Wednesday, October 22, 2008

Va^'n d-e^` o^ nhie^~m mo^i tru+o+`ng ta.i Vie^.t Nam

Vấn đề ô nhiễm môi trường tại Việt Nam .

“…thành thật mà nói, thật khó có thể tìm ra một ví dụ về một nước nào đó, có cùng trình độ phát triển kinh tế mà lại ô nhiễm đến như tại VN. Tôi cho rằng VN là tác hợp đầu tiên trên thế giới có mức độ ô nhiễm nặng nề và nhanh đến vậy nếu so với quy mô kinh tế… VN đạt được tốc độ phát triển kinh tế rất nhanh trong thời gian qua, nhưng đồng thời cũng phải đối mặt với vấn nạn ô nhiễm môi trường trong thời gian rất ngắn rất sớm. Nếu như VN không hành động ngay, ô nhiễm môi trường tại VN sẽ còn rất nghiêm trọng…”

Đó là lời trao đổi giữa ông Y. Matsuzawa, chuyên gia cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản tại VN, giám đốc sở quản lý chất thải và tái chế thuộc bộ Môi trường Nhật Bản, với phóng viên báo Lao Động, được đăng tải trên báo Lao Động điện tử ngày 12 tháng 10 năm 2008. Những tin tức đăng trên một số báo điện tử của CSVN đã cho thấy là những lời của ông Y. Matsuzanwa quả đã không sai.

Còn theo đài Á Châu Tự Do (ACTD) ngày 1/7/08: “Cuộc nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới, thực hiện theo Hệ Thống Dự Báo Ô Nhiễm, gọi tắt là ISSP trên 10 tỉnh thành, cho biết xếp theo thứ hạng và mức độ ô nhiễm về đất, nước, và không khí, thành phố HCM đứng đầu, kế đó là Hà Nội, Hải Phòng, Bình Dương, Đồng Nai, Thái Nguyên, Phú Thọ, Đà Nẵng, Bà Rịa-Vũng Tầu và Cần Thơ… đã có nhiều phản ảnh từ giới khoa học, báo chí, và người dân trong nước trước tình trạng không khí, sông ngòi bị ô nhiễm, chủ yếu là do khí thải, chất thải công nghiệp… Hội nghị quốc tế về môi trường diễn ra ở Thụy Sĩ năm 2006 đã xếp VN vào nước có môi sinh thái tệ hại nhất trong 8 quốc gia Đông Nam Á… Nhiều nhà kinh tế, nhà khoa học thế giới lâu nay không ngừng cảnh giác VN rằng tăng trưởng kinh tế phải đi đôi với việc bảo vệ môi trường và phát triển xã hội…”

Và, theo ý kiến của ông Đào Anh Kiệt, giám đốc sở Tài nguyên Môi trường TP Saigon, thì: “…không phải ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng, mà nó đã nghiêm trọng lắm rồi, thậm chí có nơi nghiêm trọng đến mức không phục hồi được” (báo "SGGP" ngày 1/10/08).

Trên đây chỉ mới là một vài lời trích dẫn của một vài người hoặc cơ quan liên hệ tới vấn đề ô nhiễm môi trường tại VN.

Dưới đây là một vài thực cảnh về ô nhiễm môi trường:

“… tại đây, (khu vực công ty Vedan) những đầm nước thải rộng mênh mông bốc mùi hôi thối nồng nặc, đặc biệt rất nhiều miệng cống xả nước ra những ao hồ có mầu đen đặc quánh… những hộ dân làm nghề nuôi trồng thủy sản và chài lưới cũng đã bị thiệt hại nặng nề vì những ô nhiễm do chất thải của công ty Vedan…” (báo "SGGP" ngày 21/9/08).

“…Kênh Tân Hoá nước đen, kênh Đồng Đen nước đen, kênh Tham Lương nước đen, kênh Thị Nghè nước đen” (Lao Động ngày 1/10/08).

“…Có những đoạn trên hệ thống sông Nhuệ, Đáy, sông Sàigòn, Đồng Nai, oxy hoà tan gần như bằng không, trở thành những dòng sông chết… nước của các con sông đen kịt, bốc mùi hôi thối cộng với rác thải trôi lềnh bềnh” (Lao Động 12/10/08).

Báo Lao Động ngày 9/10/08 cũng cho biết: tại ấp 1 xã Khánh Bình, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương, ngày 8/10/08 đã có 4 con bò bị chết sau khi đã uống nước tại một con mương đã bị ô nhiễm. Cũng do uống nước con sông này, 7 con bò đã chết vào ngày 17/9/07.

“… có đến 75% lượng nước thải y tế tại Saigon không được xử lý… Những bệnh viện lớn như Bình Dân, Chợ Rẫy, Thống Nhất, Hùng Vương, Nguyễn Trãi, Nhi Đồng … nằm trong diện có hệ thống xử lý nước thải y tế kém tiêu chuẩn… từ khá lâu hệ thống lọc nước thải tại nhiều bệnh viện rất đơn giản, vì chỉ có bể tự hoại, khử trùng nước sơ sài trước khi xả thẳng ra hệ thống cống của thành phố. Có những bệnh viện xả thẳng nước thải y tế vào cống, mà không đưa qua bất cứ công đoạn nào…” (ACTD ngày 29/9/08).

