ đội Mặt Trận nói là họ được đưa đi học tập. Không ai biết mình đi đâu nhưng tự thâm tâm nhiều người tin rằng có lẽ đời mình sắp kết thúc. Ông già đi bên cạnh Lương bổng ngã quỵ. Cho tới lúc đó anh không biết có ông già đi bên mình. "Bắt gió cho ông ta " tiếng ai đó vang lên... Lương ôm lấy ông cho tới khi người canh gác tới.

Mắt ông già hé mở trong chiều xẩm tối. Tiếng nói lạc giọng thều thào. "Xin để tui đi, để tui ở lại đây", ông van xin, bàn tay xương xẩu níu lấy cánh tay người gác. "Tui không đi xa hơn được nữa".

"Ðứng dậy ".

Ông già gượng dậy, cố thẳng người thêm được vài bước rồi lại ngã. Người gác đoàn lúc này hết kiên nhẫn, đạp ông ra lề đường rồi bỏ đi. Vài phút sau, một phát súng xé không khí cùng với một tiếng kêu yếu ớt vang lên. Làm thế để chắc ăn, không ai chứng kiến. Xác ông được dập vào một hố gần đó, hai tù nhân được lệnh lấp đất. Một tháng sau xác ông được đồng bào khám phá.

Vô vọng, đoàn người bước đi càng lúc càng chậm, câm lặng uất nén. Người gác càng hối thúc. Rồi có tiếng hô "Dừng lại ". Lương thấy đám người phía trước được lệnh bỏ túi xách xuống và ngồi xuống. Họ đã tới đích. Ðám canh gác phía sau miệng hét thúc kẻ này đi nhanh, chân đá vào sườn kẻ khác... Sau này, Lương nhớ lại mình đã đi qua thôn Tu Tay. Theo anh, chừng 18 người đã bị kêu lên phía trước và bị quân Mặt Trận tố có tội ác với nhân dân. Các nạn nhân bị lôi đi ngay. Chả ai biết gì về số phận họ vì chẳng bao giờ gặp lại họ nữa. Những người khác được lệnh đi về phía lăng Ðồng Khánh.

Sau một giờ đi họ lại được lệnh dừng, chia thành hai nhóm nhỏ và bắt đầu được lệnh đào hầm rãnh. Họ đào mồ cho lớp người tới sau, chứ chính họ thì chỉ vài mạng phải nằm ở đây mà thôi. Như một ác mộng kinh hoàng thăm viếng địa cầu, nhưng ác mộng không do quỷ ma nào cả mà do chính con người tạo ra.

Thoạt tiên, Lương nghĩ chắc mình sẽ không qua khỏi. Dù vậy, anh và người lính trẻ vẫn cố tìm cách thoát thân, trong một hoàn cảnh có thể nói là tuyệt vọng. Hai người thất thần nhìn nhau, mắt mở lớn. Chung quanh Lương, đám người đói, lạnh, có kẻ đau, không ai dám quay về nhìn thành phố thân yêu đổ nát đang chìm trong bóng tối sau lưng họ. Họ đào đã hai, ba tiếng, ai nấy im lặng gặm nhấm suy nghĩ của mình. Hố đào là để trú ẩn và làm mương dẫn nước, người ta nói thế. Một tiếng nổ kèm với tiếng la vang lên. Thần chết vây bủa không gian. Tại sao mình ở đây? Ða số họ là công giáo, chả ai quan tâm tới chính trị, một số do hoàn cảnh lịch sử phải bước vào lính như bao nhiêu thanh niên Việt Nam và trên khắp thế giới đến tuổi khác.

Sau khi đào xong một hố rãnh, đám đông được lệnh đi tới một đụn cát để nghỉ đêm. Vài người bị dẫn đi. Một số la thét lên vì sợ. Lương thấy người bạn ở cùng phố mà anh quen từ mấy năm nay bật khóc nức nở. Một người hoảng lên chạy quẩn để rồi bị bắt giữ lại. Lương hoảng hốt. Chân anh như điện giật. Anh nghĩ phải liều ngay. Chung quanh cán bộ gác đầy dẫy, nhưng nếu lao vào được bóng tối thì có cơ thoát. Ác mộng tiếp tục. Người la. Kẻ bị đánh. Người rú lên cười kinh hoàng. Lương ở trong một đám khá đông đang bước đi. Ðám người khập khễnh lê lết xuyên qua một đám cây rậm đi xuống đụn cát phía Nam. Khi họ xuống đồi, Lương lách người lao vào bóng tối. Một viên đạn rít bên tai. Anh phóng qua đám rừng, tai vẫn nghe tiếng đạn và tiếng la hét. Chỉ vài phút anh tới một con suối và chạy theo dòng nước hướng về phía Ðông. Anh đi suốt đêm, thỉnh thoảng bị khuất động bởi trái sáng thả từ máy bay và tiếng đại bác. Sáng ra thấy mình băng qua một con đường sắt. Từ đó tiếp tục đi tới quốc lộ, lòng mong ngóng sớm thoát được vùng tử địa. Xế chiều anh tới con đường phía Nam cách Phú Bài mấy dặm. Mải tới ngày 16 tháng 2 Lương mới về lại được thành và kể cho chị Kim những gì đã xảy ra...

Người ta đoán rằng đám nạn nhân từ Phú Cam tiếp tục đi nhiều ngày nữa về hướng Nam, xuyên qua một vùng cây cối khó đi. Mải tới trung tuần tháng 9.69 người ta mới tìm thấy xác họ trong một con suối nhỏ, khe Ðá Mài, con suối chảy ra khe Ðại đổ vào sông Hương... Trong số 428 bộ cốt tìm được ở đó, rất ít được nhận diện. Vì không tìm thấy ở đâu khác, gia đình họ Nguyễn (thân nhân người lính trẻ) tin rằng con mình đã chấm dứt cuộc đời nơi khe suối này...

Mồ Tập Thể

Mồ tập thể được khám phá đầu tiên ở trường trung học quận Gia Hội, nằm bên cạnh khu dân cư. Sở dĩ cư dân gần đó biết được là vì họ nghe tiếng súng và biết ở đó có mở tòa án nhân dân. Một số người sau khi tham dự phiên tòa đầu tiên đã liều trốn và may mắn thoát. Một số khác nhờ bơi qua sông. Trước ngôi trường có tất cả 14 hố gồm 101 tử thi. Sau ba ngày tìm kiếm, người ta khám phá thêm một số hố rải rác trước, sau và bên hông trường, nâng tổng số tử thi lên 203, gồm xác thanh niên, người già và phụ nữ.

Trong số xác trẻ có 18 sinh viên. Một số trong bọn họ là những sinh viên đã bỏ vô bưng theo Mặt Trận sau vụ đấu tranh chống chính quyền, nay trở về bắt các sinh viên khác theo họ. Khi Mặt Trận chuẩn bị rút, các sinh viên được phép chọn hoặc vô bưng hoặc ở lại thành. Kẻ chọn ở lại bị giết và chôn tại trường. Những sinh viên khác của Gia Hội không theo Mặt Trận cũng chịu chung số phận. Có hố vừa chôn được hai hoặc ba tuần; số còn lại rất mới. Những xác đầu tiên được lính Thủy Quân Lục Chiến Cộng Hòa khám phá ngày 26.02.1968.

Trong số nạn nhân có cô Hoàng Thị Tam Tuy (các tên riêng và địa danh nào không đoán được sẽ ghi lại đúng như tác giả đã ghi - Người dịch), 26 tuổi, rất xinh, bán hàng ở chợ, nhà tại đường Tô Hiến Thành, Gia Hội. Bị quân Mặt Trận, theo lời kể của chị/em cô, vào nhà bắt đi đưa vào trường điều tra ngày 22 tháng 2, rồi chẳng thấy trở về. Xác cô chân tay bị trói, miệng nhét đầy giẻ; mình mẩy không thấy một vết thương nào. Xác cô nằm chung với bốn nạn nhân khác, mà hai trong số đó có bà con với chị/em dâu cô. Trong số các nạn nhân khác có bà góa Dương Thi Co, 55 tuổi, nghề bán guốc, 4 con. Bị bắt tại nhà ngày 22.02, đưa vào trường Gia Hội và bắn chết. Xác bà được các con nhận diện ngày 26.02. Người thứ ba là Lê Văn Thắng, 21 tuổi sinh viên ở Gia Hội. Anh bị bắt đi tham dự lớp huấn luyện ngày 14.02. Xác được gia đình phát hiện và nhận diện ngày 16.03, chung hố với hai nạn nhân khác trong khuôn viên trường.

Người thứ tư là Trần Ðình Trọng, sinh viên kỹ thuật và mới lập gia đình. Bị bắt ngày 06.02, tìm thấy xác ngày 26.02. Người thứ năm Nguyễn Văn Dong, cảnh sát 42 tuổi, bị bắt ngày 17.02 ở nhà một người quen và bị chôn sống, tay trói tại trường Gia Hội. Tìm thấy xác ngày 26.02. Người thứ sáu là Lê Văn Phú, 47 tuổi, cảnh sát. Bị bắt tại gia ngày 08.02. Vợ con van xin Mặt Trận cho phép chồng ở lại nhà, nhưng tối hôm đó bị hành quyết, bị bắn vào đầu, xác tìm thấy ngày 26.02, ở khuôn viên trường. Người thứ bảy, bà Nguyễn Thi Lao, buôn thúng bán bưng, 48 tuổi. Bị bắt trên đường lộ. Xác tìm thấy ở trường học, tay bị trói, miệng nhét đầy giẻ; mình mẩy không bị một vết thương nào. Có lẽ bà bị chôn sống. Những xác khác tìm thấy gồm một đại úy cộng hòa, hai trung úy, ba trung sĩ và mấy viên chức hành chánh. Bốn xác người của Mặt Trận.

Vùng mồ lớn thứ hai được khám phá gồm 12 hố với 43 tử thi ở Chùa Theravada, thường gọi là Tăng Quang Tự.

Vùng thứ ba tại Bãi Dâu với 3 hố, 26 xác. Trong số nạn nhân ở Chùa có ông Phan Ban Soan, 60 tuổi, sinh tại Phú Vang, Thừa Thiên, nhà ở đường Tô Hiến Thành, có gia đình, 5 con. Ông Soan làm nghề thợ may, trước có tham gia vụ Phật giáo chống tổng thống Diệm. Năm 1961 bị bắt vì chống chính quyền, được thả năm 1967. Bị Việt cộng bắt đi tối 12.02 trên đường Chi Lăng, Gia Hội. Cộng sản phân công ông chôn xác chết và phân phối gạo. Xác ông tay bị trói, bị bắn xuyên đầu, dập cùng hố với 7 người khác.

Một người khác tìm thấy ở Chùa là ông Ðặng Cơ, 46 tuổi, nghề thầu khoán, bị bắt tại gia ngày 06.02, tìm thấy xác ngày 26.02. Một người khác nữa là ông Ngô Thông, 66 tuổi, nhân viên hành chánh hồi hưu, bị bắt ngày 08.02, xác dập chung với 10 người khác. Một số tử thi có vết thương, một số tay bị trói giật cánh khỉ bằng dây thép gai, và một số miệng bị nhét giẻ.

Lần đầu tiên nói chuyện với đồng bào trong vùng tôi tưởng chỉ có 16 xác ở Chùa và 3 xác khác ở Bãi Dâu. Nhưng bên hông và sau Bãi Dâu có nhiều hố chôn. Tất cả ở đây chết vì bị trả thù. Một vài người là thành viên Mặt Trận nhưng bị giết vì muốn ở lại thành. Họ đều là dân Gia Hội. Bốn tháng sau, tháng 08.68, tôi trở lại đây để tìm hiểu thêm uẩn khúc của những cái chết. Thân nhân các nạn nhân lẫn dân địa phương đều xác nhận những điểm trên.

Tiết lộ về "mồ chôn tập thể" đầu tiên của chính quyền miền Nam là vào ngày 28.02.68, khi phát ngôn nhân chính phủ cho biết về một hầm "ghê gớm ở Cồn Hến gồm 100 xác công chức và quân nhân bị bắt khoảng đầu tháng". Cũng theo phát ngôn viên, "các nạn nhân bị Việt cộng giết, thân xác họ không được lành lặn". Cồn Hến nằm giữa sông Hương. Lúc đầu Mặt Trận không màng chiếm Cồn. Nhưng sau nó trở thành một vị trí chiến lược cho việc tiến quân và rút quân từ Gia Hội ra vùng cát Ðông Nam, vùng họ chiếm từ nhiều năm nay. Chính quyền xác nhận có 101 xác trong hầm. Theo đồng bào chạy thoát từ Cồn thì trong số nạn nhân có nhiều người nam mang quân phục, một vài người bận đồ kaki của Mặt Trận, một số khác bận áo dòng ngắn, một vài người mang quân phục lính cộng hòa và một vài người bận thường phục. Tôi hỏi nhân viên chính quyền địa phương về tên tuổi các nạn nhân thì được trả lời là các tử thi không được nhận diện đầy đủ; họ xác nhận là không thể nào quả quyết tất cả đều bị hành quyết; một vài nạn nhân có thể đã chết trong khi giao tranh và vài xác khác, cũng theo họ, là của quân thù.

