Saturday, November 22, 2008

Tản mạn Đầu Xuân

Tản mạn Đầu Xuân

Năm cũ qua đi. Năm mới lại về, thời gian cứ hờ hững lặng lẽ cuốn theo dòng, không bao giờ ngưng nghỉ. Ba trăm sáu mươi ngày đã trôi đi. Bà con lại có dịp đoàn tụ, ăn uống thoả thê, vui chơi thoải mái để tống cựu nghinh tân, ở nơi những xứ tạm dung tại hải ngoại này. Chẳng bù cho đa số người dân ở tại quê nhà chỉ được ăn chén cơm trong ngày lễ, ngày tết hoặc khi đau ốm.

“Việt Nam đứng thứ nhì thế giới về xuất khẩu gạo, mà hàng năm vẫn còn hàng trăm nghìn đồng bào chỉ được ăn cơm khi ngày lễ, ngày tết, khi đau ốm”. Đó là chính lời nói của ông Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Cao Đức Phát của đảng CSVN tại Quốc Hội đảng CSVN hồi tháng 12/2007 vừa qua.

Việt Nam đứng thứ hai trên thế giới về xuất cảng gạo, nhưng người Việt Nam lại đứng thứ nhất, thứ nhì về nghèo đói ở trên thế giới này, trong khi đó, đám lãnh tụ và thành phần liên hệ của đảng CSVN, có thể nói, cũng đứng nhất thứ nhì về giàu có trên thế giới. Chẳng thế mà họ đã sẵn sàng bỏ ra cả một trăm ngàn đô la để mua một chiếc điện thoại, và cả một triệu ba trăm ngàn đô la để tậu một chiếc xe hơi. Xã hội Việt Nam dưới chế độ độc tài đảng trị của đảng CSVN là như thế đó!

Một vài lời ca được nhớ lõm bõm của một bản nhạc đã được xuất hiện từ cả nửa thế kỷ trước, bây giờ thấy vẫn còn quá thích hợp cho xã hội Việt Nam ngày nay:

“…một con chó nhà kia, tôi thấy nó ăn mà tôi thèm. Toàn những thứ đắt tiền và thật béo, lại ướp nước đá cho được tươi…Tôi thấy nó ăn miếng bít tếch thật to, lại ướp nước sốt cho được ngon…Tết với nhất không tiền cũng nhạt phèo. Xuân ơi xuân là xuân buồn teo…”

(hình như bản nhạc này có tựa đề là Tết Nghèo của nhạc sĩ Canh Thân thì phải).

Tết với nhất không tiền cũng nhạt phèo, Xuân ơi xuân là xuân buồn teo, đến nỗi nhìn con chó nhà hàng xóm ăn những món đồ ăn mà phải thèm nhỏ rãi, thì còn đâu cảm hứng nữa để làm thơ tống cựu nghinh tân!

Càng ngẫm càng thấy lời ca của một bản nhạc đã được viết cả từ 50 năm về trước, mà sao ngày nay vẫn còn thích hợp cho đa số đồng bào Việt Nam ta đang phải sống trong một xã hội mà kẻ cầm quyền luôn luôn dùng bạo lực để trấn áp, tù đày những người dân đòi hỏi công bằng, công lý, dân chủ, tự do…, luôn luôn sẵn sàng bán đứng đất nước để làm giàu cho cá nhân, phe đảng, để củng cố quyền lực độc tôn, hoàn toàn không nghĩ về quyền lợi đất nước, hoặc chăm lo đời sống người dân.

Một xã hội như thế, với một thể chế chính trị như vậy, mà vẫn có những đám chính trị thời cơ, mượn danh chống cộng nhưng dùng việc xây dựng đất nước và giúp đỡ cũng như thông cảm với đồng bào trong nước để che dấu việc ngấm ngầm bắt tay với CSVN để hy vọng được đảng CSVN chia chác cho một số quyền và lợi biểu kiến nào đó trong một khoảng thời gian ngắn hay vừa cũng nào đó, tuỳ theo nhu cầu của CSVN.

“nếu có các em kia tham gia một phần, có cầm cờ đỏ sao vàng, chúng ta cũng có thể cho các em làm việc đó” (lời ông Nguyễn Ngọc Bích).

“tôi tâm đắc với những chia xẻ của giáo sư Nguyễn Ngọc Bích” và “dù đứng dưới lá cờ nào, cũng chỉ có một đối tượng là TQ” (lời ông Nguyễn Trọng Việt, UV/TUĐ của đảng Việt Tân Cải Cách – Vietnam Reform Party).

