Thursday, November 27, 2008

Từ thiện, một chiêu thức biến thái của chế độ Việt cộng

Từ thiện, một chiêu thức biến thái của chế độ Việt cộng

Trong vài năm qua, từ ngữ “biến thái” đã được dùng để chỉ “tiến trình lột xác”của chế độ Việt cộng. Sự lột xác từ môt chế độ độc tài toàn trị để chuyển sang một chế độ độc tài tư bản các nhà phân tích Tây phương thường gọi là chế độ của các tay “nam tước đỏ” (red barons). Chế độ độc tài này không kém sự tàn bạo của thời toàn trị trong thế kỷ 20, nhưng chế độ toàn trị đã lổi thời, không áp dụng được nữa trong điều kiện ngoại giao thương mãi của thế giới toàn cầu tư bản. Sự thay đổi này, đối với chế độ là một sự thay đổi sinh tử, giúp chế độ tiếp tục nắm giữ quyền lực cai trị và hợp thức hóa cho các đảng viên có thế lực của đảng trở thành những tay tư bản đỏ, những nam tước đỏ của chế độ, thâu tóm tài sản quốc gia làm của riêng và dùng thế lực để trao đổi cùng tài phiệt quốc tế.

Rủi thay, tiến trình biến thái của chế độ CSVN đã không suông sẽ như dự tính, cho đến nay đã gần 10 năm nhưng vẫn còn chật vật với những biến cố ngoài tầm tay của chế độ. Rõ nhất là mộng thôn tính hải ngoại, muốn bình thường hóa sự hiện diện của chế độ tại Hải ngoại.

Chúng ta đã thấy là dù chế độ đã có sự hỗ trợ của các đối tác tài phiệt, thành phần đang bắt tay làm ăn cùng chế độ, nhưng VC đã không khuyến dụ cũng như không lừa được đồng bào Hải ngoại tiếp nhận các chính sách có vỏ bọc đẹp đẽ làm lợi cho chế độ qua các vụ giúp đỡ du sinh, đổ tiền vào làm ăn tại VN hay đóng góp cho từ thiện, vân vân…

Dù mua chuộc được một vài tổ chức chính trị thời cơ xôi thịt hay dàn dựng ra được vài “nhà dân chủ” trong nước, dù cố hướng nỗ lực đấu tranh của quần chúng vào việc chống Trung quốc thay vì nhắm thẳng vào chế độ bán nước, dâng đất đai cho ngoại bang, VC cũng không thể nào lôi kéo quần chúng Hải ngoại đứng về phía của chế độ hay khoả lấp được truyền thống khom lưng uốn gối trước ngoại bang của họ.

Dù sử dụng những chiêu bài tôn giáo, văn hóa, hay từ thiện, chế đô cũng không thể dẹp được lá cờ Vàng, môt biểu tượng tự do của người Việt. Toan tính của Hồng y Phạm Minh Mẫn muốn dẹp bỏ lá cờ Vàng đã bị thất bại nặng khi Đức Thánh Cha Benedict XVI quàng lá cờ lên vai của Ngài và rừng cờ Vàng của cộng đồng người Việt tại Sydney. Kế hoạch núp dưới vỏ bọc du sinh để tuyên truyền cho chế độ, dù được công phu dàn dựng với sự mua chuộc tiếp tay của những thành phần chính trị thời cơ trong Cộng đồng nhưng đã không qua khỏi mắt của quần chúng tại Brisbane , Úc châu. Lòng thương người của đồng bào Hải ngoại đã bị lợi dụng khai thác qua những ngã quyên góp từ thiện, cứu trợ y tế, nhưng tấm bình phong “không làm chính trị của cô Tim” đã không đủ dày để che dấu cho sự gian dối của cô, “ngôi nhà hy vọng” của cô Tim cũng không đủ vững để giúp cho chế độ có thêm hy vọng len lấn ra Hải ngoại.

Như đã nói ở trên, dù thế nào thì chế độ VC vẫn không thể kềm chế được người dân, ở trong nước cũng như để len lấn ra Hải ngoại. Nhưng vì là nhu cầu sinh tử của chế độ cho nên các mưu toan len lấn vẫn tiếp tục và ngày càng tinh vi. Nếu những năm đầu tiên chúng ta thấy VC chỉ thay đổi cách tuyên truyền qua những danh xưng nói về người tỵ nạn, có tính cách êm dịu hơn để kêu gọi “khúc ruột ngàn dậm Việt kiều” mang tiền về nước lẻ tẻ, ăn chận tiền của những tổ chức từ thiện quốc tế, thì những cách tuyên truyền, ăn bẩn này cũng thay đổi dần theo thời gian, biến thành những cuộc lạc quyên rộng lớn mang hình thức tôn giáo, mang tính ái hữu đồng hương làng xã, dựng ra những tổ chức từ thiện “thân Hanoi, ủng hộ chế độ” để không được tiền thì cũng được tiếng “nhân đạo”. Cứ thế mà bao nhiêu tiền của người Hải ngoại đổ về trên 30 năm, và xã hội vẫn nghèo nàn lạc hậu, và cán bộ thì vẫn ăn trên ngồi trước.

Phải chăng đã đến thời điểm mà những người Hải ngoại, mà tấm lòng đối với người thân nói riêng cũng như đồng bào nói chung đã được thấy rõ bằng số tiền gửi về nhiều tỉ đô la hàng năm, cần dành chút thời gian để nhìn vào thực tế của xã hội VN để nhìn vào những nhao nhao cổ võ làm việc từ thiện mà mục đích là trực tiếp hỗ trợ cho chế độ. Phải chăng đã đến lúc mà những người “hành nghề từ thiện” cần phải coi lại lương tâm của mình?. Phải chăng đã đến lúc mọi người hãy mở rộng mắt nhìn thẳng vào bản chất của những việc gọi là từ thiện, nhưng thực chất chỉ là làm công không cho bộ xã hội của chế độ, giải quyết các khó khăn do chính chế độ gây ra?. Phải chăng đã đến lúc những những người thực tâm muốn làm việc từ thiện nên đặt thẳng vấn đề trách nhiệm với chế độ VC hơn là tự gánh vào thân một việc làm như xe cát biển Đông để tự an ủi lương tâm trong chốc lát?

Minh Thọ
Tâm Thức Việt Nam
November 21, 2008

Nghe
Tải xuống để lưu giữ:

http://www.tamthucviet.com/UserFiles/audio/tuthien.mp3

http://www.tamthucviet.com/articlevi...Id=%C5%93E%19Y

http://www.vietland.net/main/showthread.php?t=3949

---