Vùng chôn thật sự thứ tư nằm sau Tiểu chủng viện, nơi dựng tòa án nhân dân. Hai hầm chứa xác ba người Việt làm việc cho tòa đại sứ Hoa Kỳ, hai xác người Mỹ ông Miller và ông Gompertz, nhân viên USOM, và xác một giáo sư trung học người Pháp bị giết vì lầm là người Mỹ. Tất cả đều bị trói tay. Xác tìm thấy và liệm ngày 09.02. Xác hai người Mỹ và người Pháp được đưa về Ðà Nẵng.

Quận Tả Ngạn, vùng thứ năm, do một quân nhân người Úc khám phá ngày 10.03.68. Ba hầm rãnh với 21 tử thi, tất cả đều nam giới, tay bị trói, đạn bắn xuyên đầu và cổ. Một hầm khác, vùng thứ sáu, nằm cách Huế 5 dặm về hướng Ðông, được khám phá ngày 14.03.68 do một cố vấn quân sự Mỹ cùng toán lính Việt đi kèm. Hai lăm xác, tất cả đều bị bắn vào đầu, tay trói giật cánh khủyu. Nhờ một cánh tay của một nạn nhân nhôi ra khỏi mặt đất mà hầm được khám phá.

Phía Nam Huế qua hoàng thành ở Nam Giao là nơi mộ phần của vua Tự Ðức và Ðồng Khánh. Nơi đây là vùng chôn tập thể thứ bảy. Ðây đó trên dưới hai chục hầm, có cái giữa đất bằng, có cái dưới bụi cây, có cái bên bờ suối. Bên cạnh hầm lớn, có những hố nhỏ chứa một, hai hoặc ba xác. Hầm đầu tiên được khai quật ngày 19.03.68, nhưng mãi cho tới tháng 6.69 vẫn còn xác được tiếp tục phát hiện. Ban đầu còn dễ nhận dạng, vài xác mang quân phục, ngoài ra còn lại thường phục. Ðặc biệt ở đây không có xác phụ nữ và trẻ con. Càng về sau việc nhận diện trở nên khó khăn. Dù vậy, cuối hè 1969, người ta cũng nhận diện được xác bố của ông thôn trưởng thôn Than Duong. Vì con trai vắng mặt nên cụ già bị bắt thay con. Về sau con đi tìm cha mãi không gặp. Xác cha, đạn xuyên đầu và ót, được tìm thấy tháng 6.69.

Cũng trên đường hướng Nam đó là Tu viện Thiên An, nơi xảy ra trận chiến ác liệt trong thời gian cộng sản tấn công. Khi buộc phải triệt thoái, cánh quân chiếm đóng phía Nam thành phố rút lên núi và chiếm giữ ngôi Tu viện xây cách đây 26 năm, cách Huế 6 cây số hướng Nam, vào ngày 21.02. Lúc đó Tu viện đang là nơi lánh nạn cho hơn 3000 người. Mặc cho các cha dòng van xin, cộng sản đã cho thần hỏa thiêu rụi tòa nhà chính trong vòng hai ngày. Các tòa nhà bên là chỗ sinh kế của nhà dòng cũng bị lửa đạn thiêu hủy. Thư viện gồm những pho thư khố và thủ bút quý thời vua chúa cũng chung số phận.

Cha Dom Romain Guillaume, một trong những linh mục của dòng, bị một lính Việt cộng bắn vào vai lúc rời khỏi tòa nhà cháy sau khi đã di tản hầu hết dân tỵ nạn. Một linh mục người Việt bị bắn vào chân. Khi rút khỏi đóng gạch vụn Tu viện ngày 25.02, Cộng quân mang theo trên 200 người, trong đó 2 linh mục người Pháp, cha Urbain, 52 tuổi, và cha Guy, 48 tuổi và một số tu sĩ linh mục, tập sinh và người giúp việc. Những người này bị lọc bắt trong thời gian cộng quân chiếm Nhà dòng và được dẫn đi về hướng Nam. Ða số bọn họ kết liễu cuộc đời gần chỗ lăng các vua. Tới tháng 6.69, tổng cộng 203 xác được khai quật. Trong số nạn nhân ở lăng Tự Ðức có Ðoan Xuan Tong, 20 tuổi học sinh trung học, nhà ở làng Nguyệt Biểu, quận Hương Thủy. Em biến mất khỏi nhà ngày 06.02.68. Xác em được thân nhân tìm thấy bên cạnh lăng vua ngày 19.03.68, chôn chung với năm người khác cùng làng. Tại lăng Ðồng Khánh có xác linh mục Urbain lấp cùng một hố với 10 người khác. Một người Việt khai quật xác cho tôi hay tay linh mục bị trói, mình không có một vết thương, chứng tỏ có lẽ bị chôn sống. Xác ông liệm ngày 23.03.68 và sau đó được một linh mục đồng dòng nhận diện. Vị linh mục này không thể xác nhận được là tay cha Urbain có bị trói hay không. Sự kiện không có xác đàn bà và con trẻ trong các hầm chứng tỏ các nạn nhân đã bị hành quyết dã man chứ không phải chết trong lúc giao chiến. Nếu bị pháo kích hoặc oanh tạc thì chắc chắn đã có người bị thương và sống sót, hoặc có người chết không toàn thây. Và chắc rằng họ không phải bị chôn tại chỗ, bởi theo phong tục người chết luôn được mang về nhà mình để hồn họ khỏi phải vất vưởng muôn kiếp. Vì thế nguyên tắc của đối phương là phải dấu nạn nhân thế nào để không bị khám phá, mà nếu có bị khám phá thì cũng không nhận diện được là ai.

Ngoài thi hài cha Urbain, thi hài cha Guy dòng Thiên An cũng được tìm thấy trong một hầm riêng ngày 27.03.68 gần lăng Ðồng Khánh, với vết đạn ở đầu và cổ.

Vùng chôn thứ tám ở cầu An Ninh khám phá ngày 01.03 với 20 xác. Trong số tử thi có ông Trương Văn Triệu, trung sĩ lính Cộng hòa. Trung sĩ Triệu có vợ và 5 con. Du kích cộng sản địa phương bắt ông ở trường mẫu giáo Kim Long, nơi ông ẩn trốn. Bị trói và dẫn đi. Nhờ dân chúng gần đó cho hay Việt cộng có chôn xác người gần cầu nên vợ ông đã tìm được xác chồng sau đó.

Xác ông Tran Hy, thuộc lực lượng Nhân Dân Tự Vệ, có vợ 4 con, cũng được lấp cùng hầm với ông Trieu. Ông bị bắt ngày 20.02 khi đang trốn trong nhà một láng giềng. Tay bị trói cánh khuỷu, người không có vết thương nào.

Vùng chôn thứ chín ở cửa Ðông Ba, nơi xảy ra giao tranh lớn. Ðây chỉ có một hầm 7 người bị bắt tại gia và giết sau đó. Trong đó có ông Ton That Quyen, 42 tuổi. Có gia đình với 10 người con, bị bắt và dẫn đi hôm 08.02.68. Gia đình tìm được xác ông ngày 05.05.68.

Ðịa điểm thứ mười là trường tiểu học An Ninh Hạ, một hầm 4 xác, trong đó có cảnh sát Tran Trieu Tuc, 52 tuổi, có vợ 7 con. Ông bị bắt tại nhà và mang đi ngày 05.02.68. Xác tìm được ngày 17.03.68 ở trường, mang vết thương ở đầu và cổ. Ba xác còn lại: một sinh viên, một quân nhân và một cảnh sát.

Ðịa điểm thứ mười một là trường Van Chi, một hầm 8 xác. Trong đó có anh Le Van Loang, thợ máy, 35 tuổi, có vợ 6 con. Theo lời chị Loang, anh bị bắt đi dự lớp huấn luyện ngày 06.02. Khi bị dẫn đi, chị và các cháu chạy theo van xin nhưng vô hiệu. Họ ra lệnh mẹ con chị phải quay trở về. Xác anh được những gia đình đi tìm xác người thân tìm thấy ngày 10.03.68 gần trường. Một vài xác bận quân phục, 4 xác chắc chắn là thường dân, trong đó có một sinh viên.

Ðịa điểm thứ mười hai ở chợ Thông, cách nội thành 2 cây số về hướng Tây. Tìm được 102 xác. Trong đó có ông Nguyen Ty, 44 tuổi, thợ xây gạch, có vợ 6 con. Bị bắt ngày 02.02.68 và có lẽ bị giết ở chợ cùng với nhiều nạn nhân khác. Tìm được xác ngày 01.03, tay bị trói, một viên đạn từ ót bung ra cửa miệng. Nhiều người khác cũng bị bắn, tay trói. Có nhiều xác đàn bà nhưng không có trẻ con.

Ðịa điểm thứ mười ba là vùng lăng Gia Long, ở Thiện Hàm bên bờ sông Hương, cách thành phố khoảng 16 cây số hướng Nam và cách Ðàn Nam Giao cỡ 13 cây số Tây Nam. Gần 200 xác được tìmthấy dưới các đám cây và bụi rậm, gồm học sinh, sinh viên, nhân viên hành chính, quân nhân và nhiều phụ nữ. 27 người thuộc làng lân cận. Sau khi an ninh tạm vãn hồi, các bà đi tìm chồng đã khám phá ra địa điểm này. Lúc đầu, họ không dám đi quá xa. Nhưng hai ngày sau, 25.03.68, họ đụng vào một miếng đất mới đào trên triền một trong nhiều thung lũng nhỏ trong vùng. Xác người thân họ nằm nơi đây, tay bị trói cánh khủy, đạn bắn từ sau cổ xuyên qua miệng. Có nhiều rãnh hầm nối nhau với nhiều xác. Một số nạn nhân từ nội thành, những người khác từ các làng lân cận. Một số là sinh viên từ Huế về nhà ăn tết.

Ðịa điểm thứ mười bốn nằm ở giữa Chùa Tăng Quang và Tường Vân, 2,5 cây số Tây Nam Huế. Ở đó có xác 4 người Ðức, 3 bác sĩ và một bà vợ, tìm thấy ngày 02.04.68.

Ðịa điểm mười lăm ở Ðông Gi, 16 cây số phía đông Huế trên đường ra bờ biển, tìm thấy ngày 01.04.68. 101 xác, đa số bị trói và miệng nhét đầy giẻ. Tất cả đều nam giới, trong đó có15 sinh viên, nhiều quân nhân và nhân viên hành chính, già lẫn trẻ. Một vài xác không thể nhận diện được.

Tới tháng 05.68, tổng cộng có trên 900 xác người bị coi là mất tích đã được tìm thấy. Dĩ nhiên còn nhiều người chưa được tính... Ðầu năm 1969 nhiều địa điểm khác được khám phá.

Ðiểm chôn thứ mười sáu: Ðầu tiên ở làng Vinh Thái. Ðịa điểm thứ hai ở làng Phú Lương. Ðịa điểm thứ ba ở làng Phú Xuân, tất cả thuộc quận Phú Thứ. Tất cả được tìm thấy trong khoảng từ tháng 01 tới tháng 08.69. Quận này với quận kế bên bị cộng sản chiếm nhiều năm và nơi đây xảy ra nhiều cuộc không tập kéo dài nhiều tháng. Mải tới đầu năm 1969 quân Cộng hòa mới tiến vào được vùng này...

Ba làng này cách thị xã Huế chừng 15 cây số về các hướng Ðông và Ðông Nam, cách bờ biển từ 3 tới 5 cây. Theo các viên chức địa phương trên 800 xác được tìm thấy trong các vùng trên trong vòng 6 tháng. Có hầm đào sâu, có hầm cạn. Nhiều xác chôn lâu rồi, quần áo đã mục... Trong số nạn nhân người ta nhận diện được 16 học sinh trung học, theo học ở Huế nhưng về quê ăn tết. Cả nhân viên hành chính, đàn ông, đàn bà, trẻ em, già lẫn trẻ. Một số tay bị trói, đa số đều chôn cùng một hố. Vùng làng Vinh Thái đào được 135 xác; làng Phú Lương 22; và làng Phú Xuân đợt đầu 230, đợt sau, khám phá vào cuối năm 69, 375 xác. Dù thời gian qua lâu, nhưng nhờ lượng muối cao của đất vùng này giữ, đa số tử thi hãy còn có thể nhận diện được. Nhiều nhân viên hành chính và quân nhân, bị bắn ở cổ và đầu. Ða số nạn nhân thuộc nam giới. Một vài phụ nữ và trẻ em và một vài người mang nhiều loại vết thương. Có các linh mục, tu sĩ và chủng sinh của các làng lân cận mất tích từ hơn 20 tháng kể từ biến cố tháng 02.68. Trong số 357 xác có cha Bửu Ðồng, một cha sở quận Phú Vang và 2 chủng sinh. Cha Đồng dấu được trong túi sau bộ đồ ngủ đen trên người một hộp mắt kính trong đó có ba bức thư tiếng Việt. Một trong ba lá thư này, có bản chụp trưng bày ở nhà thờ chính tòa Huế, ông viết cho bổn đạo mình (thư tìm thấy trên thi thể ngày 8.11.69).