Chủ trương chấp nhận cho lá cờ máu của CSVN có cơ hội được xuất hiện tại hải ngoại bên lá cờ vàng ba sọc đỏ của người Việt quốc gia - điều mà CSVN từng mong đợi bấy lâu nay, kể từ khi chúng ra Nghị quyết 36 - đã gặp phải sự phản đối mạnh mẽ của đồng hương. Cả hai ông Việt và Bích đều đã vòng vo chối quanh, và ông Việt còn dán nhãn hiệu GIAN cho những người thắc mắc về lập trường của hai ông trong lá thơ giải thích ngày 4/1/2008.

Đối với chữ quốc ngữ, chữ gian chỉ có một cách viết duy nhất là G-I-A-N. Còn đối với chữ Hán chữ GIAN có tới 8 cách viết khác nhau, tuỳ theo nghĩa, chẳng hạn như chỉ về sự dối trá, sự khó khăn hiểm trở, về dòng họ, về hói đầu, về loại cỏ may, về khoảng cách…(theo Hán Việt tự điển của tác giả Nguyễn Văn Khôn).

Với tiếng Việt, khi muốn nói về sự dối trá, không thành thật, không ngay thẳng, ta có thể kể: gian tà, gian manh, gian dối, gian đảng, gian trá, gian ý, gian tình…. nhiều quá kể không hết.

Nếu “rà soát” lại những việc làm của đảng VTCC của các ông Đỗ Hoàng Điềm, Lý Thái Hùng, Nguyễn Kim, Hoàng Cơ Định, Nguyễn Trọng Việt kể từ sau ngày công khai hoá đảng của các ông ấy tại Bá Linh vào năm 2004, có lẽ một số những chữ GIAN kể trên vẫn còn thiếu, chưa đủ để lột tả hết những việc làm, những chủ trương đường lối của đảng VTCC.

Này nhé, hãy tạm kể những cái gian mọi người đều thấy:

Chính danh của đảng của Tướng Hoàng Cơ Minh là Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng, nhưng khi các ông lãnh đạo kế thừa này dịch tên đảng sang ngoại ngữ, đã cắt bỏ đi chữ CÁCH MẠNG mà chỉ còn là Vietnam Reform Party (VRP), nhưng đối với đồng hương Việt Nam, các ông ấy vẫn dùng tên VNCTCM. Rồi ngày 30/4 lại gọi là ngày Tự Do cho Việt Nam, bị phản đối, mới thêm vào hai chữ đấu tranh, xoá bỏ ngày 30/4 vốn ngày Tỵ nạn cộng sản để lấy một ngày cha căng chú kiết của Liên hiệp quốc; Rồi Xoá ngăn cách vượt thử thách; Tiếp cận trong ngoài bằng “nghị quyết 63”, kêu gọi 32 năm sau 1975 trở về xây dựng xã hội công dân (dưới chế độ Cộng sản), “Tâm đắc” với chủ trương cho cờ đỏ sao vàng xuất hiện ở hải ngoại để tranh thủ du sinh, vân vân và vân vân….

Cuộc hội luận hai ông Bích-Việt đã tạo nên lá thư giải thích của ông Việt vì có người đặt câu hỏi về chủ trương cho du sinh cầm cờ đỏ đi biểu tình. Vấn đế dơn giản ai cũng thấy là chỉ việc cho phát thanh lại cuốn băng ghi âm buổi hội luận giữa ông Bích và ông Việt thì mọi người nghe sẽ thấy trắng đen rõ ràng, không cần phải biện bạch. Nhưng ông Việt lòi ra cái Gian khi ông cho cất âm thanh cuộc hội luận đi rồi tác xác mắng những người e ngại hệ quả không tốt của cái “tâm đắc” này là việt gian.

Tới đây, người viết tự nhiên cảm thấy “tâm đắc” chữ GIAN của ông Việt. Tình cờ mà chữ Gian này từ ông Việt phóng ra để giải thích cho những cái gian khác của đảng ông, lại hợp với tên của nhà chính trị miệng lưỡi này một cách thật đắc cách (Việt+Gian= ?).

Nghĩ lại thì chỉ đau đớn cho anh linh của Tướng Hoàng Cơ Minh, và những người đồng chí với ông đã hy sinh trên con đường Đông Tiến ngày nào để có lũ đàn em thời cơ đón gió trâng tráo không biết xấu hổ.

Nguyễn Tố

---