Về ô nhiễm không khí thì đây:

“… tại khu Thượng Đình, Hà Nội, nơi tập trung các nhà máy cao su, xà phòng và thuốc lá, tỷ lệ mắc bệnh viêm phế quản là 6,4%, cao gấp 3 lần so với một xã nông nghiệp ở ngoại thành Hà Nội. Tại Hải Phòng, tất cả các triệu chứng về bệnh liên quan đến đường hô hấp ở nơi bị ô nhiễm đều cao hơn nơi không bị ô nhiễm từ 1,9 đến 7,6 lần. Đặc biệt tại thành phố HCM tỷ lệ người mắc bệnh lao cao hơn các tỉnh và thành phố khác…” (Lao Động ngày 12/10/08).

Đó chỉ là sơ qua một vài hình ảnh điển hình về thực trạng ô nhiễm môi trường tại VN. So với 8 quốc gia ở Đông Nam Á, VN đứng hàng đầu về ô nhiễm môi trường. Tại sao lại có tình trạng như vậy???

Theo ông Y. Matsuzawa: “…như hiện nay, môi trường chỉ ở vị trí thứ 10 về ưu tiên chính sách thì VN cần phải chuyển nó lên vị trí ưu tiên hàng đầu song hành cùng với phát triển kinh tế. Nếu chậm trễ, hậu quả của nó là khó định đoán được….” (báo Lao Động ngày 12/10/08).

Điều ông Y. Matsuzawa nói đối với người VN không có gì là lạ và khó hiểu. CSVN phát triển kinh tế không phải để làm cho dân giàu nước mạnh. Càng nhiều doanh nhân ngoại quốc đổ tiền vào VN làm ăn, càng tạo ra những cơ hội để CS tham nhũng hối lộ; càng tạo ra những cơ hội để CS cướp nhà, cướp đất của người dân để bán cho doanh nhân ngoại quốc lập xí nghiệp. CSVN chỉ biết lấy tiền bỏ đầy túi tham không cần biết tới hậu quả của ô nhiễm môi trường.

Chính vì CSVN đã dùng phát triển kinh tế để có cơ hội làm giàu, nên mới có hàng chục những tên lãnh đạo có gia tài cả hàng tỷ Mỹ kim, hàng trăm hàng ngàn những tên cộng sản có gia tài hàng trăm triệu Mỹ kim.

Theo tài liệu FYI (Poliburos network) ngày 19/12/2000 các cán bộ và nhân viên cao cấp của Hà Nội hiện làm chủ những số tiền to lớn gửi tại các ngân hàng ngoại quốc cộng với những bất động sản tọa lạc tại trong nước:

Lê Khả Phiêu: 1 tỷ 170 triệu Mỹ kim

Trần Đức Lương: 1 tỷ 137 triệu Mỹ kim

Võ Văn Kiệt: 1 tỷ 15 triệu Mỹ kim

Lê Đức Anh: 2 tỷ 215 triệu Mỹ kim

Đỗ Mười: 1 tỷ 80 triệu Mỹ kim

Phan Văn Khải: 1 tỷ 200 triệu Mỹ kim

Nguyễn Tấn Dũng: 1 tỷ 480 triệu Mỹ kim

Phạm Thế Duyệt: 1 tỷ 173 triệu Mỹ kim

Trương Tấn Sang: 1 tỷ 124 triệu Mỹ kim

Nông Đức Mạnh: 1 tỷ 300 triệu Mỹ kim

vân vân và vân vân…


Để hợp thức hoá cho những gia tài kếch xù này, một tài liệu trong mạng điện tử Hận Nam Quan tháng 5/2002 với tựa đề “Giai cấp mới trong các chế độ CS” cho biết:

“Theo tin của hãng thông tấn Reuter đánh đi từ Hà Nội ngày 4 tháng 3 năm 2002, thì đảng CSVN sau khoá họp TƯĐ từ 18/2 đến 2/3/2002 đã chính thức ban hành một chính sách mới về kinh tế rất táo bạo: Đảng viên CS được phép làm kinh doanh tư nhân… thật ra từ nhiều năm nay, các đảng viên cao cấp không chính thức sở hữu một xí nghiệp tư nào cả, nhưng thân nhân, bà con của họ đã là thân chủ những xí nghiệp to lớn nhất trong nước…”

Vấn đề ô nhiễm môi trường chỉ được giải quyết khi không còn chế độ cộng sản trên quê hương. Và chỉ lúc đó, đất nước mới có điều kiện để canh tân. Môi trường sống không chỉ là cho thế hệ hiện tại, mà còn cho những thế hệ tương lai, mãi mãi về sau nữa vậy.

Nguyễn Việt Sơn

---