Các con cái yêu dấu:

Ðây là bút tích cuối cùng để nhắc cho các con ghi nhớ bài phúc âm thánh Phêrô trên thuyền bão táp... (3 chữ đọc không ra) đức tin. Lời cầu chúc của Cha ngày đầu xuân cho mọi công việc Tông đồ của Cha giữa chúng con, nhớ.. (hai chữ đọc không ra) khi sự sống của Cha sắp kết liễu theo ý Chúa.

Hãy mến Mẹ sốt sắng lần hột, tha mọi lỗi lầm của Cha, xin cám ơn Chúa với Cha, xin Chúa tha tội cho Cha và tận tình thương nhớ cầu nguyện cho Cha được sống trong tin tưởng, kiên nhẫn, trong khắc khổ để kiến tạo hòa bình của Chúa Kitô và phục vụ tinh thần Chúa và mọi người trong Mẹ Maria. Xin cầu nguyện cho Cha bình an sáng suốt và can đảm cùng mọi sự đau khổ tinh thần, thể xác và gởi mạng sống cho Chúa qua tay Ðức Mẹ.

Hẹn ngày tái ngộ trên nước Trời.
Chúc lành cho chúng con.
(Chữ ký Cha Ðồng)



Ðiểm chôn thứ mười bảy ở làng Thượng Hòa, quận Nam Hòa, bên bờ sông Tả Trạch, một phụ lưu sông Hương phía Nam lăng Gia Long. 11 xác được tìm thấy giữa các lùm cây trong tháng 07.69. Chỉ có ba xác nhận diện được là người của làng bên cạnh. Tất cả đều mang vết thương cổ và đầu, dấu chỉ của sự hành quyết.

Ðiểm thứ mười tám ở Thúy Thạnh, quận Hương Thủy, tìm thấy tháng 04.69, và ở làng Vinh Hưng, quận Vinh Lộc, tìm thấy tháng 07.69. Cả hai làng nằm trong vùng bị cộng sản chiếm từ lâu... Trên 70 xác, nhiều xác không còn nhận diện được nữa, đa số là đàn ông, vài đàn bà và trẻ con. Họ được nhận diện là người của các làng lân cận và vài người có thể bị chết vì chiến cuộc bởi mình họ mang nhiều vết thương và xác không toàn vẹn. Các nạn nhân khác bị bắn ở cổ và đầu.

Ðiểm thứ mười chín tìm thấy vào tháng 09.69 ở Khe Ðá Mài, quận Nam Hòa, một con suối nhỏ chảy vào Khe Ðại, phụ lưu sông Hương. Khe chứa đầy xương người, có xương đủ bộ, có xương nằm riêng, sọ nằm riêng; tất cả được nước suối mài trắng tinh. Dân đi cưa gỗ tìm thấy địa điểm này. Nạn nhân có lẽ đã được chôn bên bờ suối trong mùa mưa và nước suối đã dần soi mòn đất để lộ xác ra, cũng có thể là nạn nhân bị vất xuống suối, chứng cớ là các mảnh quần áo được tìm thấy dọc bờ hoặc ngay dưới khe, thì việc chôn lấp nạn nhân có lẽ xảy ra trong các tháng mùa mưa (tháng hai, ba, tư). Và điều này có nghĩa là nạn nhân đã được dẫn thẳng tới đây hoặc được mang tới đây sau khi bị bắt một thời gian ngắn. Nếu chôn trong mùa suối khô, thì sự kiện xảy ra trong khoảng từ tháng 06 tới 10.

Có lẽ để giữ bí mật khi rút lui Việt cộng đã thanh toán vội vàng các nạn nhân tại đây. Theo luật thông thường, đặc biệt là ở các vùng nông thôn, kẻ thù thường chôn cất xác đồng đội đàng hoàng. Tuy nhiên cũng có thể đây là xương và sọ của lính Mặt Trận và Bắc Việt. Như vậy thì số phận nào cho những người Phú Cam bị mất tích?

Nghiên cứu các phúc trình quân sự Mỹ thì không thấy có một cuộc không tạc lớn hoặc của máy bay B 52 nào ở vùng trên, ngoại trừ trận chiến gần Lộc Sơn vào hạ tuần tháng 04.68, một địa điểm cách xa nơi đó chừng 10 cây số. Vả lại lập luận mang người bị chết vì bom B 52 băng qua vùng đất gập ghềnh để đưa về chôn ở suối này quả không vững. Ðường lên núi dễ dàng hơn nhiều. Cũng vậy, nếu kẻ thù bị thiệt hại nặng ở trận Lộc Sơn và, theo thói quen sẵn có, đã mang xác 500 đồng đội đi thì hẳn lộ trình phải là hướng núi, gần và dễ di chuyển hơn nhiều, chứ làm sao mà chọn băng qua cánh rừng dày đặc khó xuyên qua được này.

Trong thời gian cuộc tấn công của cộng sản có xảy ra giao tranh lớn kéo dài từ Huế qua Bến Ngự, cầu Nam Giao tới gần và trong Nhà dòng Thiên An. Nhưng đã không có tiếp tục đánh nhau lớn về mạn Nam, khi quân thù chọn đường rút lui lên núi, hướng trái với Ðá Mài. Khe Ðá Mài nằm cách thành phố 40 cây số về hướng Nam, bên ngoài vùng lăng tẩm; nơi nầy được coi là vùng không người, chỉ có cộng quân lai vảng. Khe chứa 500 sọ. Ðịa thế cách trở, cách xa mọi văn minh bởi rừng đồi vách đá cho thấy người ta không muốn để số xác kia, xác của những người mang từ Huế ra bị khám phá, mà nếu có khám phá thì cũng không nhận diện được. Nằm lẫn với xương là các mảnh quần áo thường, không phải kaki hay vải màu xanh bộ đội miền Bắc hoặc quân phục Mặt Trận. Các sọ vỡ xương trán tất thảy cho thấy bị đánh bởi một vật gì nặng. Một số sọ khác không thấy vết tích gì ở xương, đây có thể là nạn nhân chết trong lúc giao tranh. Lần lượt tất cả hài cốt được chuyển về thành phố, nơi họ ra đi và tống táng trong an bình... Sau khi Ðá Mài được khám phá, vẫn còn vài trăm người mất tích. Trong số đó có một số sinh viên, điển hình là các anh Ngô Anh Vũ, Nguyễn Văn Bích. Cả hai bị bắt ở nhà thờ Phủ Cam. Những người khác, viên chức hành chánh, thành viên chính đảng, thanh niên công giáo, Phật giáo, tu sinh, giáo chức và quân nhân. Họ bị bắt đi, biệt tăm tin tức.

Bên cạnh các hầm chôn tập thể, còn có các nạn nhân lẻ tẻ, bị giết tức tưởi. Có khi cả gia đình bị tiêu diệt như gia đình ông Nam Long, thợ buôn, bị bắn cùng vợ và 5 con tại nhà. Ông Ngô Bá Nhuận bị bắn dã man trước rạp chiếu bóng địa phương và ông Phan Văn Tường, lao công, bị giết ngoài nhà ông với bốn đứa con...

Elje Vannema
The Vietcong Massacre at Hue. Vintage Press, New York, 1976


http://tiengnoitudodanchu.org/vn/modules.php?name=Content&pa=showpage&pid=38


Cố Ðô Kinh Hoàng
Elje Vannema
Chuyển ngữ từ sách "The Vietcong Massacre at Hue". Vintage Press, New York, 1976

Mới sáng tinh sương đã thấy quân Mặt Trận (Giải Phóng Miền Nam) hiện diện trong thành phố. Họ là những người lo mặt chính trị trong cuộc chiếm cứ. Ngày hôm trước, họ vào sổ gần hết mọi người, ghi tên, tuổi, phái tính. Họ quan tâm đặc biệt đối với phái nam, chia những người này ra thành nhiều nhóm: công chức, những người có liên hệ với quân đội cộng hòa, và những kẻ khác.
Ðọc thêm...

Monday, January 21, 2008

Bảo Tàng Fresno Chuẩn Bị Ðón Cờ Vàng


Bảo Tàng Fresno Chuẩn Bị Ðón Cờ Vàng
1/21/2008

Tin San Jose - Viện Bảo Tàng Fresno Discovery Museum tại thành phố Fresno tiểu bang California vừa gởi đến các cơ quan báo chí truyền thông California bản tin giới thiệu hoạt động của Viện Bảo Tàng và công bố sẽ tổ chức Dạ Tiệc vào chiều Thứ Sáu 7 tháng 3 tại San Jose với mục đích làm lễ tiếp nhận lá Quốc Kỳ Việt Nam Cộng Hòa từng treo tại Tòa Ðại Sứ Việt Nam Cộng Hòa tại Hoa Kỳ trước năm 1975.

Lá Quốc Kỳ Việt Nam Cộng Hòa nầy đã được một nhân viên của Tòa Ðại Sứ Việt Nam Cộng Hòa cất giữ gần 33 năm kể từ ngày Cộng Sản Bắc Việt cưỡng chiếm Miền Nam Việt Nam từ 30-4-1975 dến nay, và nay được trao lại cho Bảo Tàng Viện Fresno Discovery Museum. Viện Bảo Tàng Fresno Discovery Museum đã mời Thư Họa Sĩ Vũ Hối và Nhà Báo, Giáo Sư Nguyên Trung làm cố vấn về các vấn đề liên quan đến văn hóa, lịch sử và truyền thống của Việt Nam và nhất là những chương lịch sử hào hùng trong cuộc chiến đấu chống Cộng sản Việt Nam bảo vệ tự do dân chủ tại Miền Nam Việt Nam trước 1975 và về cuộc sống mới của người Việt tỵ nạn chống Cộng tại Hoa Kỳ.

Giáo sư Nguyên Trung là một chiến sĩ chống Cộng, trước đây từng là Tổng Thư Ký của Nhật Báo Công Luận tại Sài-gòn. Khi đến tỵ nạn tại San Jose, Gs Nguyên Trung chủ trương tờ báo Chánh Ðạo. Hiện nay Gs Nguyên Trung làm cố vấn cho Viện Bảo Tàng Fresno Discovery Museum và đang chủ trương biên tập và xuất bản các sách và tài liệu nói về sự thật lịch sử và sự hy sinh cao cả của quân dân cán chính VNCH trong cuộc chiến đấu chống Cộng bảo vệ tự do dân chủ tại Miền Nam Việt Nam trước tháng 4 năm 1975; cũng như trang sử mới về những tháng ngày vượt biên vượt biển của người Việt tỵ nan Cộng Sản và cuộc sống mới của người Việt trên đất nước Hoa Kỳ và trên khắp Thế Giới.

Giáo sư Nguyên Trung và Thư Họa Sĩ Vũ Hối dang liên lạc mời một số các nhà văn nhà báo có uy tín từng làm báo trước đây tại Saigon tham gia biên tập và Viện Bảo Tàng Fresno Discovery Museum sẽ xuất bản, phát hành đến hệ thống các Viện Bảo Tàng trên khắp Hoa Kỳ và hệ thống các Ðại Học, Trung Học, Cao Ðẳng của ngành Giáo Dục Mỹ. Lễ tiếp nhận Cờ Vàng 3 Sọc Ðỏ từng treo ở kỳ đài Tòa Ðại Sứ Việt Nam Cộng Hòa tại Hoa Kỳ là khởi đầu cho các hoạt động đáng hoan nghênh của Viện Bảo Tàng Fresno Discovery Museum.

http://www.sbtn.net/?catid=192&newsid=24823&pid=157

Cộng Đồng Người Việt Tự Do tại Bỉ biểu tình trước Toà Đại Sứ Trung Cộng (20-01-2008)







Hôm nay (20/01/2008) hưởng ứng lời kêu gọi của cộng đồng người Việt Tự Do tại Bỉ, mặc dầu mưa gió lạnh lẽo đồng bào vẫn không ngại gian nan đến tham dự biểu tình trước Toà Đại Sứ Trung Quốc để phản đối chánh phủ Trung Quốc cướp Hoàng Sa và Trường Sa của Dân Tộc Việt Nam.

Bài và hình ảnh: Cọp Taberd

Người đua tin: NKNND

Văn Tế anh linh tử sĩ HQ VNCH, trận hải chiến Hoàng Sa, 19.01.1974 - 19.01.2008



Văn Tế anh linh tử sĩ trận hải chiến Hoàng Sa

Đây Hoàng Sa. Đây Hoàng Sa

Trận hải chiến lẫy lừng trong lịch sử

Bảo vệ quốc gia - Vẹn toàn lãnh thổ

Vinh quang thay - Hải lực Việt oai hùng

Giữa biển khơi, bao chiến sĩ hy sinh

Máu tô thắm dệt thành trang hùng sử

Ba mươi bốn năm xưa

Một ngày rực lửa

Trung Cộng ngang tàng

Xua chiến hạm tính nuốt trôi đảo Việt

Nào Soái Hạm, Trục Lôi, Hộ Tống

Nào Phi Tiễn Đĩnh, nào Hải Vận Hạm chở quân (1)

Tiến ầm ầm, dậy sóng biển Đông

Hải đội xung kích Hải Quân ta

Trực chỉ Hoàng Sa

Quần đảo hoang sơ, ẩn hiện khói sương mờ

Nằm án ngữ nơi bao lơn nước Việt

Lãnh hải xa, bao đời ông cha ta trấn thủ

Bia đá rành rành, văn bản vẫn còn ghi

Thế mà nay, quân xâm lược lăm le

Loài cuồng khấu, ôm giấc mơ Nam tiến

Ta sẵn sàng nghênh chiến

Dù lực lượng lệch chênh

Dàn đội hình quần thảo một phen

Quyết không hổ danh

Hậu duệ Ngô Quyền, Trần Hưng Đạo

Lực lượng ta:

Trần Khánh Dư (Khu Trục Hạm)

Trần Bình Trọng, Lý Thường Kiệt, (Tuần Dương Hạm)

Nhật Tảo, (Hộ Tống Hạm) oai phong (2)

Biển động sóng cuồng

Súng gầm khạc lửa

Chiến hạm địch quay cuồng bốc cháy (3)

Bộ Tham Mưu tan xác banh thây

Đô Đốc, Tá, Úy, Hạ Sĩ Quan, Đoàn Viên (4)

Thương vong vô số kể

Địch cố thoát vòng vây

Điên cuồng chống trả

Hộ Tống Hạm Nhật Tảo trúng pháo địch

Lửa cháy bùng thượng từng kiến trúc

Nhiều ổ súng ngả nghiêng

Đài chỉ huy tan nát

Trung Tá Hạm Trưởng Ngụy Văn Thà (5)

Dáng dấp thư sinh - Chỉ huy quyết liệt

Dạn dầy hải nghiệp - Sói biển phong sương

Bị trọng thương, quyết theo tầu vào lòng biển

Thiếu Tá Hạm Phó Nguyễn Thành Trí

Trọng thương nhưng tinh thần bất khuất

Xin được chết theo tầu

Hạm trưởng lắc đầu:

’’Anh phải đi

Xuồng đào thoát cần một vị chỉ huy

Hãy để một mình tôi ở lại’’

Ôi khẳng khái

Những anh hùng biển cả

Chiến sĩ Hải Quân oai hùng bắn tới viên đạn cuối

Trước khi chìm vào lòng biển Mẹ mênh mông

32 Sĩ Quan, Hạ Sĩ Quan và Đoàn Viên

đã vị quốc vong thân.

26 mất tích

Ngày hôm nay, 19 tháng Giêng năm 2008

Nhớ ngày các anh em đã xả thân vì Tổ Quốc

Chúng tôi, bạn bè cùng trang lứa

Quân chủng Hải Quân, tình chiến hữu năm xưa

Trước bàn thờ bài vị trang nghiêm

Ba mươi bốn năm ngày giỗ trận

Thắp nén nhang thơm tưởng niệm

Dâng ly rượu lễ chí thành

Cúi mong các bạn hiển linh

Hồn thiêng về đây chứng giám

Xin được nghiêng mình vinh danh

những anh linh tử sĩ oai hùng:

Hải Quân Trung Tá Hạm Trưởng Ngụy Văn Thà (5)

Hải Quân Thiếu Tá Hạm Phó Nguyễn Thành Trí

Hải Quân Trung Úy Vũ Văn Bang

Trung Úy Cơ Khí Ngô Chí Thành

Trung Úy Cơ Khí Hàng Hải Thương Thuyền

Huỳnh Duy Thạch

Hải Quân Trung Úy Vũ Đình Huân

Hải Quân Trung Úy Nguyễn Văn Đông

Hải Quân Thiếu Úy Lê Văn Đơn

Một Hải Quân Thiếu Úy không rõ tên

Hải Quân Thiếu Úy Nguyễn Phúc Xạ

Thượng Sĩ Quản Nội Trưởng Châu

Thượng Sĩ Vận Chuyển Lễ

Trung Sĩ Cơ Khí Nguyễn Tấn Sĩ

Trung Sĩ Thám Xuất Lê Anh Dũng

Trung sĩ Điện Tử Trung

Trung Sĩ Giám Lộ Vương Thương

Trung Sĩ Quản Kho Tuấn

Trung Sĩ Trọng Pháo Nam

Hạ sĩ Vận Chuyển Lê Văn Tây

Hạ Sĩ Trọng Pháo Trứ

Hạ sĩ Trọng Pháo Hùng

Hạ sĩ Giám Lộ Ngô Văn Ơn

Hạ sĩ Vận Chuyển Trứ

Hạ Sĩ Nguyễn Thành Danh

Hạ Sĩ Quản Kho Nguyễn Văn Duyên

Hạ sĩ Đỗ Văn Long

Thủy thủ Trọng Pháo Đức

Thủy thủ Điện Tử Thanh

Thủy thủ Trọng Pháo Thi Văn Sinh

Thủy thủ Trọng Pháo Mến

Thủy thủ Cơ Khí Đinh Hoàng Mai

Và hai mươi sáu chiến hữu Hải Quân mất tích

Nhớ chư linh xưa

Tung hoành dọc ngang - Biển Đông vùng vẫy

Lướt sóng kình ngư - Giữ gìn lãnh hải

Hỡi ơi

Một ngày biển Đông sóng dậy

Hải âu gẫy cánh trùng dương

Các anh đi

Để nhớ để thương

Cho Mẹ, cho Cha, cho vợ, cho con, cho anh. cho em

Cho bạn bè các cấp

Gương tuẫn quốc, muôn đời ghi sử sách

Lòng hy sinh, sáng mãi đến ngàn thu

Trước bàn thờ

Đèn nến lung linh

Hương trầm ngào ngạt

Hồn linh thiêng về chứng giám lòng thành

Con Rồng cháu Lạc hy sinh

Xứng danh Liệt Tổ, Liệt Tông

Tổ Quốc muôn đời ghi nhớ

Cung duy - Thượng hưởng

(Trần Quán Niệm và Phạm Tứ Lang)

(1) Lực lượng HQ địch: Hộ Tống Hạm Kronstadt 271, hạm trưởng HQ Đại Tá Vương Kỳ Uy tử trận, Kronstadt 274 hạm trưởng HQ Đại Tá Quan Đức tử trận, chiến hạm này là soái hạm trên có chở Đô Đốc Phương Quang Kinh, Tư Lệnh Phó Hạm Đội Nam Hải của HQ Trung Cộng. Trong trận chiến ông và toàn bộ tham mưu tháp tùng tử trận. Trục Lôi Hạm 389, hạm trưởng HQ Tr/Tá Triệu Quát tử trận, Trục Lôi Hạm 396, hạm trưởng HQ Đại tá Diệp Mạnh Hải tử trận, 4 Phi Tiễn Đỉnh (PTĐ) Komar trang bị hỏa tiễn địa địa, đó là PTĐ 133 hạm trưởng HQ Th/Tá Tôn Quân Anh, PTĐ 137 hạm trưởng HQ Th/Tá Mạc Quang Đại, PTĐ 139 hạm trưởng HQ Th/Tá Tạ Quỳ, PTĐ 145 hạm trưởng HQ Th/Tá Ngụy Như và 6 Hải Vận Hạm chở quân.

(2) Khu Trục Hạm Trần Khánh Dư HQ 4 hạm trưởng HQ Tr/Tá Vũ Hữu San, Tuần Dương Hạm Trần Bình Trọng HQ 5, hạm trưởng HQ Tr/Tá Phạm Trọng Quỳnh, Tuần Dương Hạm Lý Thường Kiệt HQ 16 hạm trưởng HQ Tr/tá Lê Văn Thự, Hộ Tống Hạm Nhật Tảo HQ 10 hạm trưởng HQ Th/tá Ngụy Văn Thà.

(3) Tổn thất chiến cụ, Kronstadt 274 chìm với toàn bộ SQ Tham Mưu tử thương (liệt kê ở phần (4)) Kronstadt 271 hư hại nặng, ủi bãi, sau đó bị phá hủy, hạm trưởng tử thương. 2 Trục Lôi Hạm 389, 396 hư hại nặng, ủi bãi và sau đó bị phá hủy. 4 ngư thuyền chở quân bị chìm, không rõ thiệt hại nhân mạng.

(4) Tổn thất nhân mạng, HQ Trung Cộng tử thương 24 Sĩ Quan gồm 1 Đô Đốc, 7 Đại Tá, 7 Trung Tá, 2 Th/Tá, 7 cấp Úy. số Hạ Sĩ Quan và Đoàn Viên không rõ (ước chừng 100). Các dữ kiện trong (1), (2), (3) dựa theo tài liệu của G/Sư Trần Đại Sĩ, Giám Đốc Trung Quốc Sự Vụ của viện Pháp Á thuyết trình về Lịch Sử VN và việc cắt lãnh thổ. Ông tìm thấy tên các Sĩ Quan HQ Trung Cộng tử trận, ghi trên mộ bia (với ngày tháng và nơi tử trận) tại nghĩa trang của Quân Đội Trung Cộng.

(5) HQ Trung Tá Ngụy Văn Thà tốt nghiệp trường Sĩ Quan Hải Quân Nha Trang, khóa 12 Đệ nhất Song Ngư - Hộ Tống Hạm Nhựt Tảo HQ 10 bị chìm, HQ 4, HQ 5, HQ 16 hư hại nhẹ, sau khi sửa chữa đã hoạt động trở lại.

http://www.huongduong.com.au/article_2103.html

Hoa Thịnh Đốn Biểu Tình Chống Trung Cộng & VC (19-01-2008)




Biểu tình chống Trung Cộng ở Washington D.C. (01/19/2008)

Cộng Đồng Việt Nam Washington, D.C, Maryland & Virginia
6131 Willston Dr. Suite E
Falls Church, VA 22042
P.O Box 801 - Annandale, VA 22003
ĐT: 703-579-1499 – 703-204-0785 – 202-361-1231
E-mail: congdongthudo@hotmail.com - Web Site: www.congdongthudo.org

Diễn văn khai mạc

Kinh thưa quý vị,

Trước hết, tôi xin chân thành cảm tạ các phái đoàn Cộng Đồng, Chánh đảng và Đoàn thể bạn từ các tiểu bang xa về tham dự. Tôi cũng hết sức cám ơn quý vị cựu Tướng lãnh, quý Niên trưởng, quý vị lãnh đạo tinh thần, quý vi lãnh tụ chính đảng, quý vị hội trưởng các hội đoàn, quý đại diện các cơ quan truyền thông báo chi; đặc biệt là các bạn thanh niên sinh viên học sinh và toàn thể quý đồng hương đã quan tâm đến vận mệnh của đất nước để đến đây dự buổi sinh hoạt long trọng này nhằm các mục đích sau đây:

- Thứ nhứt: Tưởng Niệm và vinh danh các chiến sĩ VNCH; đặc biệt là các chiến sĩ Hải Quân đã anh dũng chiến đấu và hy sinh để bảo vệ hải đảo Hoàng Sa trong trận hải chiến lịch sử giữ gìn quê cha đất tổ ngày 19/1/1974;

- Tiếp theo là phần thuyết trình các đề tài sôi động hiện nay như:

a) Diễn tiến trận hải chiến Hoàng Sa ngày 19/1/1974 do diễn giả là Cựu Phó Đề Đốc Đinh Mạnh Hùng;

b) Tố cáo “Tội bán nước của Ngụy quyền CSVN” (bằng những chứng liệu lịch sử); đồng thời vạch rõ truyền thống, âm mưu xâm lược bành trướng của Trung Cộng do Ký giả Phạm Trần (nhà bỉnh bút nổi danh, nhân viên kỳ cựu của đài VOA) thuyết trình;

c) Cuối cùng, chúng ta phải làm gì để ngăn chận hiểm họa mất thêm đất đai và biển; đồng thời tạo điều kiện thuận tiện trên mọi phương diện để tiến tới bằng mọi cách đòi lại tất cả đất đai đã bị Trung Cộng dùng vũ lực chiếm đoạt phi pháp. Phần tìm hiểu này do cựu Thiếu Tướng Nguyễn Duy Hinh phụ trách.

Trong phần hội thảo, chúng tôi mong ước những tiếng nói xuất phát từ những con tim yêu nuớc nồng nàn hôm nay sẽ tỏa rộng ra để tạo nên một làn sóng cuồng nộ chảy dài từ hải ngoại về quốc nội. Chúng ta đồng loạt tẩy chay hàng hóa của Trung Cộng; dẹp tan chế độ phản dân hại nước của CSVN. Chính CSVN là chánh phạm làm mất đất mất biển, là chướng ngại vật cản trở sức đoàn kết của toàn dân để chống ngoại xâm Trung Cộng. Chúng tôi cũng kỳ vọng vào tiếng nói mạnh mẽ của các bạn thanh niên, sinh viên, học sinh là tầng lớp tinh hoa của dân tộc sẳn sàng cất cao tiếng nói: “đứng lên đáp lời sông núi, bảo vệ quê cha đất tổ bằng mọi phương tiện”.

Trước khi dứt lời, chúng tôi tin tưởng buổi hội thảo này sẽ kết thúc trong tinh thần hướng về đất nước thân yêu để xiết chặt tình đoàn kết nhằm yểm trợ cho phong trào Dân Chủ quốc nội được phát triển mạnh mẽ và liên tục hơn, ngõ hầu sớm giải thể chế độ CSVN bán nuớc, hại dân, làm cản trở sự phát triển quốc gia và dân tộc.

Kinh chúc buổi sinh hoạt hôm nay thành công viên mãn.

Lý Văn Phước
Chủ Tịch,
Cộng Đồng Việt Nam Washington DC, Maryland & Virginia

http://www.vietnamexodus.org/vne/modules.php?name=News&file=article&sid=3277

Hình ảnh biểu tình chống Trung Cộng ngày 19/01/08 tại Seattle, Tiểu Bang Washington



http://www.vietvungvinh.com/Portal.asp?goto=VietNam/2008/20080119_08.htm

Thứ Bảy, ngày 19 tháng 01 năm 2008
Hình ảnh biểu tình chống Trung Cộng ngày 19/01/08 tại Seattle Tiểu Bang Washington

http://www.vietnamexodus.org/vne/modules.php?name=News&file=article&sid=3278

Hình ảnh Biểu Tình tại San Francisco, chống Trung Cộng và Việt Cộng, thứ Sáu 18-01-2008




http://www.vietvungvinh.com/Portal.asp?goto=VietNam/2008/20080119_09.htm

Hình ảnh biểu tình chống Trung Cộng & VC ngày 18/01/08 tại San Francisco
-------------------------------------------------------------------
• Photo: vietvungvinh

http://www.vietnamexodus.org/vne/modules.php?name=News&file=article&sid=3279

Sunday, January 20, 2008

GIA ĐÌNH HẢI QUÂN HÀNG HẢI NSW TỔ CHỨC LỄ TRUY ĐIỆU 71 TỬ SĨ VNCH HY SINH TRONG TRẬN HOÀNG SA 1974






GIA ĐÌNH HẢI QUÂN HÀNG HẢI NSW TỔ CHỨC
LỄ TRUY ĐIỆU 71 TỬ SĨ VNCH HY SINH TRONG TRẬN HOÀNG SA 1974.


SYDNEY - Ngày 19-1-2008 vào lúc 7 giờ tối tại Trung Tâm Văn Hoá Sinh Hoạt Cộng Đồng NSW, dù bên ngoài trời mưa nặng hột nhưng đã có hơn 400 người đến tham dự buổi lễ Truy Điệu Tử Sĩ Hoàng Sa do GĐ Hải Quân Hàng Hải NSW tổ chức .

Sau phần nghi thức chào Quốc Kỳ VNCH, cựu đại úy Hải Quân ông Nguyễn Anh Minh đã thay mặt GĐHQHHNSW tuyên bố lý do buổi truy điệu tử sĩ Hoàng Sa , ông cho biết 71
tử sĩ HQ VNCH đã hy sinh ngày 19-1-1974 khi chiến hạm Trung Cộng xâm nhập hải phận VNCH trong vùng đảo Hoàng Sa, những Tử Sĩ VNCH đã chiến đấu anh dũng và dù thế yếu nhưng đã can trường chống trả, thà quyết chọn sự hy sinh để bảo vệ Hoàng Sa nhưng không đầu hàng kẻ ngoại bang, và dù Hải Quân VNCH đã hy sinh 71 Hải Quân ưu tú, gồm những Sĩ Quan tinh nhuệ và những kỷ thuật viên của HQ 10 cũng như các HQ người Nhái , nhưng cũng cho thấy Trung Cộng dù có vũ khí trang bị đầy đủ nhưng cũng đã thiệt hại nhân mạng gấp hai lần HQVNCH. Ông cho biết hàng năm GĐHQHH NSW đều có tổ chức lễ Giỗ cho 71 Tử Sĩ HQVNCH trong phạm vi nội bộ nhưng trong thời điểm Trung Cộng cấu kết với CSVN để dâng bán hai quần đảo TS và HS (Trường Sa, Hoàng Sa),
cũng như ngăn chặn sự phản kháng của đồng bào quốc nội để che đậy sự ươn hèn phản bội của tập đoàn thống trị.

Buổi truy điệu Tử Sĩ Hoàng Sa là Sự Kiện cho thấy vận nước điêu linh và toàn dân cần
ghi nhớ tinh thần hy sinh bảo vệ bờ cõi của Hải quân VNCH, để vinh danh và noi gương sáng anh hùng.

Nhân dịp này ông đã trình bày khái quát về trận Hoàng Sa cũng như giới thiệu từng anh linh tử sĩ qua những di ảnh của tử sĩ đang được đặt trên bàn thờ truy điệu. Cũng như sơ lược vài giai thoại về các gương hy sinh trong trận Hoàng Sa…

Ngay sau đó, BTC đã mời BS Nguyễn Mạnh Tiến, LS Võ Trí Dũng, chủ tịch liên bang và tiểu bang NSW cùng các đại diện hội đoàn lên thắp 71 ngọn nến trắng đặt lên bàn thờ, tượng trưng cho anh linh thắp sáng của 71 tử sĩ VNCH trong tiếng hát hợp ca của GDHQHH NSW trong bài Hải Quân Hành Khúc và Tiếng Sóng Vân Đồn.

Sau đó, Bác Sĩ Nguyễn Mạnh Tiến, chủ tịch Cộng Đồng Liên Bang Úc Châu, cũng đã phát biểu cảm nghĩ của ông về tình hình chính trị hiện nay tại quốc nội, ông cũng khẳng định như trong cuộc biểu tình trước hành động bán nước của CSVN là thái độ phản bội dân tộc thì quan điểm của Cộng Đồng Người Việt hải ngoại là phải giật sập chế độ CS toàn trị trên đất nước Việt Nam, và ông đã bày tỏ xúc động trước những gương anh hùng của tử sĩ VNCH trong trận Hoàng Sa; ông nói, dù lịch sử đã đi qua nhiều thập niên nhưng bao giờ hình ảnh kiêu hùng đó cũng ghi tạc trong trái tim của người Việt Quốc Gia. Ông đã thay mặt BCHCD Liên Bang nghiêng mình tri ân và thành kính truy niệm tử sĩ Hoàng Sa và nói rằng, sự truy niệm sâu xa cụ thể của người Việt Quốc Gia là ủng hộ và tiếp tay trong cuộc tranh đấu dành Tự Do Dân Chủ , Nhân Quyền cho Việt Nam.

Sau đó, LS Võ Trí Dũng, chủ tịch CDNVTD, cũng cám ơn GĐ HQHHNSW đã tổ chức lễ Truy Điệu, ông cũng đánh giá hành động ươn hèn dâng đất biển cho Trung Cộng mà CSVN đã làm và còn bưng bít, tiếp tay để đàn áp những hoạt động yêu nước của đồng bào trong nước đã cho thấy sự quyết tâm lật đỗ bạo quyền Cộng sản của tất cả toàn dân là việc chánh nghĩa. Ông cũng bày tỏ lòng thành kính trước anh linh 71 vị anh hùng VNCH đã hy sinh để bảo vệ Hoàng Sa.

Ông Mai Đức Hoà, với tư cách là Chủ Tịch Hội CQN tiểu bang New South Wales, Trung Tâm Trưởng TTDH Úc Châu Tập Thể Chiến Sĩ VNCHHN, đã hùng hồn lên án tội phản quốc của CSVN, ông hảnh diện vinh danh truyền thống bất khuất của Quân Lực VNCH qua gương hy sinh của 71 Tử Sĩ VNCH. Ông cũng đã so sánh sức mạnh và tài năng của Quân Lực VNCH trong trận Hoàng Sa, dù có 71 chiến sĩ đã hy sinh nhưng cũng đã khiến Trung Cộng bị tổn thất nặng nề về nhân mạng. Ông khẳng định Quân Lực VNCH là một quân đội hùng mạnh, ông cũng nhân đó đọc bản Tuyên Cáo Của Tập Thể Chiến Sĩ VNCHHN như một minh định lập trường của Tập Thể Dân Quân Cán Chính VNCH và thế hệ hậu duệ là phải diệt trừ chủ nghĩa CSVN để bảo toàn Dân Tộc, Đất, Biển và con người Việt Nam.

Ông Trần Nhân, là Trung Tâm phó đặc trách Hậu Duệ của TTCS Trung Tâm Úc Châu, đã thay mặt các bạn trẻ cám ơn GĐHQHH NSW đã tổ chức lễ Truy Điệu để giới trẻ có thể học được gương hy sinh của các anh hùng tử sĩ VNCH trong cuộc chiến bào vệ lý tưởng Tự Do. Anh cũng lên tiếng ủng hộ cuộc tranh đấu để bảo vệ Trường Sa, Hoàng Sa của các bạn trẻ trong và ngoài nước, anh cho biết sự hy sinh của người trước sẽ là bài học quý giá cho giới trẻ và anh kết thúc lời phát biểu là sự thành kính sâu xa của Tập Thể thế hệ Hậu Duệ VNCH là sẽ tiếp tục cuộc trah đấu vì Tự Do , Nhân Quyền cho Việt Nam, lời phát biểu trân trọng của anh được tán thưởng của đồng hươg tham dự.


Cuối cùng trong phần phàt biểu, cựu Thiếu Tá Hải Quân Trương Công Hải thay mặt cho GDHQHH Úc Châu đọc tuyên cáo của GDHQHH Úc Châu minh định lập trường về chủ quyền của hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa là của Dân Tộc Việt Nam, lên án hành động bán nước của CSVN và xâm lược của Trung Quốc, GDHQVNCH tại Úc Châu tiếp nối truyền thống anh hùng, yêu nước của tiền nhân và tử sĩ Hoàng Sa, ông cũng nhắn gửi đến các chiến hữu của ông sự tha thứ lỗi lầm của nhau tạo tình đoàn kết mới là sức mạnh để đạt tới mọi mục tiêu vì lý tưởng dân tộc.

Sau đó là phần Truy Điệu đặt cờ rũ vô cùng trang trọng và cảm động, GĐ Hải Quân Hàng Hải NSW cùng các chiến sĩ VNCH trong các binh chủng đã làm lễ rước Quốc Quân Kỳ trong tiếng kèn xuất quân, sau đó BS Tiến Chủ tịch Cộng Đồng NVTD Liên Bang Úc Châu đã được mời lên nhận quân kỳ từ Gia Trưởng GDHQHHNSW, BS Tiến đã đặt tay lên trái tim và ngẩng cao đầu trước quân kỳ Hải Quân, một vài giây sau ông quay về hướng bàn thờ anh linh tử sĩ và ông đã cùng các quân nhân trong quân phục chào theo quân cách (BS Tiến cũng là cựu Sĩ Quan Quân Y Biệt Động Quân), toàn thể người tham dự lễ truy điệu đặt cờ rũ, cả hội trường đã cúi đầu một phút khi đèn tắt, chỉ còn ánh sáng lập loè của hai ngọn nến cao và 71 ngọn nến trắng thắp trên bàn thờ trong tiếng hát vút cao ngân vang một cách thiêng liêng trong bài Hồn Tử Sĩ. Một phút mặc niệm trôi qua, mọi người tiếp tục đứng im lặng trong bóng tối ẩn hiện để nghe bài văn tế Tử Sĩ Hoàng Sa :

Đây Hoàng Sa. Đây Hoàng Sa
Trận hải chiến lẫy lừng trong lịch sử
Bảo vệ quốc gia - Vẹn toàn lãnh thổ
Vinh quang thay - Hải lực Việt oai hùng
Giữa biển khơi, bao chiến sĩ hy sinh
Máu tô thắm dệt thành trang hùng sử

Ba mươi bốn năm xưa
Một ngày rực lửa
Trung Cộng ngang tàng
Xua chiến hạm tính nuốt trôi đảo Việt
Nào Soái Hạm, Trục Lôi, Hộ Tống
Nào Phi Tiễn Đĩnh, nào Hải Vận Hạm chở quân (1)
Tiến ầm ầm, dậy sóng biển Đông…..

……………

Bài văn tế ngậm ngùi thương tiếc nhưng hào hùng để mọi người không che dấu được giọt nước mắt tiếc thương những anh hùng hữu danh và vô danh đã hy sinh cho đại nghĩa dân tộc.

Sau phần truy điệu, người tham dự đã lần lượt lên thắp hương truy niệm 71 tử sĩ anh hùng Hải Quân Quân Lực VNCH đã hy sinh trong trận Hoàng Sa 1974.

Bên ngoài cơn mưa vẫn giá buốt và vẫn ẩm ướt, nhưng bên trong hội trường lễ truy niệm, mùi hương thơm của Quân Dân Cán Chính VNCH trong tối nay thắp lên vẫn nồng nàn một hương thơm kiêu hùng của hồn thiêng sông núi, Đất của ta, Trời Biển của ta ! Người đã yên nghỉ trong lòng đại dương, nhưng linh hồn của những anh hùng Hoàng Sa vẫn muôn đời réo gọi như hàng chữ treo trong hội trường:

“ Hoàng Sa - Trường Sa vĩnh viễn là của Việt Nam”

Phiến Đan

http://www.huongduong.com.au/

Saturday, January 19, 2008

Biểu tình trước sứ quán Trung Cộng tại Bỉ - 19/1/2008


Biểu tình trước sứ quán Trung Cộng tại Bỉ

Được mật tin du sinh cộng sản biểu tình sáng nay , trước toà đại sứ Trung Cộng 1 số anh em Hội CQN Vương Quốc Bỉ đã đến trước giờ khai mạc cắm cờ Vàng khắp nơi , bọn du sinh không dám biểu tình chung , chúng phải cầu cứu cảnh sát Bỉ : Anh em không chịu giải tán theo lời cảnh sát , vì anh em không có xin phép biểu tình ngày hôm nay , đúng ra là ngày xin phép biểu tình là ngày mai 20 / 01 và cắt nghiã cho cảnh sát hiểu , cảnh sát Bỉ huy động thêm 3 xe cảnh sát , anh em cố gắng câu giờ đến 11 giờ 30 phút , cho quá giờ khai mạc mới đành giải tán và hẹn ngày mai 20 / 01 đến lượt cộng đồng tại Bỉ biểu tình , bọn du sinh khoảng 50 người nhưng không dám bước sang khu vực cắm cờ Vàng , trong đám du sinh nầy có 1 tên việt gian trước là cảnh sát Quốc Gia tên Nguyễn Đức Huấn, nay là cố vấn cho Liên Hội cảnh sát Âu Châu, đã phản bội lại cộng đồng và đứng chung với bọn du sinh biểu tình dưới lá cờ máu cộng sản sáng nay tại Toà Đại Sứ Trung Quốc tại Bruxelles.

Người đưa tin: Trịnh Dần ( cọp Taberd )

http://s152542055.onlinehome.us/xoops4/modules/newbb/viewtopic.php?topic_id=642&forum=1&post_id=1383#forumpost1383

Boycott Beijing 2008: No Olympic Games without democracy!

Friday, January 18, 2008

Canberra, ACT: 12-01-2008: 5000 Người Việt Tự Do tại Úc tham gia cuộc biểu tình tố cáo tội phản bội của CSVN và tội xâm lược của Trung Cộng tại thủ đô



5000 Người Việt Tự Do tại Úc tham gia cuộc biểu tình tố cáo tội phản bội của CSVN và tội xâm lược của Trung Cộng tại thủ đô Canberra

Ngày 13/01/2008 - Phiến Đan


Sydney, ngày 12 tháng 1 năm 2008 - Vào lúc 6g30 sáng, 20 xe Bus lớn đã từ thành phố Sydney mang theo hàng ngàn đồng bào Việt Nam sinh sống tại Úc về thủ đô Canberra để cùng những đồng bào từ các tiểu bang Canberra, Wollongong, Brisbane, Victoria và Adelaide tham dự một cuộc biểu tình được xem là đông nhất từ trước đến nay từ các tiểu bang về thủ đô để lên án tội ác của CSVN. Cuộc biểu tình được sự điều hợp của BCH CD Liên Bang Uc Châu do BS Nguyễn Manh Tiến, chủ tịch CD liên Bang, cùng các ông LS Võ Trí Dũng CTCDNVTD New South wales, Nguyễn Thế Phong CT CD Victoria, BS Bùi Trọng Cường CT Cộng đồng Brisbane (Queensland), Bà Trần Hương Thủy CTCD Wollongong , Ông Lê Công Chủ Tịch CD Canberra, ông Đoàn Công Chánh Phú Lộc CTCD Adelaide. Theo như thông báo của Ban Tổ Chức thì cuộc biểu tình nhằm mục đích lên án tội ngu hèn của tập đoàn thống trị CSVN đã và đang cấu kết với quan thầy Trung Cộng nhằm dâng bán vùng biển và hai quần đảo Trường Sa và Hoàng sa cho Trung Cộng.Cũng như lên án và phản kháng trước hành động xâm lược âm mưu thôn tính Việt Nam củă CS Trung Quốc. cuộc biểu tình cũng buộc CSVN và Trung Quốc phải trả lại những vùng đất Biển của Việt Nam mà Trung Cộng đã chiếm hữu.

Đúng 12 giờ trưa, hàng ngàn người với cờ và biểu ngữ trong tay đã vượt hàng ngàn cây số từ các nơi đã có mặt trên đường Timbarra Crescent, O’Malley tại thủ đô Canberra, sự đông đảo cả ngàn người đã làm con đường nơì toà đại sứ Cộng Sản Việt Nam toạ lạc bị bít kín, trước mặt sứ quán CSVN có hai biệt đội đặc nhiệm và cảnh sát đứng giữ kín trước sân sứ quán CSVN vì lo ngại sự phẩn uất có thể gây sự bạo động như một số cuộc biểu tình bạo động thường xảy ra của các sắc dân khác.

Đúng 12 giờ cuộc biểu tình bắt đầu, mở đầu chương trình biểu tình các đại diện BCH Cộng Đồng, Quý vị lãnh đạo tinh thần Công Giáo, Phật Giáo, Cao Đài, Hoà Hảo và các hội đoàn đã dâng hương trước bàn thờ Tổ Quốc được trang trọng dựng ở trước toà đại sứ CSVN.

Sau lễ chào Quốc kỳ Úc Việt, và tưởng niệm các anh linh anh hùng tử sĩ Việt Nam và đồng bào đã hy sinh vì lý tưởng Tự Do, cùng tưởng niệm 71 anh hùng Tử Sĩ Hải Quân VNCH đã hy sinh để bảo vệ hải phận và hai đảo Hoàng sa, Trường Sa năm 1974. BS Nguyễn Mạnh Tiến chủ tịch Cộng Đồng Liên Bang đã lên diễn đàn tỏ bày cảm nghĩ, lên án tội phản bội dân tộc của CSVN đồng thời ông khẳng định đất biển Việt Nam rơi vào tay Trung Cộng là do chính CSVN đã chủ động hiến dâng, vì vậy đồng bào cần phải mạnh mẽ lên án CSVN, ông cũng ca ngợi khuyến khích các bạn trè tiếp tục cất cao tiếng nói phản kháng chế độ Cộng sản bán nước hại dân làm băng hoại truyền thống đạo lý Việt Nam, ông cũng đã khẳng định lập trường của Cộng đồng liên bang Úc Châu là phải diệt trừ chế độ CSVN thì những gì của Việt Nam sẽ vĩnh viễn của dân tộc VN.

Sau đó LS Võ Trí Dũng chủ tịch Cộng Đồng NSW với giọng đanh thép, mạnh mẽ trình bày những thảm hoạ cho Dân Tộc VN từ khi CSVN cầm quyền, là một người lãnh đạo trẻ ông đã dùng lập luận sắc bén để tố cáo tội thông đồng của CSVN với kẻ thù phương Bắc cắt dâng đất biển là máu thịt của dân tộc Việt Nam cho ngoại bang Trung Cộng để củng cố vị trí cầm quyền theo chỉ thị của Trung Cộng, ông cũng lên án CSVN đã ngăn chặn đàn áp giới trẻ yêu nước để bưng bít sự phản bội và xâm lược của nhà cầm quyền và Trung Cộng, hành động yêu nước là bản năng của người dân Việt Nam chân chính. CSVN phải ngừng ngay hành động dùng bạo lực để đe doạ tinh thần yêu nước bảo vệ tổ quốc của nhân dân, tiếng ông vang dội trong tiếng Shame ! Down ! và đả đảo CSVN của 5000 người tham dự. Sau đó lần lượt các diễn giả đã lần lượt trình bày quan điểm về tội danh của CSVN đã dâng bán Hoàng Sa, Trường sa cho Trung Quốc. Sau đó, cô Huỳnh Tú Phương, phó chủ tịch Tổng Hội Sinh viên Việt Nam NSW đã đưa ra thông điệp của tuổi trẻ Việt Nam sinh sống tại Úc không chấp nhận thái độ ươn hèn chủ bại vì quyền lợi của CSVN đã dâng đất biển cho Trung Quốc, cô đã phân tích rất rõ về những quyền lãnh thổ, lãnh hải dựa trên luật pháp về sự vi hiến của CSVN. Cô cũng đã dùng Anh ngữ để phơi bày tội của những kẻ bán nước và khẳng định không bao giờ người Việt Nam lại công nhận chế độ tham tàn luôn tiếp tục tổn hoại đất nước và con người Việt Nam. Cô Huỳnh Tú Phương đã làm người biểu tình xúc động vì thế hệ trẻ Việt Nam thật xứng đáng với truyền thống hào hùng bất khuất của tiền nhân.

Sau phần phát biểu cuả cô HTP, Ban Tổ Chức cũng thông báo có sự tham dự biểu tình của du sinh Việt Nam du học tại Úc, và họ đã không mang cờ đỏ sao vàng của chế độ cầm quyền CSVN và trước khí thế biểu tình họ đã chuyển lời ủng hộ lập trường của cuộc biểu tình và hảnh diện là người Việt Nam.

Dù trời nóng gay gắt nhưng tiếng hô vẫn rền vang những âm thanh từ trái tim quật cường và uất hận vì không một ai chấp nhận sự thôn tính của Trung Cộng trên hải phận Việt Nam và hai Quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa .

Sau cùng, vào lúc 2 giờ 30 đoàn biểu tình đã đến Toà Đại Sứ Trung Cộng để phản đối và lên án Trung Quốc đã dùng sức mạnh cường quốc để thực hiện mưu đồ xâm lăng Việt Nam, cũng với những lời đanh thép đồng bào đứng trước toà đại sứ Trung Cộng dương cao biểu ngữ :

Đả đảo Trung Quốc xâm lược!

Tẩy chay Thế vận Hội 2008!

Không mua hàng Trung Quốc,

Không Du Lịch Trung Quốc !

Trung Quốc phải trả lại Đất Biển của Việt Nam!

For world peace’s sake let’s Boycott Peking Olympic 2008,

Chauvinist China Hand OFF Vietnam’s Lands & Sea,

Communist VietNam do not Kowtow to China!

Những lời kêu gào của họ chắc chắn Trung Quốc phải hiểu rằng vấn đề Trường Sa đang dẫm đạp lên đạo đức của một nền văn hoá sâu dầy đã ảnh hưởng Việt Nam trong nhiều thế kỷ, nhưng giờ đây nước Trung Hoa cho dù có là một đại cường trong khu vưc cũng không thế nào thuyết phục được lòng yêu nước của hơn tám mưoi triệu người VN.

Cho dù Dân Tộc Việt Nam có ảnh hưởng truyền thống nho học lâu đời thì người Việt Nam vẫn hiên ngang tiếp nối truyền thống Ngô Quyền, Trần Hưng Đạo.... Quyết một lòng hy sinh để bảo vệ Đất, Biển của Việt Nam.

Trong phần điều hợp cuộc biểu tình, ký giả Lưu Dân đã đưa ra những bài học lịch sử của Hội Nghị Diên Hồng, ông hỏi đồng hương tham dự: Trước vận nước nên hoà hay nên chiến? 5000 trái tim đã hét vang: “ Quyết Chiến! ”, ông hỏi tiếp: “Thế nước yếu lấy gì lo chiến chinh?”. Và 5000 trái tim một lời khí tiết: “Hy Sinh!”

Cuộc biểu tình kết thúc lúc 5 giờ chiều cùng ngày. Được biết trong ngày 19-1-2008 tại Trung Tâm Văn Hoá SHCĐ, GĐ Hải quân Hàng Hải NSW sẽ tổ chức ngày Giỗ Hoàng Sa truy điệu và vinh danh 71 Tử Sĩ Hải Quân đã hy sinh trong trận Hoàng Sa.

Đây là những hoạt động hàng đầu hiện nay của Cộng Đồng người Việt Tự Do Úc Châu trước biến cố Hoàng sa - Trường sa đã và đang dẫn đến nguy cơ xâm lược Việt Nam của Trung Cộng.

Tinh Thần chống Cộng và yêu nước của người Việt sinh sống tại Úc vẫn luôn là sự trở ngại cho mọi hành động phi nhân bán nước của tập đoàn Cộng sản Việt Nam.

Cuộc biểu tình đã khẳng định trước dư luận thế giới: Hoàng sa, Trường sa vĩnh viễn là bờ cỏi của Việt Nam!

Phiến Đan

http://www.huongduong.com.au/article_2136.html

Thursday, January 17, 2008

Biểu tình chống Trung Cộng xâm chiếm hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và lên án CSVN hèn hạ bán nước, tại trước Federal Building, trung tâm Seattle


Một góc quang cảnh cuộc biểu tình chống Trung Cộng xâm chiếm hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và lên án CSVN hèn hạ bán nước, tại trước Federal Building, trung tâm thành phố Ngọc Bích Seattle, Washington, USA, lúc 1 giờ chiều ngày Thứ Bảy, 12/01/2008
Photo: Dang C. Minh - VBMN

CỘNG ĐỒNG VIỆT NAM TỰ DO TB WASHINGTON
BIỂU TÌNH CHỐNG TRUNG CỘNG XÂM LƯỢC VÀ CSVN BÁN NƯỚC

Giao Châu Phúc Yên

Trong tình hình sôi động hiện nay, nhằm sát cánh hành động với các đoàn thể, cộng đồng Việt Nam tỵ nạn tại các quốc gia tự do trên thế giới, Uỷ Ban Tranh Đấu Nhân Quyền Cho Việt Nam Tiểu Bang Washington đã tổ chức một cuộc biểu tình rầm rộ quy mô để phản đối bá quyền Trung Cộng đã xâm chiếm 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của VN, và đồng thời lên án Cộng Sản Việt Nam đã âm mưu dâng hiến đất đai của Tổ Tiên cho quan thầy phương Bắc. Cuộc Biểu tình diễn ra lúc 1 giờ chiều Thứ Bảy, ngày 12 /01/ 2008 tại mặt tiền Federal Building Plaza, ngay góc Đại Lộ Thứ Hai và Merion Ave. trung tâm đô thị Seattle, Washington.

Sau một tuần lễ trì hoản vì lý do thời tiết và địa điểm không thuận tiện, và mặc dù thời tiết mưa, gió lạnh kéo dài, Ban Tổ Chức cuộc biểu tình vẫn khẩn thiết mời gọi đồng hương sắp xếp thì giờ đến tham dự cho thật đông đủ bằng Thư Mời được phân phối rộng rãi, bằng báo chí trong vùng loan tải, bằng phương tiện truyền thanh của Saigon Radio liên tục đọc Thư Mời hàng ngày nhiều lần, và đặc biệt Thư Mời được phổ biến trên hệ thống Net. toàn cầu.

Ngay từ sáng sớm, bất kể mưa gió và băng giá, các thành viên trong BTC đã lần lượt có mặt tại địa điểm Biểu Tình để sắp xếp lều bạt, dụng cu, âm thanh, nước giải khát, bánh, v.v…

Từ 12 giờ, đồng hương lần lượt đi trong mưa gió đến địa điểm, một phần khác, BTC có chuẩn bị một chiếc xe Van 12 chỗ để luân phiên chuyên chở đồng hương từ bãi đậu xe trên đường Jackson đến nơi biểu tình.

Khoảng 150 đồng hương, các tổ chức, hội đoàn khắp nơi về tham dự, ở xa về phía nam có đoàn Long View, Olympia, Tacoma-Pierce County, và phía trên có Federal Way, Bellingham, Everett, Seattle; các chiến hữu cựu quân nhân, cùng đến dự có các sắc tộc bạn như Tây Tạng, Mông Cổ và các cựu chiến binh Hoa Kỳ trong cuộc chiến tranh VN.

Đúng 1 giờ chiều, buổi biểu tình được long trọng khai mạc với nghi thức chào quốc kỳ Hoa Kỳ và VNCH với phút Mặc Niệm do Ông Nguyễn Minh Đường và Huỳnh Kin Anh phụ trách. Phần tiếng Anh do Cô Dominique Uyên Lê phụ trách.

Cựu Đại Tá Phạm Huy Sảnh, đọc diển văn của Ban Tổ Chức. Ông ngỏ lời chân thành cám ơn sự hiện diện của toàn thể Quý Vị có mặt trong buổi biểu tình hôm nay đã bất chấp thời tiết vào mùa đông, gió mưa vần vũ, đường xá xa xôi, hy sinh một ngày nghỉ quý báu cuối tuần với gia đình để tham dự cuộc mít tinh này cùng nhiều đồng hương khác. Tiếp theo, Ông nói: “Chúng ta đến đây hôm nay cũng để tưởng niệm và tri ân các Anh Hùng Quân, Dân, Cán, Chính Việt Nam Cộng Hòa đã hy sinh máu xương trong nhiệm vụ bảo vệ người dân, bảo vệ lãnh thổ, lãnh hải của Tổ Quốc trong suốt hơn hai thập niên.

Chúng ta đến đây hôm nay để nghiêm khắc lên án tập đoàn lãnh đạo Đảng Cộng Sản Việt Nam đang cai trị đất nước Việt Nam, là những tên bán nước, tội đồ của dân tộc, hèn nhát tham nhũng, bất tài, không đủ khả năng lãnh đạo quốc gia và bảo vệ chủ quyền đất nước. Hơn nửa thế kỷ qua, họ thần phục Cộng Sản Trung Quốc, khiếp nhược mặc cho Hải quân Trung Cộng thao túng, hoành hành trên Vùng Biển Đông, chiếm lãnh các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, giết hại và ngăn cấm các ngư phủ Việt Nam đánh cá trong vùng biển Việt Nam.

Cho đến bây giờ, khi nhà cầm quyền Trung Quốc chính thức công bố sát nhập 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa vào huyện Tam Sa, tỉnh Hải Nam của Trung Quốc, nhưng nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam vẫn bất động như những tên hình nộm vô tri. Cuộc biểu tình của chúng ta hôm nay còn mang ý nghĩa như một thông điệp gửi đến những người lãnh đạo đảng CSVN rằng nếu họ còn tự coi mình là người Việt Nam, còn chút lương tri, hãy trả lại quyền lãnh đạo đất nước cho toàn dân, cho những người có khả năng lãnh đạo, những người can đảm dám đương đầu với Cộng Sản Trung Quốc trong giai đoạn cực kỳ nguy biến của lịch sử Việt Nam.”

Trước khi dứt lời, Đại Tá Sảnh đã yêu cầu đồng hương cùng hô vang các khẩu hiệu:

Đả đảo Cộng Sản Trung Quốc Xâm Lược. Đả đảo Cộng Sản Việt Nam Bán Nước.

Đả đảo Cộng Sản Việt Nam Bán Nước.

Ông Nguyễn Cường Việt, Cựu SQ Hải Quân lên diễn đàn tường trình toàn bộ về cuộc hải chiến dữ dội giữa lực lượng Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa và Hải Quân Trung Cộng xảy ra vào ngày 19/01/1974, trong trận chiến đấu không cân sức này, bên ta đã có 60 binh sĩ hy sinh tính mạng để khẳng định sự bảo vệ lãnh thổ quốc gia, chống quân xâm lược. Bằng giọng nói lưu loát, rõ ràng, mạch lạc, Ông Việt đã lôi cuốn người tham dự lắng nghe trận đánh hào hùng nhất cuả Hải Quân VNCH trên vùng biển phía Nam của Tổ Quốc.

Tiếp theo, Nhà báo Bùi Quốc Hùng, Cựu SQTB được mời lên đọc toàn văn một văn kiện lịch sử: Bản “Tuyên Cáo Của Chánh Phủ Việt Nam Cộng Hòa Về Chủ Quyền Của Việt Nam Cộng Hòa Trên Những Đảo Ở Ngoài Khơi Bờ Biển Việt Nam Cộng Hòa,” ghi Saigon, số 015/BNG/TTBC/TT. Làm tại Saigon, ngày 14 tháng 2 năm 1974.

Trích: “ Nghĩa vụ cao cả và cấp thiết nhất của một chánh phủ là bảo vệ chủ quyền, độc lập và sự vẹn toàn lãnh thổ của quốc gia. Chánh phủ Việt Nam Cộng Hòa cương quyết làm tròn nghĩa vụ này, bất luận những khó khăn trở ngại có thể gặp phải và bất chấp những sự phản đối không căn cứ dầu phát xuất ở đâu.

Trước việc Trung Cộng trắng trợn xâm chiếm bằng vũ lực quần đảo Trường Sa của Việt Nam Cộng Hòa, Chánh phủ Việt Nam Cộng Hòa thấy cần phải tuyên cáo long trọng trước dư luận thế giới cho bạn cũng như thù biết rõ rằng:

Quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa là những phần bất khả phân của lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa. Chánh phủ và nhân dân Việt Nam Cộng Hòa không bao giờ chịu khuất phục trước bạo lực mà từ bỏ tất cả hay một phần chủ quyền của mình trên những quần đảo ấy.” Hết trích.

Toàn văn bản Tuyên Cáo đã nói lên lập trường cương quyết, của Chánh phủ VNCH, gởi cho dư luận thế giới, kể cả bạn và thù biết rằng Chánh phủ Việt Nam Cộng Hòa và nhân dân Việt Nam Cộng Hòa cương quyết đấu tranh để khôi phục những quyền lợi chính đáng của mình.”

Bằng giọng đọc chân tình, tràn đầy cảm xúc, Ông Hùng đã cống hiến cho đồng hương một bản Tuyên Cáo đanh thép, nảy lửa của Chánh phủ Việt Nam Cộng Hòa, một Chánh phủ có chính nghĩa, biết làm tròn nghĩa vụ với quốc gia, dân tộc.

Kế tiếp, lần lượt các vị quan khách phát biểu: Đại diện VN Veterants’ War, Ông Chuck Laurence, Tiến Sĩ Lê Thiện Ngọ, Cựu CT. CĐNVQG/ WA, Ô. Steve Beren, Nhà hoạt động chính trị (Đảng CH), và Ông Vũ Tuấn, CT. UBCC/ VC/WA. Tất cả các diễn giả đều phản đối sự xâm chiếm đất đai VN của Trung Cộng, bày tỏ lòng yểm trợ công cuộc đấu tranh cho tự do, dân chủ và nhân quyền cho Việt Nam

Sau cùng, Ông Nguyễn Quốc Hùng, Cựu SQTĐ thay mặt BTC đọc Bản Tuyên Cáo của Cộng Đồng Việt Nam Tự Do Tiểu Bang Washington. Trong đó, điều 3, nhấn mạnh “Trong hoàn cảnh đất nước lâm nguy, chúng tôi kêu gọi mọi Người Việt Nam tại hải ngoại hãy nghiêm khắc lên án bọn Cộng Sản Việt Nam đang cầm quyền đã bất lực, hèn hạ bán nước cho ngoại bang; tích cực yểm trợ cuộc tranh đấu của đồng bào ở trong nước; kêu gọi tuổi trẻ tại quốc nội hãy nhận trách nhiệm trước lịch sử để lãnh đạo cuộc tranh đấu BẢO VỆ TỔ QUỐC VIỆT NAM.”

Cuộc biểu tình diễn ra trong một không gian rộng, thoáng, bao bọc chung quanh là những tòa building cao ngất trời, dưới những cơn mưa rào và gió lạnh, đồng hương vẫn đứng ngoài trời lắng nghe các diễn giả nói chuyện, nói lên tấm lòng đối với quê Cha, đất Tổ, phản kháng ngoại xâm, bá quyền Trung Cộng; lên án CSVN hèn nhát, mưu đồ mãi quốc giữ đảng, cầu vinh. Xen kẽ chương trình là các khẩu hiệu được đồng hương trăm người như một hô lên ; Đả Đảo Trung Cộng Xâm Lăng! Đả Đảo Cộng Sản Việt Nam Bán Nước! Đả Đảo! Đả Đảo! Âm thanh tiếng hô khẩu hiệu vang vọng khắp một vùng trung tâm thành phố Ngọc Bích Seattle. Trên tay mỗi người là một biểu ngữ phản đối “Trung Cộng xâm lược” và “CSVN bán nước, cõng rắn cắn gà nhà,” các biểu ngữ lớn bằng vải, do hai người cầm rất khó khăn do gió giật từng cơn, nhưng không ai lơi tay cầm giữ, và hàng chục lá cờ Hoa Kỳ và VNCH cỡ trung được giương lên cao tung bay phất phới. Cảnh tượng thật ấm lòng người.

Trong thành phần đứng biểu tình có đủ mọi lứa tuổi, từ cụ già 80 đến lứa tuổi trung niên, và có cháu bé Mẹ bế trên tay. Có gia đình đi cả nhà. Có gia đình đi Cha và Con. Tính ra, có đủ cả ba thế hệ người Việt tỵ nạn ở hải ngoại tham dự cuộc biểu tình nhưng chỉ có một tâm tình: Đất nước Việt Nam là của người Việt Nam. Kẻ thù phải chịu trách nhiệm về những việc họ làm. CSVN phải ra đi để toàn dân Việt đứng lên điều hành đất nước.

Trong gió mưa, nhạc sĩ Dư Quốc Cường đã liên tục cho phát thanh bản nhạc đấu tranh “Giang Sơn Tổ Quốc Nối Liền,” do hai tác giả Nguyễn Quang Nam và Tuấn Nguyễn mới sáng tác:

“Dòng máu Lạc Hồng cuồn cuộn âm vang núi sông
Non cao đảo xa kêu vang bảo vệ sơn hà …
Hùng Vương vua đầu dựng xây mở mang đất nước
Thanh niên cháu con nguyện dâng máu xương giữ gìn …
Kìa nơi biên thùy giặc quân ngoại bang xâm lấn
Thanh niên đứng lên xông pha bảo vệ nước nhà
Khí phách lớn đập tan lũ xâm lăng.
Chung tay, ta dẹp bọn hèn dâng bán nước…”

Tiếng hát đưa ta về những trang lịch sử hào hùng chói lọi với khí phách ngất trời của Tiền Nhân đã từng gây kinh hồn táng đởm cho những đạo quân Đông Hán, Nam Hán, Nguyên, Mông, Mãn Thanh mỗi khi chúng sang xâm chiếm nước Việt Nam.

Chiến hữu Phạm Thanh Xuân trình bày bản nhạc đấu tranh “Giữ Vững Ngọn Cờ”.

Với tất cả quý đồng hương đến tham dự cuộc biểu tình chống Trung Cộng xâm lược, chống CSVN phản quốc, những đồng hương cầm cờ, biểu ngữ, tất cả quý chiến hữu đã tiếp tay cùng với BTC, trong suốt gần 2 giờ trong thời tiết mưa gió, đã là một khích lệ nồng ấm lớn lao.

Trước khi chia tay, đại diện BTC, Cựu Đại Tá Phạm Huy Sảnh chân thành cảm tạ tất cả Quý đồng hương hiện diện, Ông cũng đặc biệt cảm tạ Saigon Radio, VBMN và các báo khác đã giúp loan tải tin tức về cuộc biểu tình. Ông cũng kính mời đồng hương chuẩn bị đến tham dự một cuộc biểu tình khác sẽ được tổ chức trong tháng 3 sắp tới.

Một cuộc biểu tình chống Trung Cộng xâm chiếm và Cộng Sản Việt Nam bán nước.

Cuộc biểu tình chấm dứt vào lúc 2 giờ 40 chiều cùng ngày.

Tacoma, 13 Jan. 2008

Hình:

http://www.vietnamexodus.org/vne/modules.php?name=News&file=article&sid=3258

Hoa`ng Sa - Tru+o+`ng Sa

Monday, January 14, 2008

Hình: Biểu tình chống Trung Cộng, ở Washington D.C. (01/13/2008)

Biểu Tình tại Tòa Đại Sứ Trung Cộng, Washington D.C.
01/13/2008 @10:00 am




Biểu tình chống Trung Cộng ở Washington D.C. (01/13/2008)
Ảnh: Dang Nguyen - DN & KN

http://www.congdongthudo.org/

Thursday, January 10, 2008

ỦY BAN TRANH ĐẤU NHÂN QUYỀN CHO VIỆT NAM TB.WASHINGTON

Phản đối CSVN - Hoàng Sa & Trường Sa : Seattle Biểu Tình Chống Trung Cộng và Việt Gian Cộng Sản - Thông Báo mới
on 2008/1/10 23:30:00
ỦY BAN TRANH ĐẤU NHÂN QUYỀN CHO VIỆT NAM TB.WASHINGTON

4714 Rainier Ave. South, Suite 106 - Seattle, WA 98118 Tel: (206) 349-8146
Seattle, ngày 04 tháng 01 năm 2008

THƯ MỜI



Đồng kính gửi: - Quý Vị Lãnh Đạo Tinh Thần Các Tôn Giáo
- Quý Vị Lãnh Đạo Các Tổ Chức Cộng Đồng, Cộng Đoàn
- Quý Hội Đoàn Quân Sự, Bán Quân Sự, Cựu Quân Nhân
- Quý Hội: Cao Niên, Người Việt Tỵ Nạn, Đồng Hương, Ái Hữu, Thanh Niên, Sinh Viên, Học Sinh, Phụ Nữ
- Các Nhà Hoạt Động Cộng Đồng Việt Nam, Hoa Kỳ, các Quốc Gia Tự Do
- Quý Vị Thân Hào, Nhân Sĩ, Quý Cơ Quan Truyền Thông Báo Chí Toàn Thể Quý Đồng Hương


Trích yếu: V/v Thư Mời và Thông Báo thay đổi địa điểm và ngày biểu tình chống Trung Cộng xâm chiếm hai quần đảo Hoàng Sa vàTrường Sa, và lên án Cộng Sản Việt Nam hèn nhát bán nước.

Trân trọng khẩn thông báo:

Vì lý do thời tiết và địa điểm mặt tiền của Union Station quá nhỏ, không đủ tiện nghi cho việc tổ chức một cuộc meeting và biểu tình quy mô đông đảo, do đó, Ban Tổ Chức kính báo đến toàn thể Quý Nơi Nhận:

Cuộc Biểu Tình trù liệu vào Thứ Bảy, ngày 5 tháng 1 năm 2008. Từ 1 giờ đến 2 giờ 30 chiều trước Building Union Station góc Đại Lộ số 4 và đường Jackson, Seattle, sẽ được dời lại vào


ngày, giờ và điạ điểm sau:

Ngày, Giờ: Thứ Bảy, ngày 12 tháng 1 năm 2008, từ 1 giờ chiều đến 2 giờ 30 chiều.


Địa điểm: Federal Building (Mặt tiền), số 915 Second Avenue Plaza (góc Second Avenue và Marion Street) Seattle.


ỦY BAN TRANH ĐẤU NHÂN QUYỀN CHO VIỆT NAM TB.WASHINGTON

4714 Rainier Ave. South, Suite 106 - Seattle, WA 98118 Tel: (206) 349-8146

Seattle, ngày 04 tháng 01 năm 2008

THƯ MỜI

Đồng kính gửi: - Quý Vị Lãnh Đạo Tinh Thần Các Tôn Giáo

- Quý Vị Lãnh Đạo Các Tổ Chức Cộng Đồng, Cộng Đoàn

- Quý Hội Đoàn Quân Sự, Bán Quân Sự, Cựu Quân Nhân

- Quý Hội: Cao Niên, Người Việt Tỵ Nạn, Đồng Hương, Ái Hữu,

Thanh Niên, Sinh Viên, Học Sinh, Phụ Nữ

- Các Nhà Hoạt Động Cộng Đồng Việt Nam, Hoa Kỳ, các Quốc Gia

Tự Do

- Quý Vị Thân Hào, Nhân Sĩ, Quý Cơ Quan Truyền Thông Báo Chí

Toàn Thể Quý Đồng Hương

Trích yếu: V/v Thư Mời và Thông Báo thay đổi địa điểm và ngày biểu tình chống Trung

Cộng xâm chiếm hai quần đảo Hoàng Sa vàTrường Sa, và lên án Cộng Sản Việt

Nam hèn nhát bán nước.



Trân trọng khẩn thông báo:

Vì lý do thời tiết và địa điểm mặt tiền của Union Station quá nhỏ, không đủ tiện nghi cho việc tổ chức một cuộc meeting và biểu tình quy mô đông đảo, do đó, Ban Tổ Chức kính báo đến toàn thể Quý Nơi Nhận:

Cuộc Biểu Tình trù liệu vào Thứ Bảy, ngày 5 tháng 1 năm 2008. Từ 1 giờ đến 2 giờ 30 chiều

trước Building Union Station góc Đại Lộ số 4 và đường Jackson, Seattle, sẽ được dời lại vào

ngày, giờ và điạ điểm sau:

Ngày, Giờ: Thứ Bảy, ngày 12 tháng 1 năm 2008, từ 1 giờ chiều đến 2 giờ 30 chiều.

Địa điểm: Federal Building (Mặt tiền), số 915 Second Avenue Plaza

(góc Second Avenue và Marion Street) Seattle.


Ghi Chú: Quý đồng hương tham dự cuộc biểu tình có thể đậu xe tại Parking dưới gầm cầu góc Jackson và đường số 8 th Avenue, từ 11 giờ sáng Thứ Bảy, ngày 12/ 01/ 2008.

Ban Tổ Chức có trù liệu 2 xe Van có cắm cờ VNCH để Quý Vị dễ nhận biết , để luân phiên chuyên chở Quý Vị đến địa điểm biểu tình.

Ban Tổ Chức kính mong Quý Đồng Hương thông cảm và tiếp tay vận động quý thành viên, thân hữu, bằng hữu và gia đình tham dự đông đảo.

Trân trọng.

T.M Ủy Ban Tranh Đấu Nhân Quyền Cho Việt Nam Tiểu Bang Washington

Chủ Tịch, Cựu Đại Tá Phạm Huy Sảnh

*** Để biết thêm tin tức, xin vui lòng liên lạc: Ông Phạm Huy Sảnh (206) 349 - 8146, Bà Hạnh Nguyễn (206) 851-2674, Ông Bùi Quốc Hùng (253) 314 -2001, Ông Phạm Thanh Xuân (206) 227 - 9913.

____________________________________

FYI

Thu Moi tham du cuoc bieu tinh to chuc Thu Bay, ngay 12/1/2008 tai Seattle, thay the cho cuoc bieu tinh ngay 5/1/2008 bi huy bo vi ly do thoi tiet qua xau va dia diem tai Union Station khong thuan tien. Xin cao loi cung Ban.

Tran trong.

Pham Huy Sanh

U?Y BAN TRANH D-A^'U NHA^N QUYE^`N CHO VIE^.T NAM TB.WASHINGTON

4714 Rainier Ave. South, Suite 106 - Seattle, WA 98118 Tel: (206) 349-8146

Seattle, nga`y 04 tha'ng 01 na(m 2008

THU+ MO+`I

D-o^`ng ki'nh gu+?i: - Quy' Vi. La~nh D-a.o Tinh Tha^`n Ca'c To^n Gia'o

- Quy' Vi. La~nh D-a.o Ca'c To^? Chu+'c Co^.ng D-o^`ng, Co^.ng D-oa`n

- Quy' Ho^.i D-oa`n Qua^n Su+., Ba'n Qua^n Su+., Cu+.u Qua^n Nha^n

- Quy' Ho^.i: Cao Nie^n, Ngu+o+`i Vie^.t Ty. Na.n, D-o^`ng Hu+o+ng, A'i Hu+~u,

Thanh Nie^n, Sinh Vie^n, Ho.c Sinh, Phu. Nu+~

- Ca'c Nha` Hoa.t D-o^.ng Co^.ng D-o^`ng Vie^.t Nam, Hoa Ky`, ca'c Quo^'c Gia

Tu+. Do

- Quy' Vi. Tha^n Ha`o, Nha^n Si~, Quy' Co+ Quan Truye^`n Tho^ng Ba'o Chi'

Toa`n The^? Quy' D-o^`ng Hu+o+ng

Tri'ch ye^'u: V/v Thu+ Mo+`i va` Tho^ng Ba'o thay d-o^?i d-i.a d-ie^?m va` nga`y bie^?u ti`nh cho^'ng Trung Co^.ng xa^m chie^'m hai qua^`n d-a?o Hoa`ng Sa va`Tru+o+`ng Sa, va` le^n a'n Co^.ng Sa?n Vie^.t Nam he`n nha't ba'n nu+o+'c.

Tra^n tro.ng kha^?n tho^ng ba'o:

Vi` ly' do tho+`i tie^'t va` d-i.a d-ie^?m ma(.t tie^`n cu?a Union Station qua' nho?, kho^ng d-u? tie^.n nghi cho vie^.c to^? chu+'c mo^.t cuo^.c meeting va` bie^?u ti`nh quy mo^ d-o^ng d-a?o, do d-o', Ban To^? Chu+'c ki'nh ba'o d-e^'n toa`n the^? Quy' No+i Nha^.n:

Cuo^.c Bie^?u Ti`nh tru` lie^.u va`o Thu+' Ba?y, nga`y 5 tha'ng 1 na(m 2008. Tu+` 1 gio+` d-e^'n 2 gio+` 30 chie^`u

tru+o+'c Building Union Station go'c D-a.i Lo^. so^' 4 va` d-u+o+`ng Jackson, Seattle, se~ d-u+o+.c do+`i la.i va`o

nga`y, gio+` va` d-ia. d-ie^?m sau:

Nga`y, Gio+`: Thu+' Ba?y, nga`y 12 tha'ng 1 na(m 2008, tu+` 1 gio+` chie^`u d-e^'n 2 gio+` 30 chie^`u.

D-i.a d-ie^?m: Federal Building (Ma(.t tie^`n), so^' 915 Second Avenue Plaza

(go'c Second Avenue va` Marion Street) Seattle.


Ghi Chu': Quy' d-o^`ng hu+o+ng tham du+. cuo^.c bie^?u ti`nh co' the^? d-a^.u xe ta.i Parking du+o+'i ga^`m ca^`u go'c Jackson va` d-u+o+`ng so^' 8 th Avenue, tu+` 11 gio+` sa'ng Thu+' Ba?y, nga`y 12/ 01/ 2008.

Ban To^? Chu+'c co' tru` lie^.u 2 xe Van co' ca('m co+` VNCH d-e^? Quy' Vi. de^~ nha^.n bie^'t , d-e^? lua^n phie^n chuye^n cho+? Quy' Vi. d-e^'n d-i.a d-ie^?m bie^?u ti`nh.

Ban To^? Chu+'c ki'nh mong Quy' D-o^`ng Hu+o+ng tho^ng ca?m va` tie^'p tay va^.n d-o^.ng quy' tha`nh vie^n, tha^n hu+~u, ba(`ng hu+~u va` gia d-i`nh tham du+. d-o^ng d-a?o.

Tra^n tro.ng.

T.M U?y Ban Tranh D-a^'u Nha^n Quye^`n Cho Vie^.t Nam Tie^?u Bang Washington

Chu? Ti.ch, Cu+.u D-a.i Ta' Pha.m Huy Sa?nh

*** D-e^? bie^'t the^m tin tu+'c, xin vui lo`ng lie^n la.c: O^ng Pha.m Huy Sa?nh (206) 349 - 8146, Ba` Ha.nh Nguye^~n (206) 851-2674, O^ng Bu`i Quo^'c Hu`ng (253) 314 -2001, O^ng Pha.m Thanh Xua^n (206) 227 - 9913.

____________________________________

FYI

Thu Moi tham du cuoc bieu tinh to chuc Thu Bay, ngay 12/1/2008 tai Seattle, thay the cho cuoc bieu tinh ngay 5/1/2008 bi huy bo vi ly do thoi tiet qua xau va dia diem tai Union Station khong thuan tien. Xin cao loi cung Ban.

Tran trong.

Pham Huy Sanh